KẾ HOẠCH Triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 11 huyện Quảng Điền
Ngày cập nhật 22/10/2021

 

 Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về Mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Quyết định số1467/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021 – 2022;

- Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021- 2022;

- Công văn số 9780/UBND-CN  ngày 17/10/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Công văn số 4815/SYT - NVY ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phân bổ 46.800 liều vắc xin Pfizer và 170.000 liều vắc xin Verocell phòng Covid-19 đợt 11 tại Thừa Thiên Huế. Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền xây dựng kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với các nội dung sau;

I. Mục tiêu

Đảm bảo 100% số vắc xin được phân bổ được tiêm đúng đối tượng và đảm bảo an toàn.

II. Nội dung hoạt động

2.1. Nguyên tắc

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

- Đảm bảo an toàn Phòng chống COVID-19 khi triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Tổ chức tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.

- Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin.

2.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian, hình thức

2.2.1. Đối tượng, phạm vi triển khai:

- Tiêm mũi 01cho các nhóm đối tượng được phân bổ vắc xin theo Công văn số 4815 /SYT-NVY ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Sở Y tế Thừa Thiên Huế về việc Phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 11. Đợt này gồm 5676 liều cho nhóm đối tượng người từ 60 đến 65 tuổi trên địa bàn toàn huyện(có phụ lục phân bổ đối tượng và vắc xin kèm theo).

2.2.2. Thời gian và nội dung triển khai

2.2.2.1. Các hoạt động chuẩn bị trước khi tiêm chủng

a. Lập danh sách đối tượng, lập kế hoạch tiêm chủng

*  Trạm Y tế xã, thị trấn lập danh đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 theo mẫu và tải lên phần mềm của Sở Y tế (đã được tập huấn) để nhập liệu phiếu tiêm chủng lên phần mềm trong thời gian triển khai chiến dịch đẩm bảo tiêm đến đâu nhập liệu đến đó.

* Lập kế hoạch tiêm chủng chi tiết tại điểm tiêm; phân công cán bộ tiếp đón, khám sàng lọc, tiêm chngr, theo dõi sau tiêm, nhập dữ liệu phần mềm, cán bộ làm công tác trật tự và hỗ trợ người dân quét mã QR khi đi tiêm chủng.

* Tổ chức buổi tiêm

- Tổ chức buổi tiêm chủng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêm chủng, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo an toàn tiêm chủng, an toàn cho cán bộ thực hiện tiêm chủng tại điểm tiêm vắc xin COVID-19.

- Với năng lực tiêm tối đa là  ≥ 200 người/bàn tiêm/ngày các trạm y tế chủ động phân bổ thời gian cho người dân để hoàn thành tiến độ tiêm chủng trước ngày 25/10/2021.

- Lập sẵn danh sách đối tượng dự phòng khi có trường hợp trì hoãn tiêm chủng nhằm sử dụng tối đa lượng vắc xin, tránh hao phí.

b Bố trí cơ sở vật chất.

- Tất cả cơ sở tiêm chủng đều là cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng do Sở Y tế thông báo.

- Bố trí khu vực chờ trước tiêm chủng, khám sàng lọc, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng 30 phút đảm bảo thông thoáng, đủ ghế ngồi và giữ khoảng cách giữa các đối tượng được tiêm chủng, nhân viên y tế.

- Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn/vị trí tiêm chủng để phòng chống dịch theo thứ tự như sau: Bộ phận hướng dẫn, điều tiết → Bàn đón tiếp, hướng dẫn → Khu vực chờ trước tiêm chủng → Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng → Bàn tiêm chủng → Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng → Khu vực theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng      khu vực nhập dữ liệu lên phần mềm.

- Có nhà vệ sinh và thực hiện lau sạch nhà vệ sinh bằng dung dịch khử khuẩn hàng ngày.

c. Trang thiết bị

- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng, biểu mẫu tiêm chủng.

- Chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

- Có bồn rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch rửa tay ngay tại điểm tiêm chủng.

- Các bề mặt thường xuyên tiếp xúc phải được vệ sinh bằng các biện pháp thích hợp (ít nhất 1 lần/buổi khi có dịch tại cộng đồng và ít nhất 1 lần/ngày khi không có dịch tại cộng đồng).

- Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh, khẩu trang ngay tại vị trí cửa ra vào và các vị trí đối tượng tiêm chủng, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…)

- Sắp xếp bàn tiêm chủng với nguyên tắc sắp xếp các dụng cụ thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác. Trên bàn tiêm chủng gồm có các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản, tiêm vắc xin như: phích vắc xin, bơm kim tiêm, khay đựng panh, panh, lọ đựng bông khô và lọ đựng bông có cồn, hộp chống sốc, 01 ống bơm tiêm hút sẵn adrenalin, bút. Không để thuốc hoặc dụng cụ đựng bệnh phẩm trên bàn tiêm. Hộp an toàn, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin, thùng rác đặt ở vị trí thích hợp.

- Các tài liệu chuyên môn theo quy định; các áp phích, tờ rơi hướng dẫn các bước thực hiện tiêm chủng, lịch tiêm chủng, theo dõi, chăm sóc, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng treo, dán trên tường tại nơi thực hiện tiêm chủng để cán bộ y tế, các đối tượng tiêm chủng có thể đọc, xem.

d. Nhân lực

- Thực hiện theo qui định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/06/2016 của Chính phủ qui định về hoạt động tiêm chủng và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

- Nhân viên tham gia tiêm chủng phải được tập huấn về an toàn phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp, thực hiện theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tại mỗi điểm tiêm chủng phải có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên và có số điện thoại đường dây nóng để tư vấn, xử lý các vấn đề liên quan tiêm vắc xin phòng COVID-19.

d. Hình thức

- Mỗi xã triển khai một điểm tiêm, trạm y tế tham mưu UBND xã, thị trấn chọn địa điểm triển khai đảm bảo an toàn, thuận lợi khi thời tiết chuyển mùa mưa.

Lưu ý! Tất cả đối tượng đang cách ly hoặc giám sát y tế tại nhà, đang ở trong vùng phong tỏa hoặc đang bị sốt, ho tạm thời không tiêm trong đợt này.

2.2.2.2. Các hoạt động trong thời gian tiêm chủng:

a) Vận chuyển, bảo quản, phân phối vắc xin và vật tư tiêm chủng

- Trung tâm Y tế huyện vận chuyển vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản và cấp phát hàng ngày cho các điểm tiêm.

- Số lượng vắc xin, bơm tiêm và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại sẽ được ghi và theo dõi qua sổ quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao (theo qui định …). Sổ quản lý xuất nhập vắc xin sẽ được cập nhật hằng ngày và các đợt tiêm chủng.

- Phân phối vắc xin và vật tư y tế cho điểm tiêm chủng: theo số lượng vắc xin và vật tư được cung ứng.

b) Thực hiện đảm bo vệ sinh phòng chng dịch trong khi tiêm chủng

- Nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân  cấp độ 2 như: đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.

- Hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng.

c) Các bước thực hiện tiêm chủng

- Bước 1: Tiếp nhận và phân loại đối tượng đến tiêm chủng tại nơi tiếp đón; Hướng dẫn, kiểm tra đối tượng tiêm chủng thực hiện khai báo y tế điện tử; Phát khẩu trang cho đối tượng tiêm chủng (nếu đối tượng không mang); Thực hiện đo thân nhiệt cho đối tượng tiêm chủng.

- Bước 2: Cung cấp phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo mẫu quy định để người được tiêm chủng đọc, điền thông tin và ký nếu đồng ý tiêm chủng.

- Bước 3: Sàng lọc đối tượng trước khi tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế .Tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, người giám hộ về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng. Thông báo cho đối tượng tiêm chủng, người giám hộ về tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vắc xin được tiêm chủng. Tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Bước 4: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

Lưu ý:

- Sử dụng phích vắc xin để bảo quản vắc xin tại bàn tiêm chủng. Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong 6 giờ

- KHÔNG LẮC LỌ VẮC XIN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

- Vắc xin tiêm chủng đợt này là Pfizer: Tiêm đúng liều 0,3ml, sử dụng hết lượng vắc xin có trong lọ. Nếu liều cuối cùng không đủ 0,3ml thì không sử dụng và hủy cả bơm kim tiêm đã hút vắc xin. Không dồn vắc xin 2 lọ khác nhau cho 1 đối tượng.

d) Sau khi tiêm chủng

- Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi tại nhà sau tiêm chủng 72 giờ  về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường. Liên hệ với bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), tím tái, khó thở... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến. Tổng hợp các trường hợp tai biến nặng, báo cáo theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Điều 14, 15, 16 Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

- Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; Công văn số 102/MT-YT ngày 04/03/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và các văn bản có liên quan.

