Tìm kiếm tin tức
Lãnh đạo huyện duyệt Kế hoạch kinh tế- xã hội xã Quảng Thái năm 2020
Ngày cập nhật 16/10/2019

Sáng ngày 15 tháng 10 năm 2019, tại Văn phòng HĐND- UBND huyện, lãnh đạo UBND huyện đã tổ chức duyệt Kế hoạch Kinh tế-xã hội năm 2020 của xã Quảng Thái. Tham dự buổi duyệt kế hoạch KT- XH xã Quảng Thái có đồng chí Nguyễn Đình Đức- PBT Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Trương Duy Hải- UVTV- PCT UBND huyện, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh- HUV- PCT UBND huyện, đồng chí Quách Nhơn- HUV- PCT HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban cấp huyện, Văn phòng huyện ủy và các cơ quan chuyên môn.

Về phía xã Quảng Thái có đồng chí Trần Hải- HUV- Bí thư Đảng ủy, đồng chí Trần Đức- PBT TT Đảng ủy- Chủ tịch HĐND, đồng chí Lê Ngọc Bảo- HUV- PBT Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã, đồng chí Phan Nông- UVTV- Phó Chủ tịch HĐND, đồng chí Phạm Công Phước- ĐUV- Phó Chủ tịch UBND, đồng chí Văn Bửu- UVTV- Chủ tịch UBMT xã, Giám đốc 02 HTX Tam Giang và Thống Nhất.

        Thay mặt lãnh đạo xã, đồng chí Lê Ngọc Bảo- HUV- PBT Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã đã thông qua báo cáo tóm tắt tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020; Một số định hướng và giải pháp quan trọng trong giai đoạn 2021- 2025.

           Năm 2020, xã Quảng Thái xác định:

          I. Mục tiêu

          Xây dựng xã đạt cuẩn nông thôn mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tập trung xây dựng xã đạt nông thôn mới và định hướng xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

       II. Các chỉ tiêu chủ yếu

  1. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm.
  2. Đưa trên 20 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

         3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phần ngân sách xã (tiền đất) khoảng 3 tỷ đồng.

         4. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 3,2 tỷ đồng.

         5. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1-1,5%.

         6. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm trên 90%.

         7.  Xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Xây dựng 20-30 vườn mẫu.

         III. Các chương trình trọng điểm

         Năm 2020, xác định các chương trình trọng điểm cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện sau đây:

         1. Xã đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng vườn kiểu mẫu gắn với giảm nghèo bền vững

         2. Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế trang trại

        IV. Hướng đột phá chủ yếu

        1. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại, quy hoạch  và mở rộng vùng sản xuất tập trung lại các cây trồng mang lại hiệu quả cao như( thốc lá, ném, trồng nghệ, sả, riềng..). Tập trung chỉ đạo thực hiện mô hình trồng Mướp đắng theo hướng VietGAP; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm tinh bột Nghệ, dầu sả, dầu dừa, mướp đắng Quảng Thái và tìm đầu ra cho các sản phẩm trên thị trường.

        2. Vận động một số hộ dân mạnh dạn xây dựng vườn mẫu, trồng sen và mô hình trồng lúa hữu cơ ở những vùng khó sản xuất.

        3.Tích cực đẩy mạnh công tác vận động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng

       V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

        Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội  trong năm 2020, cần tập trung vào các giải pháp sau:

        1. Giải pháp về huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển

        - Tích cực tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của cấp trên, các chương trình, dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch và kế hoạch đã được xác định.

       - Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có phân kỳ đầu tư hợp lý.

       - Tích cực bồi dưỡng và khai thác tốt các nguồn thu ngân sách trên địa bàn; làm tốt công tác phân lô, đấu giá cấp quyền sử dụng đất.

      - Thực hành tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Làm tốt công tác quản lý, giám sát việc thu - chi ngân sách trên địa bàn.

      2. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

      - Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của Chính quyền; công tác vận động của mặt trận và các đoàn thể trong việc triển khai các chương trình trọng điểm, đặc biệt là chương trình xây dựng Nông thôn mới.

