A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Trên lĩnh vực kinh tế
1. Về sản xuất nông nghiệp
1.1. Lĩnh vực trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm 849,8 ha, trong đó lúa chiếm 711,5 ha, năng suất 55 tạ/ha, giảm 0,4 tạ; các loại cây trồng khác 224 ha([1]). Tổng sản lượng cây lương thực có hạt (lúa) 4.103,5 tấn, giảm 9,3 tấn so với năm 2020.
Năm nay thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện cho cây lúa và hoa màu phát triển, bên cạnh đó các HTX đã phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời khi có các loại sâu, bệnh xảy ra.
Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng một số chân ruộng bị chết sau khi gieo sạ bà con phải sạ lần 2 và phải tỉa dặm hiện nay có 2,5 ha bị thiệt hại nặng, chỉ đạo bà con tăng cường chăm bón và phòng trừ sâu bệnh, bên cạnh đó các HTX đã phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời khi có các loại sâu, bệnh xảy ra, nhìn chung đến thời điểm hiện nay cây lúa phát triển tốt.
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm. Công tác chỉ đạo khâu giống và thời vụ được đảm bảo. Tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã thực hiện thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn trên vùng ruộng Ô 773 với 34,2 ha, năng xuất đạt 70 tạ/ha; vùng ruộng Ô Bắc Biên với 40 ha, năng suất 70 tạ/ha. Tiếp tục phát triển mô hình trồng sen ở các vùng ruộng ô sâu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế khá được duy trì và nhân rộng như: thuốc lá, mướp đắng trái vụ, ném, ớt, đậu. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển đạt 100%, gắn với phát triển dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm đất và thu hoạch. Tổng giá trị thu được từ lĩnh vực trồng trọt ước đạt 39,4 tỷ đồng.
1.2. Lĩnh vực chăn nuôi
Chăn nuôi tiếp tục được duy trì ổn định([2]), tập trung chỉ đạo tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc tiến độ tiêm phòng vắc xin, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc và gia cầm, đầu năm 2021 tuy có xãy ra dịch lở mồm long móng ở đàn Trâu tại khu vực thôn Nam Giảng nhưng đã chỉ đạo đội ngủ Thú y điều trị. hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp khống chế kịp thời không để dịch bệnh phức tạp lây lan trên địa bàn. Chăn nuôi gà tiếp tục phát triển, nhất là nuôi gà kiến thả vườn, phát huy được lợi thế của địa phương. Nuôi vịt chạy đồng tiếp tục đem lại hiệu quả cao.
Đối với đàn lợn, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá lợn giống và thức ăn tăng cao tuy nhiên giá thịt hơi giảm sâu do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên người dân vẫn chưa khôi phục và duy trì ổn định đàn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi theo hướng quy mô gia trại và trang trại trên địa bàn, đặc biệt tái đàn theo hướng hữu cơ chỉ đạo của UBND tỉnh. Giá trị của ngành chăn nuôi ước đạt 34,1 tỷ đồng.
1.3. Nuôi trồng thủy sản
a. Lĩnh vực đánh bắt thủy sản
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản đang có sự phục hồi, nhiều loại thủy sản xuất hiện trở lại, người dân tích cực chuyển đổi nghề khai thác từ tầng đáy sang tầng nổi phát huy hiệu quả. Tổng sản lượng đánh bắt ước đạt 170 tấn. Theo thống kê hiện nay có 175 hộ, đánh bắt cá bằng lừ với 15.850 lừ, 13 trộ nò sáo và các dụng cụ đánh bắt truyền thống. Tổng giá trị đánh bắt ước khoảng 14,1 tỷ đồng
b. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác quy hoạch, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch hàng năm Nuôi trồng thủy sản tiếp tục duy trì phát triển, toàn xã đã thả nuôi tổng số lồng hiện có 6 lồng, tổng sản lượng 10 tấn, giá trị gần 550 triệu đồng. Tiếp tục tập trung chỉ đạo vận động người dân khôi phục lại vùng nuôi cá lồng từ mô hình giảm nghèo bền vững để góp phần cải thiện sinh kế cho người dân.
Cá ao hồ nước ngọt 11,5 ha, tổng sản lượng 25 tấn, giá trị gần 1,25 tỷ đồng. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quan tâm, gắn với từng bước phát huy vai trò của 02 chi hội nghề cá. Tổng giá trị thu được từ lĩnh vực thủy sản trên địa bàn 15,9 tỷ đồng.
1.4. Kinh tế trang trại, lâm nghiệp
Kinh tế trang trại phát triển ổn định, hiện có 29 hộ gia đình tham gia phát triển kinh tế trang trạị; có 23 hộ được giao đất, cho thuê đất, diện tích 158,1 ha, có 17 hộ làm nhà cố định, diện tích đất sản xuất 52,5 ha; Các hộ chủ yếu phát triển mô hình tổng hợp nông-lâm-ngư kết hợp. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, hiệu quả sản xuất ngày càng tăng, chủ yếu tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá hồ kết hợp với trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, làm nấm và trồng rừng sản xuất (có 07 hộ làm nấm); có 13 hộ cho thu nhập từ 150 - 300 triệu đồng; 15 hộ thu nhập dưới 100 triệu đồng/vụ.
Nhiều hộ dân cuộc sống ngày càng đi lên nhờ phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại([3]). Đã triển khai công tác chăm sóc và trồng rừng mới, trồng cây phân tán với khoảng 301 ha, trong đó số diện tích rừng thuộc dự án 661 còn lại khoảng 20 ha, Trồng mới 18,5 ha rừng ngập nước năm 2017 nhưng chưa được dự án bàn giao quản lý.
