Mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 28/12/2023

Ngày 07 tháng 12 năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND Quy định mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Theo đó, Nghị quyết này quy định về mức thu, đơn vị tính phí; người nộp phí; cơ quan thu phí; trường hợp được miễn phí; chế độ kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc thu, quản lý phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản như sau

Mức thu, đơn vị tín

TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

(tấn/mkhoáng sản nguyên khai)

Mức thu (đồng)

I

Quặng khoáng sản kim loại

 

 

1

Quặng sắt

Tấn

60.000

2

Quặng ti-tan (titan)

Tấn

70.000

3

Quặng vàng

Tấn

270.000

4

Quặng đất hiếm

Tấn

60.000

5

Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc

Tấn

270.000

6

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan (antimon)

Tấn

50.000

7

Quặng chì, quặng kẽm

Tấn

270.000

8

Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken)

Tấn

60.000

9

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

30.000

II

Khoáng sản không kim loại

 

 

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

2.000

2

Đá, sỏi

 

 

2.1

Sỏi

m3

9.000

2.2

Đá

 

 

2.2.1

Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ)

m3

90.000

2.2.2

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

7.500

3

Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit)

m3

6.750

4

Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

m3

70.000

5

Cát vàng

m3

7.500

6

Cát trắng

m3

10.500

7

Các loại cát khác

m3

6.000

8

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

3.000

9

Sét chịu lửa

Tấn

30.000

10

Đôlômít (dolomit), quắc-zít (quartzit)

m3

45.000

11

Cao lanh

Tấn

5.800

12

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

Tấn

30.000

13

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorit)

Tấn

30.000

14

Than gồm:

- Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

- Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

- Than nâu, than mỡ

- Than khác

Tấn

10.000

15

Cuội, sạn

m3

9.000

16

Các loại đất khác

m3

2.000

17

Phen - sờ - phát (felspat)

Tấn

4.600

18

Nước khoáng thiên nhiên

m3

3.000

19

Các khoáng sản không kim loại khác

Tấn

30.000

 

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Người nộp phí; cơ quan thu phí; trường hợp được miễn phí; chế độ kê khai, nộp, quản lý và sử dụng được quy định cụ thể như sau:

- Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.

- Cơ quan thu phí: Cơ quan Thuế (Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế).

- Các trường hợp được miễn phí: thực hiện theo quy định tại Điều 5     Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Chế độ kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí: Việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Việc quản lý và sử dụng phí thực hiện theo quy của Luật Ngân sách nhà nước.

Sở tư pháp
Các tin khác
Xem tin theo ngày