       - Tích cực tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng, hỗ trợ xi măng để các thôn đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường bê tông xóm, kiệt.

      - Tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu của người dân, đẩy mạnh đưa người lao động(đặc biệt lao động thuộc hộ nghèo) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để nâng cao thu nhập, tiến tới giảm nghèo bền vững.

      - Nghiên cứu, lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với thực tế tại địa phương, phù hợp với điều kiện về khả năng, nguồn lực của hộ nghèo để đăng ký, đề xuất hỗ trợ để nâng cao thu nhập, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

         2. Giải pháp về quy hoạch

         - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được điều chỉnh. Từng bước hình thành các điểm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ dọc tuyến Tỉnh lộ 11C và các nơi đông dân cư ở trung tâm các thôn. Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản, Quy hoạch trang trại.

        - Phát huy hiệu quả của khu quy hoạch khu vực trung tâm phố chợ Nịu, trên cơ sở quy hoạch phân lô cần gắn với đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu đồng bộ (điện, đường nội bộ, nước sạch, hệ thống thoát nước...) nhằm từng bước tạo thành trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa của xã và các xã lân cận.

       3. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật

       - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh và quản lý. Tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là công nghệ tin học, công nghệ sinh học.

      - Tích cực tiếp nhận, hỗ trợ các mô hình khuyến công, thiết bị, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ lực địa phương.

        - Nhạy bén nắm bắt những thông tin và nhu cầu thị trường để cung ứng hàng hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra bước phát triển mới về năng suất, sản lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; giải quyết tốt đầu ra trong sản xuất.

       4. Giải pháp về cải cách hành chính

        - Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, Áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại UBND xã.

       - Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính theo Chỉ thị số 19/CT-UBND, ngày 04/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh. Xây dựng đội ngũ CBCC có đạo đức, có năng lực, có trách nhiệm, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường công tác của từng người. Đồng thời làm tốt công tác phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ.

       - Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, bổ sung, điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025

         I.Trên lĩnh vực phát triển kinh tế:

         1.Tập trung thực hiện việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, thực hiện cắm mốc quy hoạch từng vùng đảm bảo giao thông luồng lạch; đẩy mạnh phát triển số lượng lồng tại khu vực nuôi cá lồng trên phá Tam Giang tăng theo từng năm, đến năm 2025 phát triển 450 lồng(hiện nay, nguồn rong rêu đã phát triển trở lại, tạo điều kiện đảm bảo nguồn thức ăn cho cá). Đồng thời phát triển, du nhập một số đối tượng và hình thức nuôi mới nâng cao hiệu quả.

         2.Tập trung chỉ đạo và phát huy vai trò của Tổ hợp tác trồng và chế biến mướp đắng, đẩy mạnh xây dựng khu vực trồng mướp đắng theo hướng VietGAP, hình thành vườn sản xuất mướp đắng kiểu mẫu. Tích cực triển khai chế biến và đưa sản phẩm mướp đắng ra thị trường gắn với liên kết chuổi giá trị và đầu ra ổn định cho sản phẩm; Hình thành sản phẩm trà mướp đắng đảm bảo chất lượng, an toàn gắn trích xuất nguồn gốc cho sản phẩm.

         3.Thực hiện tốt việc quản lý, ổn định sản xuất ở khu vực trang trại. Đẩy mạnh việc khuyến khích, kêu gọi đầu tư để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trồng rau hữu cơ; nghiên cứu để du nhập một số mô hình, loại cây, con phù hợp để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

         4.Phát huy vai trò, năng lực điều hành, quản lý của các Hợp tác xã, chỉnh trang đồng ruộng, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các cánh đồng mẫu lớn chất lượng cao. Nghiên cứu để đầu tư hạ tầng, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa khó khăn sang trồng sen; thực hiện quy hoạch hạ tầng để hình thành các khu vực trồng rau màu tại các khu vực các HTX đã xác định.

         5.Kêu gọi đầu tư để khai thác tiềm năng du lịch gắn với khai thác kinh tế tại khu vực mặt nước hồ chưa nước Nam Giảng và đầm phá trên địa bàn.

