Tìm kiếm tin tức
Tăng cường thực thi các giải pháp để bảo vệ chim hoang dã, chim di cư
Ngày cập nhật 16/12/2022
(CTTĐT) - Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp đa ngành trong công tác ngăn chặn, chấm dứt nạn săn, bắt tận diệt, phá huỷ sinh cảnh các loài chim hoang dã, di cư; sáng ngày 15/12, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế phối hợp với tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thông qua dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ tổ chức hội nghị ‘Tăng cường thực thi các giải pháp để bảo vệ chim hoang dã, chim di cư”.
 
 

ông Lê Ngọc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh phát biểu tại Hội nghị

ông Lê Ngọc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh phát biểu tại Hội nghị
 
 

Hội nghị có sự tham dự của gần 70 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân huyện/thành phố và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Ngọc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái đặc trưng, có sự hiện diện của nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua với áp lực từ nhiều phía trong đó có tình trạng săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép mà tài nguyên rừng, động vật và chim hoang dã bị suy giảm đáng kể, trong đó có một số loài động vật và chim hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Do đó, Bảo vệ các loài động vật và chim hoang dã đang ngày càng trở nên cấp thiết.

Theo khảo sát nhanh do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện vào tháng 10 năm 2022, toàn bộ gần 30 cơ sở có hoạt động nuôi nhốt và kinh doanh chim trên địa bàn tỉnh đều không có giấy phép kinh doanh và không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của các loài chim đang bị nuôi nhốt, kinh doanh. Phần lớn khách hàng của cơ sở là những người nuôi chim cảnh/chim hót để giải trí tại nhà. Hành động trên diễn ra một phần do người dân chưa nhận thức rõ về nguy cơ liên quan đến pháp luật hay dịch bệnh từ chim hoang dã, cũng như vai trò quan trọng của động vật hoang dã đối với môi trường thiên nhiên.

Thông qua hội nghị nhằm nâng cao hiểu biết chung về nhiệm vụ, giải pháp, vai trò của các ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tuyên truyền sâu đến mọi người dân không săn, bẫy, mua, bán, vận chuyển, nuôi nhốt, tiêu thụ chim hoang dã, di cư và các sản phẩm của động vật hoang dã bất hợp pháp.

 

Tại Hội nghị

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.468.103
Truy cập hiện tại 13.091