- Sau mỗi đợt tiêm chủng các điểm tiêm phải có biên bản bàn giao võ lọ vắc xin đã sử dụng cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn để bảo quản và tiêu hủy theo quy định.

+ Trong các ngày triển khai chiến dịch Trung tâm Y tế sẽ bố trí 01 đội cấp cứu và 01 xe chuyên dụng để  hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng khi cần.

+ Tại Trung tâm Y tế trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19 sẽ dự phòng một cơ số giường bệnh hồi sức tích cực để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Tính sẵn sàng của đội cấp cứu nội viện, ngoại viện và xe cứu thương 24/24 giờ trong thời gian tiêm chủng.

đ) Ghi chép và báo cáo (đối với đối tượng tiêm bổ sung)

- Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng và thông báo cho người được tiêm chủng về việc tiêm mũi tiếp theo; Ghi ngày tiêm chủng và ghi chép các sự cố bất lợi sau tiêm chủng trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng. Sau khi hoàn thành mũi tiêm phải cấp cho người được tiêm chủng phiếu xác nhận đã được tiêm chủng theo mẫu.

- Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo từng buổi, cuối mỗi ngày và cuối đợt tiêm theo mẫu quy định.

2.2.2.3 Giám sát trước, trong và sau tiêm chủng

- Trung tâm Y tế tiến hành giám sát trước, trong, sau quá trình sử dụng vắc xin về công tác tổ chức an toàn tiêm chủng theo Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11 /2018 của Bộ Y tế.

- Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Trung tâm Y tế huyện

- Xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch với các nội dung đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị để trạm y tế xã, thị trấn triển khai thực hiện.

- Chịu trách nhiệm nhận vắc xin, vật tư tiêm chủng từ kho lạnh của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh về bảo quản và cấp phát cho các điểm tiêm theo kế hoạch.

- Bố trí nhân lực, giường bệnh, chuẩn bị cơ số thuốc tại khoa khám bệnh cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực chống độc sẵn sàng cấp cứu và xử trí những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng có thể xảy ra. Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân thủ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình được đào tạo định kì cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiêm tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.

- Bố trí 02 tổ cấp cứu lưu động thường trực tại đơn vị để sẵn sàng hỗ trợ các tuyến khi có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng xảy ra.

- Bố trí cán bộ công nghệ thông tin thường trực tại đơn vị để sẵn sàng hỗ trợ các trạm y tế gặp khó khăn trong quá trình nhập dữ liệu tiêm chủng lên phần mềm.

- Tổng hợp số liệu hằng ngày của các xã để báo cáo sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND huyện.

3. Trạm Y tế xã, thị trấn

- Tham mưu UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, huy động tối đa nhân lực phục vụ công tác tiêm chủng theo công văn số 9780/UBND-CN  ngày 17/10/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

 - Tổ chức buổi tiêm chủng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêm chủng, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo an toàn tiêm chủng, an toàn cho cán bộ thực hiện tiêm chủng tại điểm tiêm vắc xin COVID-19.

- Bố trí nhân lực tham gia tiêm chủng thực hiện theo qui định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/06/2016 của Chính phủ qui định về hoạt động tiêm chủng và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

- Tổng hợp số liệu báo cáo hằng ngày về Trung tâm Y tế trước 16h30 (theo mẫu đính kèm) để Trung tâm Y tế tổng hợp báo cáo Sở Y tế.

- Cuối mỗi đợt tổng hợp báo cáo về tình hình sử dụng vắc xin, số đối tượng được tiêm, số hoãn tiêm, số đối tượng còn lại chưa tiêm để có kế hoạch triển khai đợt tiêm tiếp theo.

Để chiến dịch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 đợt 11 triển khai đảm bảo an toàn và hiệu quả đề nghị trạm Y tế xã, thị trấn khẩn trương khai thực hiện tốt các nội dung trên.

 

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày