Xâm hại tình dục trẻ em là một vấn nạn nhức nhối, là những hồi chuông báo động khẩn cấp; cần đến sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và xã hội; trong đó, gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục giới tính một cách có hiệu quả; cũng như, trang bị cho con em mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết về phòng chống lạm dụng tình dục để các em không trở thành nạn nhân tiếp theo. Nhằm góp sức ngăn chặn để trẻ em không bị xâm hại tình dục, Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh trong sứ mệnh của mình đã phối hợp với nhiều tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện nhiều chương trình, dự án góp phần trong việc tạo nên một môi trường an toàn cho trẻ em. Cùng đồng hành trên con đường đó, trong khuôn khổ dự án “ Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về Quản trị quyền trẻ em” của Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế (SC) tại Việt Nam đã được Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (CRD) - Đại học Nông Lâm Huế gắn kết và lồng ghép; cùng với sự góp sức của Đoàn Luật sư tỉnh; Sở Giáo dục và đào tạo; Hội công nghệ thông tin vả Điện tử viễn thông; Đài Phát thanh truyền hình tỉnh; Ban Giám hiệu, thầy cô giáo, học sinh trường Phạm Văn Đồng để tổ chức Phiên tòa giả định với vụ án “Dâm ô với người dưới 16 tuổi” thuộc chuyên đề “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em năm 2021”.
Tình huống giả định được đưa ra khi nạn nhân dưới 16 tuổi bị xâm hại bởi một người hàng xóm. Phiên tòa bằng những biện pháp tố tụng hình sự nhưng tranh luận hợp lý đã thu hút sự quan tâm của các em học sinh; đồng thời, giúp người theo dõi và các em học sinh hiểu rõ hơn về luật bảo vệ trẻ em và những mối nguy hại về xâm hại tình dục trong cuộc sống, góp phần ngăn ngừa những vụ xâm hại tình dục đối với trẻ em.
Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh cho biết, những năm gân đây, trước ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, thực hiện giãn cách xã hội đã làm cho hàng triệu trẻ em Không được tới trường, việc hạn chế tiếp xúc đã khiến trẻ bị cô lập, phải đôi mặt với nhiêu rủi ro, đe dọa sự an toàn; bền cạnh đó, việc học tập, giải trí của nhiều trẻ em gần như gắn chặt với máy tính, điện thoại và internet; những góc tối của mạng internet - chính là một thế giới nguy hiểm, nơi trẻ em dễ bị tấn công tình dục, trở thành nạn nhân của những kẻ xâm hại công nghệ cao.
Chương trình đã góp phần giúp các em học sinh hiểu thêm về luật bảo vệ trẻ em, hiểu thêm về cách phòng tránh những nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Em Trần Ngọc Anh, học sinh Trường THCS Phạm Văn Đồng chia sẻ: "Theo dõi phiên tòa giúp em biết thêm nhiều kiến thức để bảo vệ bản thân. Em nhận ra pháp luật có những luật và chính sách để bảo vệ trẻ em rất tốt".
Dịp này, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh cũng trao tặng 1.200 quyển vở cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THCS Phạm Văn Đồng.
Một số hình ảnh tại Phiên tòa giả định về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em: