Tìm kiếm tin tức
Hội nghị đầu bờ Mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất hiệu quả sản xuất lúa trên các vùng đất nhiễm chua phèn” vụ Hè Thu 2023
Ngày cập nhật 22/08/2023

Sáng ngày 18/8/2023 tại Nhà văn hóa Cộng đồng thôn Trung Làng. Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đã tổ chức Hội nghị đầu bờ nhằm báo cáo kết quả mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất hiệu quả sản xuất lúa trên các vùng đất nhiễm chua phèn” vụ Hè Thu 2023. Tham dự Hội nghị có ông Hồ Đính- Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh; ông Nguyễn Văn Quang- Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quảng Điền; ông Trần Nguyễn Quốc Thăng - chuyên viên phòng Nông nghiệp huyện- phụ trách nông nghiệp; ông Hoàng Đình Thông- chuyên viên Trạm Khuyến nông huyện; BGĐ, BKS HTX Tam Giang và các hộ tham gia thực hiện mô hình cùng các thành viên của 5 đội sản xuất trên địa bàn.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức và kỹ năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng như: kỹ thuật bón phân để hạn chế chua phèn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả nhằm quản lý và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại kịp thời, góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Vụ Hè Thu 2023 được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp-Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh triển khai thực hiện hỗ trợ mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất hiệu quả sản xuất lúa trên các vùng đất nhiễm chua phèn” vụ Hè Thu 2023, tại địa bàn HTX SX nông nghiệp Tam Giang, với quy mô 06 ha (trong đó: Vùng Đường Chợ 01ha, vùng Cận Cư 02ha, vùng Mã Vôi 03ha).

          Qua thời gian triển khai thực hiện mô hình khoảng 90 đến 92 ngày, đã có kết quả đáng phấn khởi như sau:

- Ruộng mô hình có sử dụng phân Lân hạ phèn giúp giảm thiểu tác hại của việc bón thừa đạm, còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được phèn.

- Phân hữu cơ khoáng giúp cải tạo đất, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, bổ sung mùn, bảo vệ cấu trúc đất, nâng cao chất lượng nông sản, hạn chế sâu bệnh hại và hạn chế ngộ độc trên cây lúa.

- Sử dụng NPK16:16:8 Bông lúa+TE, đây là loại phân mới, một màu gần với người dân hơn. Bên cạnh đó, trong thành phần còn có các yếu tố vi lượng để cung cấp cho cây trồng.

- Giúp lúa chín tập trung, tăng tỷ lệ chắc, màu sắc hạt sáng, năng suất, thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với ruộng thông thường.

- Bón phân NPK18:4:22 vào giai đoạn thúc đòng thay cho việc bón phân Ure và kaly giúp người dân thuận tiện hơn, hiệu quả sử dụng phân cao hơn. Giảm khả năng bốc hơi và ít bị rửa trôi khi bón vào đất.

- Bón phân đúng đúng vào các giai đoạn theo khuyến cáo của quy trình (nặng đầu nhẹ cuối) thì ruộng lúa sinh trưởng phát triển tốt, bộ lá phát triển cân đối, ít sâu bệnh.

Mô hình hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất hiệu quả sản xuất lúa trên các vùng đất nhiễm chua phèn” vụ Hè Thu 2023, thể hiện hiệu quả cho sản xuất, các HTX cần bố trí những vùng đất chua phèn, ruộng cạn nhằm tăng năng suất trong sản xuất.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỘI NGHỊ

Ông Phạm Công Trạch- Giám đốc HTX: Báo cáo kết quả sản xuất mô hình

 

Ông Hồ Đính- Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh: phát biểu tại Hội nghị

Văn Đức Quyền- CC Địa chính-NN-XD&MT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.099.565
Truy cập hiện tại 4.683