I. Mục tiêu
Đảm bảo 100% số vắc xin được phân bổ được tiêm đúng đối tượng và đảm bảo an toàn.
II. Nội dung hoạt động
2.1. Nguyên tắc
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
- Đảm bảo an toàn Phòng chống COVID-19 khi triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Tổ chức tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
- Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin.
2.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian, hình thức
2.2.1. Đối tượng, phạm vi triển khai:
- Tiêm mũi 02 cho nhóm đối tượng Giáo viên, lái xe và các tiểu thương.
Trong trường hợp còn vắc xin do hệ số sử dụng vắc xin đạt trên yêu cầu, hoặc nhóm đối tượng trên có những trường hợp hoãn tiêm sẽ bổ sung tiêm cho đối tượng ưu tiên kế tiếp theo thứ tự ưu tiên đúng quy định và theo chỉ đạo của Sở Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện.
3.2. Thời gian:
- Ngày 30/11/2021 đến ngày 02/12/2021(Lịch phân bổ cụ thể đính kèm).
* Địa điểm: Tại nhà văn hóa huyện
III. Nguyên tắc, hình thức triển khai
4.1. Nguyên tắc
- Đảm bảo tiêm đúng đối tượng theo kế hoạch và thứ tự ưu tiên.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ cao và tiếp cận công bằng cho người dân.
4.2. Hình thức triển khai:
- Tổ chức buổi tiêm chủng theo hình thức chiến dịch.
- Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng các Hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm chủng và đảm bảo công tác phòng chống nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo quy định.
- Trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19, Trung tâm Y tế sẽ dự phòng 01 cơ số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định để sẵn sàng xử trí những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ tại đơn vị, tổ cấp cứu lưu động và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
4.3. Điều tra, rà soát, lập danh sách đối tượng:
- Thời gian triển khai: Hoàn thành trước ngày tiêm chủng 01 ngày.
- Đơn vị làm đầu mối thực hiện: TYT xã/thị trấn, TTYT huyện.
- Nội dung triển khai:
+ Cấp xã, cấp huyện tổ chức điều tra, rà soát, lập danh sách đối tượng tiêm chủng phòng COVID-19 chưa tiêm mũi 01 theo thứ tự ưu tiên thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên và miễn phí (theo Nghị quyết số 21/NQ-CP, Quyết định số 3355/QĐ-BYT) trên địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm pháp lý về xác lập đối tượng.
- Lưu ý: các đơn vị khẩn trương nhập danh sách tiêm chủng vào phần mềm hồ sơ sức khoẻ điện tử theo quy định.
4.4. Vận chuyển, bảo quản vắc xin:
- Trung tâm Y tế huyện chủ động nhận vắc xin tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh trước 01 ngày đảm bảo cung ứng đầy đủ theo số lượng phân bổ cho từng đơn vị trong buổi tiêm chủng.
IV. Hoạt động giám sát, báo cáo và hoàn thiện hồ sơ sức khỏe điện tử
4.1. Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng:
- Các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.
- Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin từ cấp Khu vực đến cấp tỉnh được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
- Xử trí sốc phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin theo đúng quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế .
4.2. Kiểm tra, giám sát và báo cáo hoạt động tiêm:
- Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện tiến hành giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng và trước, trong quá trình sử dụng vắc xin về công tác tổ chức an toàn tiêm chủng theo Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế
- Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
V. Thành lập các tổ phục vụ công tác tiêm chủng tại Trung tâm Y tế
TT
|
Tổ thực hiện
|
Dự kiến người tham gia
|
Người phụ trách điều phối
|
Đơn vị
|
1
|
Khám
sàng lọc, cấp cứu tại điểm tiêm
|
BS Trần Văn Minh
|
Nguyễn Hoài nhân
|
Ban giám đốc
|
BS Đặng Thành Nhân
|
Nguyễn Văn Phúc
|
Ban giám đốc
|
BS Nguyễn Minh Trung
|
Nguyễn Thị Hợp
|
Phòng KHNV
|
BS Trần Viết Đại Nghĩa
|
Hoàng Thị Thu Sương
|
Phòng điều dưỡng
|
2
|
Tổ tiêm chủng
|
Phan Thị Như Thanh
|
Nguyễn Thị Huệ
|
Mai Thị Hiền
|
Phan Thị Hồng Tân
|
Hồ Thị Phương Châu
|
Dương Thùy Dung
|
3
|
Tổ tiếp đón
|
Nguyễn Thị Thúy Diệu
|
Hồ Thị Ngọc Anh
|
Lê Hòa
|
Đoàn Thị Ngọc Mai
|
Phan Thị Ty
|
Hoàng Thị Thu Sương B
|
Hoàng Thị Thu Sương C
|
4
|
Tổ đo HA, Mạch, Nhiệt
|
Trần Thị Thanh Hương
|
Lê Thị Ngọc Nhung
|
Trần Thị Tằm
|
5
|
