TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI DÂN
Ngày cập nhật 17/12/2021

Chiều 16/12, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Tổ chức UNDP tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động giới thiệu Dự án “Sáng kiến nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của người dân” và thảo luận, thống nhất lựa chọn các nhóm thủ tục, lựa chọn 4 xã tại 2 huyện thí điểm là Phong Điền và Phú Lộc.

Tham dự có Phó Trưởng đại diện UNDP Patrick Haverman. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, trong thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các cấp, các ngành của địa phương đã ra sức, nỗ lực trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực nhằm hướng đến lộ trình xây dựng thành phố thông minh, Chính quyền điện tử tiến đến chính quyền số trong tương lai. Trong lĩnh vực cải cách hành chính, đến nay 100% các TTHC của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; trong đó số DVCTT mức độ 3 với 1.304 dịch vụ; 960 số DVCTT mức độ 4. Điều này đã giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện các TTHC đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Tuy vậy, việc tham gia DVCTT của người dân, doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với phương thức nộp hồ trực tiếp và nộp qua dịch vụ bưu chính. Hồ sơ trực tuyến đối với cấp tỉnh là 60% (trên tổng số 58.758 hồ sơ), cấp huyện 29.5% (trên tổng số 109.104 hồ sơ); cấp xã 1.8% (trên tổng số 164.124 hồ sơ).

Tại hội thảo, các chuyên gia cùng phân tích dữ liệu tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế để lựa chọn các nhóm TTHC để thực hiện thí điểm; thảo luận tiêu chí phân tích dữ liệu để lựa chọn các TTHC và nhóm người dân để thực hiện thí điểm; phương pháp khảo sát dựa trên nhu cầu của người dân và nhu cầu hỗ trợ của địa phương; kết quả đánh giá nhanh về các nhóm TTHC và nhu cầu hỗ trợ của Thừa Thiên Huế…

Hội thảo là dịp để các cơ quan chuyên môn của tỉnh Thừa Thiên Huế lắng nghe sự tư vấn, phân tích dữ liệu từ các chuyên gia, các nhà tư vấn nhằm xác định cụ thể các rào cản đang hạn chế việc sử dụng DVCTT trên Cổng dịch vụ công, qua đó phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng và ứng dụng công nghệ số nhằm đưa ra giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng DVVTT của người dân qua Cổng dịch vụ công Thừa Thiên Huế.

Tại hội thảo

 

 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày