Tìm kiếm tin tức
Bảo đảm an toàn, an ninh hàng không là nhiệm vụ quan trọng
Ngày cập nhật 23/02/2023
Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế
(CTTĐT) - Chiều 22/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang-Chủ tịch Ủy ban an ninh, an toàn hàng không dân dụng quốc gia chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được kết nối trực tuyến với các điểm cầu của các tỉnh, thành phố có sân bay trên cả nước. Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị.
 
 

Trong năm 2022, thị trường hàng không Việt Nam nội địa đã có sự bứt phát ngoạn mục về sản lượng, chứng minh cho sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong thời gian qua với các biện pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để phát triển ngành hàng không đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả, an ninh, an toàn; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Theo phân tích của Airbus phối hợp với IATA dựa trên kết quả thống kê các số chuyến bay từ Flightrada 24 và Airbus Estimate, thị trường hàng không nội địa Việt Nam được đánh giá phục hồi nhanh nhất thế giới, với đà tăng trưởng là 123% so với cùng kỳ năm 2019.

 

Năm 2022, thị trường vận tải hàng không đạt 55 triệu khách (tăng 3,6 lần so với năm 2021 và bằng 69,6% so với năm 2019); ước đạt 1,22 triệu tấn hàng hóa (bằng 94% so với năm 2021 và tương đương năm 2019), trong đó: Vận chuyển nội địa đạt 43,2 triệu khách (tăng 1,8 lần so với năm 2021 và tăng 15,6% so với năm 2019), 141 nghìn tấn hàng hóa (giảm 7% năm 2021 và bằng 55% so với năm 2019). Vận chuyển quốc tế đạt 12,1 triệu khách (tăng 22 lần so với năm 2021 và bằng 29% so với năm 2019); 1,08 triệu tấn hàng hóa (giảm 6,6% năm 2021 và tăng 8% so với năm 2019).

 

 

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Về an ninh hàng không được thực hiện tốt, các vụ việc vi phạm an ninh hàng không được ngăn chặn, xử lý kịp thời không để phát sinh thiệt hại nghiêm trọng. Các sự cố uy hiếp an ninh hàng không được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân nhằm đưa ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa; chú trọng công tác giám sát khắc phục sau khi sự cố xảy ra.

Theo thống kê, năm 2022 xảy ra 680 vụ việc vi phạm an ninh hàng không dân dụng (tăng 445 vụ so với năm 2021). Trong đó, số vụ việc hành khách bị từ chối nhập cảnh tăng mạnh (340 vụ năm 2022 so với 2 vụ năm 2021); Số vụ việc trộm cắp tăng 73 vụ; số vụ việc gây rối trật tự, mang vật phẩm nguy hiểm tăng nhẹ;...

Tại hội nghị, các Bộ, ngành, các địa phương, đơn vị đã đánh giá kỹ hơn về vấn đề đảm bảo an ninh hàng không dân dụng thời gian qua; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục cũng như ứng phó các sự cố có thể xảy ra để thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh hàng không dân dụng năm 2023.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không đánh giá cao công tác đảm bảo an ninh hàng không trong năm qua, đồng thời nhấn mạnh, công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn hàng không là nhiệm vụ chính trị được đặt lên hàng đầu, các bộ, ngành, địa phương liên quan phải luôn nỗ lực phấn đấu để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát an ninh, an toàn, duy trì hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nguồn lực hệ thống giám sát an ninh, an toàn hàng không quốc gia và các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO).

Theo đó, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ công tác theo Kế hoạch công tác năm 2023 của Ủy ban An ninh hàng không; thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống khủng bố, phá hoại, cháy nổ tại các cơ quan, tổ chức, công trình hàng không; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc đảm bảo an ninh hàng không, xây dựng văn hóa an ninh hàng không. Tăng cường công tác đào tạo chính quy về kiểm soát, quản lý điều hành lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, giám sát an ninh hàng không; xây dựng các phương án ứng phó tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.

Cùng với đó, tiếp tục cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam nhằm tuân thủ các Tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO và phù hợp thực tiễn hoạt động của hàng không dân dụng Việt Nam. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị Công an, Quân đội và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay...

Tại Thừa Thiên Huế, trong năm 2022 đã tích cực chủ động chỉ đạo phối hợp tuyên truyền vận động quần chúng bảo vệ ANTT, ATHK, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, huấn luyện đào tạo cho Cảng HKQT Phú Bài. Trong năm đã đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tuyệt đối cho 12.616 lượt tàu bay cất hạ cánh, 2.014.835 lượt hành khách và 2.470.180 kg hàng hóa. Góp phần lớn vào công tác đảm bảo ANQG và TTATXH.

 
 
 
 
 
thuathienhue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.154.038
Truy cập hiện tại 9.675