Tổ chức tổng kết công tác PCCCR và xây dựng phương án PCCCR năm 2020. Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện đã kiểm tra và hướng dẫn công tác PCCCR của xã; phối hợp với Chi Cục Kiểm lâm làm thủ tục cho nhân dân ký cam kết phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Giá trị thu nhập từ lĩnh vực kinh tế trang trại ước đạt 8,65 tỷ đồng.
2. Về lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được duy trì, vẫn chưa phát triển với quy mô lớn, chủ yếu tập trung phát triển một số ngành nghề nhỏ lẻ như cơ khí, mộc, cưa xẻ gỗ, xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, thu mua khai thác tràm keo góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Lĩnh vực dịch vụ có chuyển biến đáng kể. Một số loại hình dịch vụ ở khu vực chợ Nịu, trung tâm xã và các thôn, khu vực dân cư có bước phát triển, như buôn bán vật liệu xây dựng, ăn uống giải khát, vận tải...Đã vận động và tạo điều kiện cho người dân trong việc vay vốn đầu tư mua xe ô tô tải, ô tô taxi, máy cày, máy gặt,... để phát triển sản xuất([4]). Qua đó, đã tạo điều kiện trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chợ Nịu khá tốt([5]), góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân kinh doanh, buôn bán, mua sắm. Đồng thời, qua đó nhằm nâng cao giá trị quỹ đất, tạo điều kiện để nâng cao nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó Tổ hợp tác trồng, chế biến Mướp đắng thôn Tây Hoàng, tiếp tục sản xuất mướp đắng tập trung theo hướng VietGAP, phối hợp thực hiện quy trình chứng nhận VietGAP cho sản phẩm mướp đắng Quảng Thái. Cơ sở chế biến tinh bột nghệ Trần May, cở sở máy ép Dầu Lạc Hồ Lượng, dầu Dừa Đoan Ngọ đã đi vào hoạt động và đưa sản phẩm từng bước ra thị trường.
Trong năm, được hướng dẫn cấp trên, các cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng đề án trình cấp trên hỗ trợ nguồn vốn khuyến công tỉnh trên địa bàn xã có cơ sở của ông Hoàng Đình Lâm, Tây Hoàng, xã Quảng Thái đã được Sở Công thương phê duyệt và đưa vào sử dụng.
Nhờ thực hiện tốt việc phát triển sản xuất nên trong những năm qua, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp đều tăng đáng kể, thu nhập của nhân dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được nâng lên. Thu nhập từ lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ước đạt 76,3 tỷ đồng.
3. Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Các công trình đầu tư xác định ưu tiên cho kinh tế, phục vụ cho giáo dục, văn hóa và dân sinh. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2021 ước đạt 16,259 tỷ đồng([6]).
4. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Đã tập trung chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2021, định hướng đến năm 2022. Đã phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện triển khai tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu phố chợ vùng Trung tâm xã với tổng kinh phí thu được 12.463.460.000 đồng. Đến nay đã xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 09 nhà thuộc dự án GCF và đã được giải ngân 100% vốn.
Phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp tục triển khai lập các thủ tục hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo Nghi định 64 của dự án đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính đã hoàn thành hồ sơ 1073 hộ, đã in giấy CNQSDĐ 248 giấy.
Phối hợp với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện triển khai tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ thủ tục cáp giấy quyền sử dụng đất cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách trên địa bàn xã.
Tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án thu gom rác thải trên địa bàn xã. Chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng ngày Chủ Nhật Xanh, Mai Vàng trước ngõ do UBND Tỉnh phát động tại một số cơ quan, thôn để lan tỏa khắp rộng trong toàn dân
Chỉ đạo thôn các thôn nạo vét các mương thoát nước, khơi thông dòng chảy ở khu vực dân cư. Triển khai tích cực kế hoạch diệt cây mắc mèo, ra quân vệ sinh môi trường, hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Sau các đợt ra quân đã tổ chức thu gom, xử lý rác thải các loại, diệt cây mắt mèo, trồng và chăm sóc cây xanh, bồn hoa, đoạn đường hoa,…tại các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn, tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang.
5. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu gắn với giảm nghèo bền vững
Đã triển khai và cụ thể hóa các chương trình trọng điểm của UBND huyện và Nghị quyết Đảng ủy - HĐND xã về chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2021.
Được sự quan tâm của UBND huyện hỗ trợ 187 tấn xi măng với chiều dài 1043m cho các thôn để bê tông hóa giao thông nông thôn kèm theo Quyết định số: 492/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2021 của UBND huyện Quảng Điền, đã hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí 699.575.000 đồng (trong đó: Nhà nước hỗ trợ 253.385.000 đồng, nhân dân đóng góp: 446.190.000 đồng). UBND xã đã trích nguồn kinh phí để hỗ trợ xi măng cho các thôn theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 2 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân xã Quảng Thái về việc phê duyệt danh mục công trình và khối lượng xi măng hổ trợ để bê tông hóa giao thông nông thôn xã Quảng Thái năm 2021 với tổng chiều dài: 1224m, 220 tấn xi măng, đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí:787.630.000 đồng (trong đó: Nhà nước hỗ trợ 298.210.000 đồng, nhân dân đóng góp: 489.420.000 đồng).
