Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Dược liệu
Ngày cập nhật 01/12/2023
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng phát biểu khai mạc Diễn đàn
 

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng phát biểu khai mạc Diễn đàn

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng phát biểu khai mạc Diễn đàn
 

 

(CTTĐT) - Sáng ngày 30/11, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Làng Công nghệ Dược liệu sạch và Công ty TNHH Sản xuất thương mại LaSan tổ chức Diễn đàn thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Dược liệu tỉnh Thừa Thiên Huế.
Diễn đàn nhằm thảo luận, đánh giá những tiềm năng, cơ hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ dược liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tìm kiếm các mô hình, giải pháp công nghệ mới, phù hợp với định hướng phát triển ngành Dược liệu của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng thời kết nối các startup và đại diện các Sở, ban, ngành, hiệp hội nhằm xác định “bài toán” đặt hàng của chính quyền trong lĩnh vực Dược liệu. Kêu gọi các nhà đầu tư, Trưởng làng Công nghệ, các startup đến cung cấp các giải pháp để giải quyết các nhu cầu đặt ra của lĩnh vực Dược liệu.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng cho biết, việc Sở phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ nâng cao năng lực của địa phương trong xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo” (thuộc Đề án 844), hướng đến xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của khu vực miền Trung. Thông qua đó, đẩy mạnh liên kết hệ sinh thái Cố đô Khởi nghiệp với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia, kết nối, thu hút nguồn lực, các tổng công ty tham gia đầu tư phát triển dược liệu tại tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Gian trưng bày sản phẩm tinh dầu Màng tang - sản phẩm từ cây dược liệu vừa đạt giải cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2023
Được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều cây dược liệu quý, như Tràm, Hoắc hương, Hương nhu trắng, Hương nhu tía... Riêng đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã đã xác định được 112 loài cây thuốc thuộc 58 họ thực vật khác nhau, chưa kể còn một số loài người dân địa phương thường dùng để chữa bệnh theo kinh nghiệm cổ truyền. Phân loại theo công dụng làm thuốc, số loài điều tra được xếp thành các nhóm trị bệnh: đường tiêu hoá (15 loài), tiết niệu (14 loài), phụ khoa (10 loài), đường hô hấp (6 loài), tai mũi họng (5 loài), ngoài da (17 loài), sốt rét (4 loài), trị bệnh thông thường và các bệnh khác (62 loài) và nhóm thuốc bổ (9 loài).
Theo thống kê từ giai đoạn năm 2020 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện 17 nhiệm vụ KH&CN về dược liệu gồm: 02 dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi; 02 dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; 12 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, 01 nhiệm vụ do Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ.
thuathiehue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày