Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch Phòng, chống bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh động vật trên địa bàn xã Quảng Thái giai đoạn 2019 - 202
Ngày cập nhật 06/11/2019

Thực hiện Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 16/10/2019 của UBND huyện Quảng Điền về việc phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn huyện Quảng Điền giai đoạn 2019 - 2025; Nhằm kiểm soát, chủ động giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo, khống chế không để bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh động vật lây lan trên diện rộng và có giải pháp phòng, chống. UBND xã xây dựng kế hoạch số 68/KH-UBND, ngày 04 tháng 10 năm 2019 Về phòng, chống bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh động vật trên địa bàn xã Quảng Thái giai đoạn 2019 - 2025, nội dung Kế hoạch cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát, chủ động giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo, khống chế không để bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh động vật lây lan trên diện rộng và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh động vật đối với sức khỏe cộng đồng và các hoạt động thương mại trên địa bàn xã Quảng Thái.

2. Mục tiêu cụ thể

- Ngăn chặn không để các chủng vi rút cúm gia cầm, dịch bệnh động vật xâm nhiễm và lây lan vào địa bàn. Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) và khoanh vùng không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

- 100% các ổ dịch cúm gia cầm, dịch bệnh động vật được phát hiện và báo cáo.

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin đạt tỷ lệ trên 95% các đàn gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm.

- Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh cúm gia cầm ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H5 và H7).

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh động vật, cúm gia cầm.

II. NHIỆM VỤ

- Chủ động giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi mới phát hiện, không để lây lan diện rộng; xác định chính xác chủng loại vi rút cúm lưu hành để có cơ sở lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp cho công tác phòng bệnh cúm gia cầm.

- Xử lý ổ dịch cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng; tiêm phòng bao vây khi xuất hiện dịch bệnh cúm gia cầm.

- Tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn huyện; kiểm soát ấp nở gia cầm, kiểm soát giết mổ, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.

- Tập trung chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm để phục vụ sản xuất, tiêu dùng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh cúm gia cầm, giảm thiểu các hành vi làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.

- Đẩy mạnh các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện pháp chủ động phòng bệnh.

III. NỘI DUNG CHÍNH

1. Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm

a. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để  đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

- Bố trí hố sát trùng có chứa vôi bột, hoặc thuốc sát trùng tại đường vào khu vực chăn nuôi.

- Tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tháng 1 lần.

- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn,... trước khi ra, vào cơ sở.

b. Đối với hộ chăn nuôi gia đình

- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm, thu gom phân rác, độn chuồng để  đốt hoặc chôn.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tháng 1 lần.

2. Tại các chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm động vật

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ.

- Phương tiện, dụng cụ vận chuyển phải được phun thuốc khử trùng, kiểm dịch trước khi vào, ra khỏi chợ.

- Những quầy bán thịt phải được vệ sinh sạch sẽ trước và phun thuốc tiêu độc, sát trùng cuối mỗi buổi chợ.

- Quét dọn và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.

- Định kỳ hàng tuần thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chợ và khu vực xung quanh.

3. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phun tiêu độc mỗi tuần 1 lần.

4. Tiêm vắc xin phòng bệnh, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống

- Tiêm phòng mỗi năm 02 lần và tiêm bổ sung để tạo miễn dịch khép kín đối với đàn gia cầm.

- Chủ gia cầm tự chi trả kinh phí mua vắc xin tiêm phòng định kỳ cho đàn gia cầm.

  - Tổ chức quản lý tốt hoạt động kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn; giám sát, hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán gia cầm sống ở chợ Nịu.

  5. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn: thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

- Đối với các hộ chăn nuôi, các gia trại: thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút cúm gia cầm.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, chợ và các sản phẩm của gia cầm bằng vôi bột hoặc hóa chất; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ.

- Thực hiện các đợt tiêu độc, khử trùng môi trường do UBND huyện phát động (khoảng 2 đến 3 đợt/năm); ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế, BCN Thú y xã chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.

6. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi

Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, lồng ghép các cuộc họp thôn, đội, trang thông tin điện tử của xã,… về nguy cơ dịch xâm nhiễm, lây lan bệnh cúm gia cầm vào địa bàn xã; vận động nhân dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không sử dụng giống gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, nghi mắc bệnh cúm gia cầm, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Ban Chăn nuôi Thú y

- Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các đợt vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

- Ban Chăn nuôi Thú y tổ chức tiêu độc tại các trại chăn nuôi tập trung, chợ mua bán động vật, khu cách ly, ... theo qui định của ngành Thú y.

          - Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức cho nhân dân biết sự nguy hại của dịch cúm gia cầm, dịch bệnh động vật; lợi ích của công tác tiêu độc để mọi người dân tự giác thực hiện.

- Tiến hành tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi và nơi có nguy cơ cao, sau đó tổ chức vệ sinh, tiêu độc định kỳ theo quy định nếu có dịch xảy ra; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khu vực chăn nuôi của mình.       

- Tập trung chỉ đạo tiêm phòng bổ sung vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.    

2. Các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật xã

Các thành viên Ban chỉ đạo căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình cùng với thú y giám sát tình hình dịch bệnh động vật đến tận hộ chăn nuôi, kiểm tra công tác tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại để chỉ đạo, hướng dẫn các thôn thực hiện tốt các đợt vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch cúm gia cầm dịch bệnh động vật và theo dõi biến động đàn gia súc, gia cầm; có phương án xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

3 Các trại chăn nuôi tập trung, các gia trại, các hộ gia đình.

Thực hiện nghiêm túc việc tiêu độc, khử trùng theo quy định.

Khi phát hiện trường hợp gia súc, gia cầm chết không rõ lý do, phải báo cáo kịp thời với BCN Thú y hoặc UBND xã để xử lý, nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển sản phẩm động vật chết đi tiêu thụ.

          4. Ban Công an xã

Tổ chức triển khai lực lượng tham gia tích cực trong công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm; cử cán bộ phối hợp với các đội nghiệp vụ của huyện trong hoạt động kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở, chốt chặn phát hiện và tham mưu xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm không để dịch cúm gia cầm, dịch bệnh động vật lây nhiểm trên địa bàn.

          5. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam xã, các Đoàn thể chính trị - xã hội xã

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan và các thôn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh động vật.

Trên đây là Kế hoạch phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, dịch bệnh động vật giai đoạn 2019 - 2025. UBND xã yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo, các thôn, các ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện./.

Tập tin đính kèm:
Đỗ Thị Trang
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.413.927
Truy cập hiện tại 6.988