Theo kết quả UBND huyện tổ chức rà soát, kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Kết quả rà soát cụ thể như sau: Đã đạt 13/19 tiêu chí, còn 06 tiêu chí chưa đạt: Giao thông; thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; có ít nhất 01 mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến; thu nhập; hộ nghèo; nâng cao trình độ dân trí của người dân.
Tập trung giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới. Xây dựng từ 01 thôn đạt Nông thôn mới kiểu mẫu, 05 vườn mẫu. Thực hiện xây dựng cánh đồng lớn, chỉnh trang đồng ruộng, mở rộng hợp tác, kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân; đào tạo nghề cho lao động để phục vụ sản xuất; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thành phần tham gia xây dựng cánh đồng lớn; xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
6. Các thành phần kinh tế có bước phát triển khá
Đã quan tâm và tạo điều kiện cho các hợp tác xã trên địa bàn hoạt động theo quy định của pháp luật; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã đi vào hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là trong công tác điều hành sản xuất, phát triển các loại hình dịch vụ, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của các hợp tác xã.
7. Về lĩnh vực tài chính, ngân sách
Công tác quản lý thu, chi ngân sách từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo theo đúng quy định và dự toán. Tăng cường công tác quản lý điều hành, chỉ đạo bộ phận kế toán khắc phục những thiếu sót hạn chế tiếp tục phát huy trong công tác quản lý, lập và phân bổ dự toán thu, chi Ngân sách đảm bảo đúng quy định của Nhà Nước. Ngoài ra, chỉ đạo việc thực hiện lập hồ sơ quyết toán các công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng theo đúng quy định.
Tổng thu ngân năm 2021: 15,310 tỷ đồng, đạt 161,35 % so với dự toán. Trong đó:
Thu các khoản phân chia theo tỷ lệ: 9,172 tỷ đồng, đạt 165,8%
Thu bổ sung Ngân sách cấp trên: 5,453,6 tỷ đồng, đạt 137,7 %
Thu chuyển nguồn năm 2020 sang: 684, 860 triệu đồng
Tổng chi ngân sách năm 2021: 15,310 tỷ đồng.
Trong đó : - Chi đầu tư XDCB : 8,794,380 tỷ đồng.
Kết dư ngân sách: 0 đồng.
Chi tiết thu : Thu cấp quyền sử dụng đất 8,794,380 tỷ đồng, đạt 168,1 % kế hoạch; thu ngoài quốc doanh 178 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch; thu phí- lệ phí 62,1 triệu đồng, đạt 135% kế hoạch; thuế thu nhập cá nhân 142,9 triệu đồng, đạt 158,8 % kế hoạch; thu khác ngân sách 138,4 triệu đồng, đạt 197,8% kế hoạch.
II. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
1. Về Giáo dục - đào tạo
Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo có bước phát triển khá, Công tác huy động và duy trì số lượng các đơn vị cụ thể
- Trường Mầm non
Được duy trì và phát triển, Tổng số cháu duy trì đến cuối năm học là: 328 cháu, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, nhà trẻ Mẩu giáo 248 cháu, huy động đạt 100%, trong đó trẻ 5 tuổi 77 cháu, huy động đạt 100% và được đánh giá theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi.
- Trường Tiểu học
Tổng số 333 học sinh duy trì trên 12 lớp, tình hình học sinh ổn định, duy trì 100% kể từ sau kỳ nghỉ Tết và dịch COVID-19 tiếp tục học trở lại; trong năm học 2020-2021 có 5 học sinh đạt giải cấp tỉnh, 12 học sinh đạt giải cấp huyện; 151 học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện, trường được UBND huyện tặng cờ khuyến khích trong Phong trào xây dựng trường học, cơ quan đơn vị “Xanh- sạch - đẹp”.
Đã làm tốt công tác huy động học sinh đến trường, Kết quả PCGDTH đạt mức độ 3 năm 2021.
- Trường THCS Lê Xuân
Tổng số 261 học sinh, số học sinh tham gia học nghề khóa 8 có 61 học sinh, đạt tỷ lệ 100%; học sinh theo học tiếng Anh hệ 10 năm có 195 học sinh (khối 6,7,8), theo học tiếng Anh hệ 7 năm có 66 học sinh (khối 9).
Trong năm học 2020-2021 đã có nhiều em học sinh đạt thành tích cao trong các hội thi cấp tỉnh, huyện do ngành tổ chức,
Tiếp tục duy trì đơn vị Phổ cập giáo dục Xóa mù chữ: đạt mức độ 2 năm 2021; Phổ cập Mầm non trẻ 5 tuổi đạt chuẩn; Cấp Tiểu học: Kết quả PCGDTH đạt mức độ 3 năm 2021; Cấp Trung học: Kết quả PCGDTH đạt mức độ 2 năm 2021. Tiếp tục giữ vững Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đã làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh các cấp. Tỷ lệ học sinh THCS bỏ học giảm, chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà được nâng lên. Nhiều học sinh đã tham gia và đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếp tục được quan tâm đầu tư. Công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều kết quả tích cực, phong trào khuyến học, khuyến tài ở các thôn, các ngành, các dòng họ phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng xã hội học tập.
Đã chỉ đạo các trường tổ chức vệ sinh, phun khử trùng Cloramin B, phòng lây nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Duy trì công tác kiểm tra, giám sát, ổn định trường lớp để nâng cao chất lượng dạy và học, chỉ đạo các trường học ôn tập, học tập năm học 2020-2021 do ảnh hưởng dịch COVID-19 và chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất đảm bảo cho năm học mới 2021-2022.