Theo dõi sau tiêm
|
Trần Thị Kim An
|
Trần Thị Chi
|
Phan Thị Luyến
|
Đặng Thị Phương Nhi
|
6
|
Tổ hậu cần, Trật tự
|
Trần Đình Thái
|
Nguyễn Thị Hậu
|
Phòng TCHC
|
Hoàng Kim Thông
|
Trần Hữu Phát
|
Trương Đăng Sơn
|
7
|
Cung ứng vắc xin, vật tư, biểu mẫu
|
Hồ Ngọc Sơn Hà
|
Hồ Ngọc Sơn Hà
|
Khoa LCK
|
Hoàng Phương Trang
|
Nguyễn Thị Thiện
|
8
|
Vệ sinh
|
Hoàng Thị Mỹ Bình
|
Hồ Thị Ngọc Anh
|
Khoa KSNK
|
9
|
Tổ nhập liệu
|
Lê Quang
|
Lê Quang
|
Phòng KHNV
|
Trần Thị Cẩm Vân
|
Dương Thế Vinh
|
Trần Thị Ngọc Ánh
|
Phan Thị Yến
|
10
|
Cấp cứu
Ngoại viện
(Tổ 1)
|
Nguyễn Minh Trung
|
Nguyễn Hoài Nhân
|
Ban Giám đốc
|
Trần Thị Thúy Lệ
|
Hồ Tấn Nhật Linh
|
Cấp cứu
Ngoại viện
(Tổ 2)
|
Nguyễn Tấn Phát
|
Nguyễn Hoài Nhân
|
Ban Giám đốc
|
Văn Thị Điểm
|
Phan Mậu Quỳnh
|
* Ghi chú: Trong quá trình trình triển khai chiến dịch nếu có vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch Trung tâm Y tế sẽ điều động hoặc thay thế các vị trí để đảm bảo chiến dịch được triển khai có hiệu quả.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Khoa Liên chuyên khoa KSBT – YTCC&ATTP
- Tham mưu lãnh đạo đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức tiêm chủng theo kế hoạch và danh sách ưu tiên.
- Phối hợp với tổ truyền thông giáo dục sức khỏe tổ chức thông tin, tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin covid-19, những phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm vắc xin và biện pháp xử trí.
- Chịu trách nhiệm vận chuyển vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản và thực hiện tiêm chủng trong những ngày triển khai chiến dịch.
- Thống kê báo cáo hằng ngày cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế.
- Rà soát những đối tượng chưa được tiêm chủng để triển khai tiêm vét sau khi kết thúc chiến dịch.
2. Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ
- Bố trí nhân lực, giường bệnh, chuẩn bị cơ số thuốc tại khoa khám bệnh cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực chống độc sẵn sàng cấp cứu và xử trí những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng có thể xảy ra. Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân thủ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình được đào tạo định kì cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiêm tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.
- Bố trí 02 tổ cấp cứu lưu động thường trực tại đơn vị sẵn sàng hỗ trợ các tuyến khi có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng xảy ra.
- Bố trí tổ công nghệ thông tin tổng hợp, nhập danh sách đối tượng được tiêm vào phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Bố trí bác sĩ khám sàng lọc và xử trí cấp cứu tại điểm tiêm
3. Phòng Điều dưỡng
- Bố trí cán bộ phụ trách 06 bàn tiêm, đo huyết áp, tiếp đón và theo dõi sau tiêm.
4. Phòng TCHC-QT
- Phối hợp phòng KHNV, Phòng Điều dưỡng điều động bố trí cán bộ theo các vị trí, đảm bảo phục vụ chiến dịch đạt kết quả tốt.
5. Khoa Hồi sức tích cực chống độc
- Bố trí nhân lực, giường bệnh, chuẩn bị cơ số thuốc sẵn sàng cấp cứu và điều trị những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng xảy ra.
6. Khoa khám bệnh cấp cứu
- Bố trí nhân lực thường trực 100% tại khoa cấp cứu để sẵn sàng thu dung cấp cứu những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng xảy ra.
7. Tổ truyền thông giáo dục sức khỏe
- Phối hợp với Khoa liên chuyên khoa KSBT-YTCC&ATTP tổ chức thông tin, tuyên truyền qua các buổi giao ban về lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 và những tai biến có thể xảy ra sau tiêm chủng, biện pháp xử trí.
8. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
- Phối hợp với khoa liên chuyên khoa Hướng dẫn xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNM ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và đặc điểm của vắc xin COVID của Cục Quản lý Môi trường Y tế.
- Thực hiện theo Công văn số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục quản lý môi trường Y tế về Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
9. Trạm Y tế xã, thị trấn
- Thông báo người dân đi tiêm chủng đúng thời gian, địa điểm, đảm bảo giữ khoảng cách an toàn trong phòng chống dịch.
Để chiến dịch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 đợt 14 được triển khai đảm bảo an toàn và hiện quả, đề nghị các khoa phòng, trạm y tế xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện tốt các nội dung trên.