          2.Trên lĩnh vực văn hóa xã hội

          1.Tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn tại các cấp học trên địa bàn. Xây dựng, chỉnh trang khuôn viên trường lớp gắn với duy trì và giữ vững chất lượng trường đạt chuẩn Quốc gia.

          2.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện thành công Đề án xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới gắn với thực hiện thành công mô hình nếp sống văn minh trong việc tang tại các thôn trên địa bàn xã. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, thôn văn hóa.

          3.Tích cực đẩy mạnh công tác vận động xã hội hóa nguồn lực để lắp đặt hệ thống Camera giám sát an ninh rộng khắp trong khu dân cư. Thực hiện tốt công tác vận hành, quản lý, phát huy hiệu quả của mô hình gắn với xây dựng xã An toàn về An ninh trật tự.

          4.Tích cực đậy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng để nâng cao thu nhập. Thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm chăm lo và thực hiện tốt các chính sách đối với người có công cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo tiến tới giảm nghèo bền vững.

          5.Thực hiện việc quy hoạch vùng tiểu thủ công nghiệp gắn với việc đưa các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các gia trại chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư. Thực hiện quy hoạch nghĩa trang nghĩa địa trên vùng cát.

          3.Về chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

          1.Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao gắn với xây dựng thôn kiểu mẫu, hình thành các vườn mẫu sản xuất tập trung, có chất lượng bền vững.

          2.Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch khu vực Phố chợ vùng trung tâm xã, quy hoạch điểm dân cư gắn với dịch vụ dọc tỉnh l1C, Bến Miệu, dọc đường Cửa Lác …..gắn với phát triển các loại hình dịch vụ đô thị, tạo động lực để phát triển khu vực trung tâm xã.

          3.Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cấp xã, các thôn, xây dựng khu thể thao trung tâm xã theo hướng đa năng để khai thác và phục vụ nhu cầu của người dân.

          4.Thực hiện công tác quy hoạch hệ thống đường trục thôn, xóm kiệt, hệ thống mương thoát nước các khu dân cư các thôn đảm bảo thông thoáng và đảm bảo thoát nước trong mùa mưa lũ.

          5.Thực hiện tốt chương trình OCOP- Mỗi xã mỗi sản phẩm, hình thành nên sản phẩm đặc trưng của xã.

          4.Nâng chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã gắn với xây dựng chính quyền điện tử

          1.Tích cực đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với nâng cao năng lực thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

           2. Củng cố, kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cán bộ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan UBND xã nhằm phù hợp trình độ chuyên môn theo yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

           3.Xây dựng chính quyền điện tử, gần dân, phục vụ nhân dân.

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

         1.Kính đề nghị UBND huyện tạo điều kiện về nguồn ngân sách để UBND xã tạm ứng để chi kinh phí hỗ trợ bồi thường cho các hộ dân tại khu quy hoạch Trung tâm phố chợ xã Quảng Thái khoảng gần 02 tỷ đồng.

         2. Cho phép địa phương lập Quy hoạch phân lô đấu giá đất tại khuôn viên HTX Thống Nhất để đầu tư cơ sở hạ tầng.

         3.Đề nghị UBND huyện quan tâm hỗ trợ đầu tư hạ tầng để triển khai mô hình trồng sen 9 ha tại vùng Bắc Biên; 09 ha sản xuất lúa hữu cơ tại vùng Cồn Ba của HTX Thống Nhất. Đồng thời đầu tư hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất ở khu vực này nhằm thực hiện tốt mô hình cánh đầu mẫu lớn chất lượng.

        4. Về kinh phí chống dịch tả lợn châu Phi. UBND xã đã thực hiện quyết liệt các giải pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh, do vậy kinh phí phục vụ công tác chống dịch lên đến gần 150 triệu đồng. UBND huyện mới phân bổ 35 triệu. Đề nghị UBND huyện quan tâm sớm bố trí ngân sách để hỗ trợ chi trả thuê xe vận chuyển, xe múc hố, thuê người lao động thực hiện công tác phòng chống  bệnh dịch tả lợn châu phi để bà con có kế hoạch tái sản xuất và chăn nuôi.

          5. Đề nghị UBND huyện quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch, hệ thống giao thông phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở khu vực trang trại.

          6. Kiến nghị các cấp, các ngành hỗ trợ kêu gọi, liên kết, kết nối các doanh nghiệp, các thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương như Mướp đắng, nghệ, khoai lang, nấm….mang tính bền vững, ổn định.

         Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND huyện, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện đã phát biểu để làm rõ thêm  những kết quả đạt được của xã Quảng Thái trong năm qua, đồng thời góp ý, bổ sung, tháo gỡ những khó khăn, định hướng những vấn đề quan trọng, đề ra những giải pháp nhằm giúp cho xã phát triển trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

         Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Đức- Chủ tịch UBND huyện kết luận:

         Hoan nghênh và ghi nhận sự nỗ lực của tập thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Quảng Thái trong năm vừa qua, đã vượt qua những khó khăn, thách thức, tập trung mọi nỗ lực để giải quyết những tồn đọng, hạn chế; đổi mới, sáng tạo trong lãnh chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng chí nhấn mạnh, trong thời gian tới cấn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

         1.Tập trung, nỗ lực để giảm nghèo, quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới vào quý II/2020.

         2.Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phát huy vai trò của HTX trong tái cơ cấu nông nghiệp, mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất và phát triển một số mô hình và sản phẩm chủ lực địa phương. Nghiên cứu chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả, khó sản xuất sang trồng sen.

         3.Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt mô hình trồng mướp đắng tập trung theo hướng VietGAP, phát huy vai trò của Tổ hợp tác trồng và chế biến mướp đắng Tây Hoàng, đẩy mạnh triển khai và nhân rộng mô hình vườn sản xuất mướp đắng kiểu mẫu, tích cực thực hiện để sản xuất ra sản phẩm mướp đắng gắn với xác lập nhãn hiệu Mướp đắng Quảng Thái, công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời liên kết chuổi giá trị tiêu thụ cho sản phẩm trên thị trường.

         4.Về chăn nuôi: Tăng cương công tác quản lý, tiêm phòng, tiêu độc khử trùng phòng ngừa dịch bệnh; Hạn chế tái đàn lợn tron thời điểm dịch Tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp. Nghiên cứu, đề xuất địa điểm và tuyên truyền vận động người dân tham gia Chăn nuôi lợn hữu cơ theo mô hình của Tập đoàn Quế Lâm.

         5.Về nuôi cá lồng: tích cực triển khai việc cắm mốc phân vùng nuôi cá lồng theo Quy hoạch(Dự án đúc và cắm cọc bê tông do Dự án VIE/443 tài trợ). Đồng thời vận động người dân tham gia nuôi cá lồng, quy hoạch vùng trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá.

         6.Về chủ trương Quy hoạch khu vực bảo tồn vùng ngập nước hạ lưu sông Ô Lâu: Lãnh đạo xã nghiên cứu thật kĩ đề đề xuất tại buổi làm việc tham vấn ý kiến tại địa phương.

         7.Về tài nguyên môi trường: Tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, phối hợp các ngành chuyên môn cấp huyện giải quyết kịp thời, dứt điểm những trường hợp tranh chấp liên quan lĩnh vực đất đai, đặc biết vùng giáp ranh xã Phong Chương. Phối hợp triển khai thực hiện tốt Dự án đo đạc, lập bản đồ, chỉnh lý hồ sơ đoa đạc địa chính đối với các thửa đất nhằm quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn, đặc biệt là các thửa đất canh tác truyền thống ở vùng rú cát. Thực hiện tốt công tác cắm mốc đất tôn giáo.

         8. Thực hiện nghiêm kỉ luật kỉ cương hành chính, tăng cường chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các trường hợp cán bộ công chức vi phạm kỉ luật kỉ cương. Tập trrung chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.

         9.Tích cực đẩy mạnh thực hiện tốt kế hoạch đẩy mạnh Xuất khẩu lao động, thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh các giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững.

        

 

 

Phạm Công Phước
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.121.464
Truy cập hiện tại 9.928