2. Về Văn hóa, thể dục thể thao
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao có những chuyển biến đáng kể , được duy trì và phát triển khá. Công tác nâng cao đời sống văn hóa tiếp tục được duy trì và phát triển với trọng tâm là xây dựng làng, cơ quan, trường học văn hóa; xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu gắn đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào luyện tập thể dục, thể thao tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, tỷ lệ người dân luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên ngày càng tăng.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác rà soát, đánh giá chất lượng thôn văn hóa ngày càng thực chất, hạn chế được bệnh hình thức trong khâu đánh giá. Chuẩn bị hồ sơ để phối hợp với Ban chỉ đạo huyện kiểm tra phúc tra công nhận lại các cơ quan, đơn vị, làng, thôn công nhận lại danh hiệu văn hóa năm 2021 (toàn xã dự kiến có 7/7 thôn, /5 cơ quan([7]) được công nhận và công nhận lại đạt chuẩn văn hóa). Nếp sống văn minh ở nông thôn được quan tâm. Các tệ nạn xã hội, các hủ tục, tập quán lạc hậu từng bước được đẩy lùi; ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên.
UBND xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan với nhiều hình thức phong phú nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn các sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Tổ chức thành công Đại hội TDTT xã Quảng Thái lần thứ VI, năm 2021, đảm bảo có hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan tại Trung tâm xã và các thôn, đồng thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các thôn tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid- 2019. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ công dân nước ngoài, việt kiều, người lao động đi và về từ các địa phương có dịch trở về trên địa bàn xã.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, triển khai cài đặt khai báo y tế và ứng dụng Bluzon trên thiết bị thông minh toàn dân, nhằm đảm bảo hoàn thành công việc và phù hợp với công tác phòng chống dịch thường xuyên tổ chức giao ban trực tuyến từ huyện đến xã để tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống dịch Covid - 19.
3. Về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Thực hiện tốt chương trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời phát động toàn ngành y tế phát huy tinh thần trách nhiệm “Lương y như từ mẫu” đẩy mạnh công tác tuyền thông DSKHHGĐ. Triển khai chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt I/2021.
Đã chỉ đạo Trạm Y tế tăng cường thực hiện tốt công tác khám bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trong năm đã thực hiện khám thẻ Bảo hiểm 2877 lượt. Đã triển khai tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, uống Vitamin A đạt 100% kế hoạch
Đã chỉ đạo tổng kết công tác DSKHHGĐ năm 2020, triển khai thực hiện tốt các đợt chiến dịch truyền thông dân số, lồng ghép dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
Tỷ lệ con thứ 3 trở lên 18,5% tăng 0,5% so với cùng kỳ 2020, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống còn 9,8%; Đã tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, các nhà tài trợ để chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật.
- Tham mưu tổ chức thực hiện công tác tổng vệ sinh, phun khử trùng Cloramin B phòng, chống dịch bệnh Covid- 2019 tại các cơ quan, trường học, các chợ, các trung tâm giao thông và các địa điểm đông người trên địa bàn xã.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền và các chuyên mục phòng, chống dịch bệnh Covid- 2019 để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân; Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ công dân nước ngoài, việt kiều, người lao động đi và về từ các địa phương có dịch trở về trên địa bàn xã (UBND xã đã tiếp nhận, quản lý 1622 trường hợp, trong đó có 94 trường hợp hoàn thành cách ly tập trung, 196 trường hợp cách ly tại nhà, có 5 F0 hoàn thành điều trị đã ổn định, 02 trường hợp F1, 103 trường hợp F2).
4. Về thực hiện chính sách xã hội
Chương trình giảm nghèo được triển khai tích cực, đã chỉ đạo lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với công tác giảm nghèo bền vững. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 43,5/40 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay (2021) còn 7,46%(108) hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 7,53% (109 hộ), trong đó hộ nghèo đã trừ đối tượng bảo trợ xã hội còn 2,76%.
- Đã tiếp tục quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo trong dịp Lễ, Tết; đã thực hiện chi trả kịp thời, chính xác chế độ chính sách theo quy định của cấp trên cho các đối tượng.
Tiếp tục triển khai xây dựng, sửa chữa nhà ở cho đối tượng chương trình nhà theo hướng dẫn Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2021) xã Quảng Thái có 07 hộ gia đình được phê duyệt, hỗ trợ, Hiện các gia đình đã hoàn thành việc sữa chữa, đã nhận đủ kinh phí hỗ trợ tổng kinh phí 140 triệu đồng.
Đã thực hiện tốt việc chi trả tiền điều dưỡng tại nhà năm 2021 cho 88 người với kinh phí 97,680,000. Đã tặng quà mừng thọ của Chủ tịch Nước cho 03 cụ tròn 100 tuổi trên địa, tổ chức tặng quà Mừng thọ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với 06 cụ tròn 90 tuổi và chúc thọ, mừng thọ đối tượng cao tuổi tròn 70,75, 80, 85, 95 năm 2021 trên địa bàn xã 79 người.
Tiền quà Tết Nguyên đán Tân Sửu và 27/7/2021, UBND xã đã đi thăm kịp thời, đảm bảo cho đối tượng. Tiếp nhận, thụ lý 08 hồ sơ thờ cúng liệt sỹ; Đã chi trả tiền thờ cúng liệt sĩ năm 2021: 249 người, 500.000đồng/người, tổng kinh phí 124.500.000đồng.
- Đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người tham gia hiến máu tình nguyện năm 2021, Kết quả có 63/60 người tham gia hiến máu đạt 105,3 % chỉ tiêu huyện giao. Trong năm đã phối hợp với Trung tâm gióa dục-hướng nghiệp huyện đã mở lớp nâu ăn trên địa bàn xã Quảng Thái với số lượng 30 học viên và đã được cấp giấy chứng nhận.
.- UBND xã đã phối hợp rà soát, thống kê các đối tượng theo Nghị quyết số 84/NQ-HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 26 tháng 8 năm 2021 của HĐND tỉnh về việc Quy định phân cấp nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 01/7/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết số 84/NQ-HĐND); Đến nay đã tiếp nhận 04 hồ sơ liên quan đến dịch Covid-19 ([8]). Hiện nay đã tham mưu tổ chức thẩm định đạt 03 hồ sơ và đã trình UBND huyện.
III. Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn giảm nghèo bền vững
1. Chương trình giảm nghèo bền vững
Đã tập trung chỉ đạo các giải pháp lồng ghép chương trình giảm nghèo bền vững với các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đồng thời đề xuất bổ sung các hộ gia đình được thụ hưởng dự án GCF cho hộ nghèo; xây dựng nhà đại đoàn kết (tập trung các nguồn lực hỗ trợ cho các hộ để thoát nghèo).
Thực hiện xây dựng cánh đồng lớn, chỉnh trang đồng ruộng, mở rộng hợp tác, kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân; đào tạo nghề cho lao động để phục vụ sản xuất; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thành phần tham gia xây dựng cánh đồng lớn; xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
2. Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất. Triển khai mô hình cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao, về chuyển đổi các mô hình kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, tạo thu nhập cao cho người dân. Chỉ đạo các hợp tác xã tập trung xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trên vùng ruộng Ô 773 với 34,2 ha; vùng ruộng Ô Bắc Biên với 40 ha.
Tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với kinh tế vườn. Chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình trồng cây mướp đắng theo hướng tập trung, đảm bảo an toàn, hiệu quả gắn với liên kết chuỗi giá trị, trồng trọt, chế biến và tiêu thụ trên thị trường. Đẩy mạnh và tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hửu cơ và an toàn sinh học gắn với quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại. Tiếp tục phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo quy hoạch. Đẩy mạnh việc khai thác thủy sản trên vùng đầm phá gắn với tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tập trung phát triển kinh tế trang trại vùng rú cát theo hướng đa dạng hóa sản xuất, trang trại tổng hợp, chuyển đổi mô hình sản xuất trên vùng cát trang trại; Cơ sở chế biến tinh bột nghệ Trần May đưa sản phẩm tinh bột nghệ từng bước ra thị trường. Nhiều hộ đã triển khai mô hình trồng nghệ, trồng cỏ nuôi bò, nhân rộng diện tích trồng ném và các loại cây trồng khác.
Tiếp tục rà soát các các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và đề xuất 01 dự án để hỗ trợ vốn khuyến công tỉnh đối với cơ sở xay xát gạo của ông Hoàng Đình Lâm, xã Quảng Thái hiện nay đã đưa vào sử dụng.
Đã tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình liên kết trồng cây mướp đắng theo hướng VietGAP tại thôn Tây Hoàng. Tập trung vận động người dân hưởng ứng xây dựng khu vực trồng mướp đắng tập trung gắn với xây dựng vườn mẫu, đồng thời thực hiện liên kết chuổi giá trị và tìm đầu ra cho sản phẩm mướp đắng Quảng Thái. Cở sở máy ép Dầu Lạc Hồ Lượng, dầu Dừa Đoan Ngọ và đưa sản phẩm từng bước ra thị trường.
IV. Về công tác Quốc phòng - An ninh
1. Công tác Quốc phòng
- Đã chỉ đạo xây dựng các kế hoạch để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng trong năm 2021; đồng thời đã tổ chức thăm hỏi tặng quà và tiễn đưa 13 thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2021 (11 Quân sự, 02 Công an), tham gia tâp huấn tại huyện, tỉnh đúng theo thành phần và đối tương; tổ chức ra quân huấn luyện quân sự năm 2021 cho 45 đồng chí dân quân tự vệ, hoàn thành việc đăng ký độ tuổi 17 và phương tiện kỹ thuật kinh tế quốc dân năm 2021. Kết quả có 54/54 thanh niên đăng ký đạt 100 % tổng số thanh niên trong độ tuổi; thanh niên trực tiếp đến đăng ký 43/54 đạt 81,4%, 11/54 thanh niên bận học gia đình đăng ký thay, chiếm tỷ lệ 18,6%; vắng 0 thanh niên.
- Đã triển khai thực hiện tốt kế hoạch tổ chức phúc tra sơ tuyển độ tuổi 18-25 và 26-27 tuổi đối với thanh niên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng nhằm chuẩn bị tốt nguồn tuyển quân 2022.
- Năm 2021 lập biên bản đề nghị ra Quyết định xử phạt 31 trường hợp không tham gia sơ tuyển để đảm bảo công bằng xã hội và thực thi pháp luật (Thu 31.000.000 đồng) theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính quốc phòng cơ yếu.
Tập trung trực chiến bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
2. Công tác An ninh
- Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được ổn định, giữ vững. Đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng công tác trực sẵn sàng chiến đấu 24/24 tại trụ sở cơ quan, đơn vị nhằm bảo vệ ổn định địa bàn, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán và các ngày Lể lớn trong năm, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026;
- Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn giao thông trong dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán; tăng cường công tác trực sẵn sàng chiến đấu nhằm bảo vệ ổn định địa bàn để bảo vệ Đại hội Đảng lần thứ XIII và Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, đặc biệt chỉ đạo lực lượng Công an, Quân sự tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; nắm chắc tình hình lao động ngoài nước và lao động từ vùng có dịch về lưu trú tại địa phương nên tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ ổn định không có vấn đề đột biến xảy ra.
- Đã chỉ đạo Ban Công an xã xây dựng kế hoạch mở đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn giao thông trong dịp trước, trong và sau bầu cử Đại biểu Quốc Hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
- Tiếp tục cập nhập, hoàn thiện dữ liệu thu thập thông tin dân cư, phối hợp tổ chức cấp căn cước công dân; rà soát, thống kê dữ liệu, lập danh sách cử tri chuẩn bị niêm yết phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
- Triển khai đăng ký quản lý hộ khẩu, giải quyết đăng ký tạm trú, tạm vắng cho nhân dân kịp thời đúng theo luật định và tiếp tục cập nhập, hoàn thiện dữ liệu thu thập thông tin dân cư, phối hợp tổ chức cấp căn cước công dân; rà soát, thống kê dữ liệu thực hiện kế hoạch thu thập thông tin dân cư trên địa bàn theo nguồn dữ liệu Quốc gia.
Đã tiến hành tổ chức tổng kết công tác An ninh - Quốc phòng năm 2020 và triển khai công tác năm 2021 trên địa bàn.
V. Công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính
1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Tập trung chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến thi hành pháp luật trong nhân dân, không ngừng nâng cao nhận thức pháp luật. Thực hiện tốt phương châm " Sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật".
2. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân và tư pháp
Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân đúng theo quy định của pháp luật, UBND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch để tiếp công dân hàng tuần theo quy định (định kỳ ngày thứ 5 hàng tuần), trong năm 2021, UBND xã đã tiếp nhận 17 đơn kiến nghị của công dân về việc liên quan xác định ranh giới đất vườn và tranh chấp đất đai, đã chỉ đạo các bộ phận liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành.
Nhờ làm tốt công tác tiếp dân thường xuyên, định kỳ và công tác hòa giải ở cơ sở, qua đó các đơn thư khiếu nại, tố cáo không xảy ra trên địa bàn xã.
3. Công tác tổ chức bộ máy
Không ngừng nâng cao công tác đào tạo cán bộ, thực hiện tốt các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công chức theo quyết định của UBND huyện.
Triển khai kế hoạch chương trình trọng điểm và nâng cao công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành của bộ máy quản lý nhà nước năm 2021. Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Từng bước củng cố, kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới;
Triển khai thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.
Thông tư số 13/2019/TT- BNV ngày 6 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND);
Đã tham gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026; Tập trung công tác tổ chức Bầu cử Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, nhiệm kỳ 2021-2023 hoàn thành đảm bảo có hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao; việc quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, khen thưởng, kỷ luật ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo dân chủ, công khai và phát huy được tính chủ động của cơ quan, đơn vị. Đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng quy định.
4. Công tác cải cách hành chính
Ngay từ cuối năm 2020, UBND xã đã ban hành các Kế hoạch liên quan đến công tác cải cách hành chính năm 2021[9]; các văn bản quy phạm pháp luật do các cấp ban hành đã được triển khai và áp dụng đầy đủ và được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, UBND xã đã tập trung chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các cán bộ, công chức trong cơ quan UBND xã duy trì và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 tại UBND xã.
- Tiếp tục chỉ đạo công tác niêm yết công khai các thông tin về địa chỉ, email, số điện thoại của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, khiếu nại trên trang thông tin điện tử của xã để tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Chỉ đạo kịp thời rà soát, cập nhật các thủ tục hành chính của cấp trên để niêm yết và đưa vào thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết thủ tục hành chính và giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị.
- Tiếp tục chỉ đạo công tác tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nghiêm giờ giấc làm việc, văn hóa công sở, nâng cao chất lượng giải quyết công việc đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước ngày càng được quan tâm. UBND xã đã chỉ đạo bộ phận, cán bộ công chức chuyên môn chấn chỉnh những hạn chế, khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới.
- Chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một của liên thông đảm bảo theo quy định thủ tục hành chính được UBND tỉnh ban hành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn công dân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.
Trong thời gian qua bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả: bộ phận Địa chính đã giải quyêt 40 trường hợp đã chuyển lên cấp có thẩm quyền giải quyết; lĩnh vực VHXH giải quyết 74 trường hợp; lĩnh vực Tư pháp đã chứng thực bản sao 734 trường hợp, chứng thực chữ ký 172 trường hợp, chứng thực hợp đồng 58 trường hợp. Tổng số tiền thu được 25.289.000 đồng. Về tư pháp hộ tịch đã tiếp nhận 330 hồ sơ (đăng ký khai sinh 186 trường hợp, khai tử 71 trường hợp, xác nhận tình trạng hôn nhân 44 trường hợp, kết hôn 29 trường hợp).
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
TT
|
Chỉ tiêu chủ yếu
|
ĐVT
|
KH 2021
|
Ước TH 2021
|
Đánh giá
|
1
|
Thu nhập bình quân đầu người trên 32 triệu đồng/năm.
|
Trđ/ người
|
40
|
43,5
|
Đạt
|
2
|
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phần ngân sách xã (tiền đất) khoảng 3,5 tỷ đồng.
|
Tỷ
|
3,5
|
8,794,380
|
Đạt
|
3
|
Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4 tỷ đồng.
|
Tỷ
|
4
|
9,172,000
|
Đạt
|
4
|
Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1 % theo chuẩn mới
|
Giảm %
|
1
|
1
|
Đạt
|
5
|
Đưa trên 15 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
|
Người
|
15
|
03
|
Chưa đạt
|
6
|
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm trên 90%.
|
%
|
90
|
99,47
|
Đạt
|
7
|
Vận động nhân dân tham gia BHYT toàn dân đạt 98%, BHXH tự nguyện đạt 5%.
|
%
|
98
|
100
|
Đạt
|
8
|
Vận động hộ gia đình tham gia phân loại rác thải đạt trên 50%.
|
%
|
50
|
60
|
Đạt
|
9
|
Phấn đấu đạt 01 thôn kiểu mẫu (thôn Lai Hà) và 5 vườn mẫu.
|
|
1
|
1
|
Đạt
|
C. NHỮNG HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm cần sớm được khắc phục, đó là:
1. Dịch Covid-19 tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Công tác xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
2. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có chuyển biến mạnh, một số mô hình sản xuất có hiệu quả tuy được triển khai nhân rộng nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao. Chăn nuôi gặp một số khó khăn do trong thời gian qua bị ảnh hưởng Dịch bệnh, người dân chưa mạnh dạn khôi phục và ổn định đàn nuôi, do nguồn lợn giống để cung cấp cho các hộ nuôi đang khan hiếm, Giá vật tư đầu vào, nhất là thức ăn chăn nuôi tăng cao gây khó khăn cho người chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi quy mô lớn.
3. Việc triển khai quy hoạch tổng thể về nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều khó khăn, số lồng nuôi giảm mạnh, việc khôi phục lại vùng nuôi cá lồng trên phá vẫn còn chậm, kết quả đạt chưa cao. Là địa phương có lợi thế về lĩnh vực thủy sản nhưng công tác chỉ đạo để phát huy hiệu quả trong việc tổ chức nuôi trồng, khai thác trên lĩnh vực này còn hạn chế, thiếu ổn định, tình trạng đánh bắt bằng xung điện, giã cào tuy được tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý nhưng vẫn còn xảy ra trên địa bàn.
4. Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp của các HTX sản xuất nông nghiệp tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa được thể hiện rõ nét; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh, chưa tạo được bước phát triển từ các chương trình trọng điểm được triển khai từ đầu năm.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa mạnh, còn hạn chế về việc đưa công nghệ vào quá trình sản xuất; các mô hình làm ăn có hiệu quả chậm được nhân rộng; kinh tế trang trại phát triển với mức độ cầm chừng; kinh tế vườn chưa được quan tâm đúng mức; chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Hợp tác xã còn nhiều hạn chế.
5. Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật chưa được triển khai thường xuyên cho nên tình hình vi phạm pháp luật trên lĩnh vực TTATXH, tình hình gây mất trật tự trộm cắp, phạm pháp hình sự, tình hình vi phạm luật giao thông có dấu hiệu gia tăng mà chủ yếu là ở lực lượng thanh thiếu niên. Công tác gọi công dân nhập ngũ, nhất là công tác sơ tuyển còn gặp nhiều khó khăn, một số thanh niên đi làm ăn xa không tham gia được do bị kẹt bởi dịch Covid -19.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2022
A. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM
I. Mục tiêu
Tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của cấp trên để đầu tư cho phát triển sản xuất; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
II. Các chỉ tiêu chủ yếu
-
Thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm.
-
Đưa trên 10 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phần ngân sách xã (tiền đất) khoảng 3 tỷ đồng.
4. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã đạt trên 3,5 tỷ đồng (trong đó thu tiền đấu giá đất 3 tỷ).
5. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1%.
6. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm trên 90%.
7. Vận động nhân dân tham gia BHYT toàn dân đạt 100%, BHXH tự nguyện đạt 7%.
8. Vận động hộ gia đình tham gia phân loại rác thải đạt trên 50%.
9. Phấn đấu đạt 01 thôn kiểu mẫu (thôn Lai Hà) và 5 vườn mẫu.
III. Các chương trình trọng điểm
Năm 2022, xác định các chương trình trọng điểm cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện sau đây:
1. Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu gắn với giảm nghèo bền vững
2. Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng.
IV. Nhiệm vụ trọng tâm
1. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại; vận động một số hộ dân mạnh dạn thực hiện các mô hình và tìm tòi để du nhập một số mô hình mà các vùng khác làm có hiệu quả. Tích cực triển khai hỗ trợ thực hiện mô hình trồng và chế Mướp đắng theo định hướng VietGAP; tập trung, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tinh bột nghệ, dầu sả, mướp đắng Quảng Thái gắn với liên kết chuổi giá trị sản xuất, chế biến và đầu ra cho các sản phẩm trên thị trường.
Khôi phục lại vùng nuôi cá lồng khu vực thôn Lai Hà, Trung Làng từng bước sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản để tăng nguồn thu nhâp cho người dân và gắn với công tác bảo vệ môi trường trên vùng đầm phá với khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời xúc tiến quy hoạch từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng để chỉnh trang khu vực trung tâm xã và tạo quỹ đất đấu giá ở khu dân cư trung tâm xã, khu vực đường Tỉnh lộ11c. Phát huy nội lực và tranh thủ các nguồn đầu tư của cấp trên nhằm để sớm đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng để tạo điều kiện góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển sản xuất, dân sinh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
3. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cấp ủy, chính quyền và cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ xã đến thôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, nhất là lĩnh vực quản lý ngân sách, quản lý đất đai...Thực hiện tốt công tác triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để dành ngân sách trả nợ chi tiêu thường xuyên góp phần ổn định ngân sách để tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách.
4. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình nông thôn mới nâng cao và thôn, vườn kiểu mẫu gắn với việc thưc hiện tái cơ cấu nông nghiệp, giảm nghèo bền vững theo hướng liên kết chuỗi giá trị và chương trình mỗi xã môt sản phẩm.
5.Tích cực đẩy mạnh công tác vận động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng.
B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Trên lĩnh vực kinh tế
1. Về phát triển nông nghiệp toàn diện
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng an toàn, hiệu quả.
1.1. Trồng trọt
- Tiếp tục ổn định diện tích gieo trồng khoảng 900 ha, trong đó lúa 740 ha; rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 140 ha. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất bình quân đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 4500 tấn.
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất. Triển khai mô hình cánh đồng mẫu lúa chất lượng với quy mô 75 ha/2 xứ đồng. Đưa vào sản xuất 10 ha lúa chất lượng cao ở HTX Tam Giang.Tập trung chỉ đạo làm tốt khâu giống, thủy lợi và tăng cường thâm canh, phấn đấu tăng năng suất lúa bình quân đạt trên 60 tạ/ha/vụ.
- Tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với kinh tế vườn, xây dựng các vườn kiễu mẫu, cải tạo vườn tạp, như cây mướp đắng trái vụ, nghệ, ném, ớt, thuốc lá. riềng. Chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình trồng cây mướp đắng theo hướng tập trung, đảm bảo an toàn, hiệu quả gắn với liên kết chuỗi giá trị, trồng trọt, chế biến và tiêu thụ trên thị trường.
1.2. Chăn nuôi
- Đẩy mạnh và duy trì tái đàn, ổn định đàn, tập trung phát triển chăn nuôi với quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại([10]), tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Duy trì và phát triển tỷ lệ đàn lợn nái máu ngoại trên 75%. Khuyến khích tái đàn theo hướng gia trại, hữu cơ theo chỉ đạo của UBND tỉnh trong chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
1.3. Nuôi trồng thủy sản
- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo quy hoạch; duy trì và phát triển nuôi cá lồng trên phá Tam Giang với quy mô khoảng 30-50 lồng. Mở rộng diện tích nuôi ao hồ, mô hình cá-lúa, cá-sen theo chương trình phục hồi sinh kế.
- Đẩy mạnh việc khai thác thủy sản trên vùng đầm phá gắn với tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý tốt việc khai thác nò sáo trên phá Tam Giang theo quy hoạch; phát huy tốt vai trò tự quản của 02 chi hội nghề cá trong việc quản lý, khai thác thủy sản, phòng chống khai thác hủy diệt. Phấn đấu khai thác, đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng thủy sản đạt trên 250 tấn.
1.4. Phát triển kinh tế trang trại
- Tập trung phát triển kinh tế trang trại vùng rú cát theo hướng đa dạng hóa sản xuất, trang trại tổng hợp kết hợp giữa trồng trọt, làm nấm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng kinh tế. Phát huy mô hình trồng ném, trồng nghệ, ớt trái vụ. Tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và đưa vào sản xuất các mô hình phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, như mướp đắng trái vụ, nuôi kỳ nhông (Dông). Đưa vào sản xuất cây dược liệu (Sâm cau) và các loại cây có giá trị kinh tế khác.
- Tranh thủ, kêu gọi nguồn lực để từng bước đầu tư hệ thống nước sạch, đài truyền thanh vào khu vực trang trại. Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ, tạo điều kiện và đề nghị với cấp trên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại cho các hộ dân. Phấn đấu có 3 - 5 trang trại có doanh thu trên 800 triệu đồng/năm. Có 02 trang trại có doanh thu từ 1,1 -1,5 tỷ đồng/năm.
2. Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- Tiếp tục duy trì và phát triển ngành nghề hiện có trên địa bàn như cơ khí, mộc, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; đồng thời tích cực tìm kiếm để du nhập một số ngành nghề mới về trên địa bàn.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tại khu trung tâm xã, khu vực và các khu đông dân cư ở các thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh dịch vụ thương mại ở chợ Nịu và khu quy hoạch xung quanh. Khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp, dịch vụ vận tải, xây dựng, sửa chữa, buôn bán máy móc, thiết bị, dịch vụ ăn uống, giải khát.
- Khuyến khích, hỗ trợ nguồn khuyến công để thực hiện các mô hình, máy móc, thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, người dân nâng cao năng lực sản xuất; mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ ra bên ngoài hợp tác xã; có kế hoạch liên doanh, chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã và với các doanh nghiệp trong việc thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác khuyến khích, tạo điều kiện về vốn, tư liệu sản xuất để các chủ ngành nghề, dịch vụ hiện có mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tiến tới thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc Hợp tác xã.
- Mạnh dạn đưa một số sản phẩm nông sản sạch của Quảng Thái (mướp, nấm rơm, nghệ) đến bày bán tại các cửa hàng, hội chợ nông sản trên địa bàn để giới thiệu, quản bá sản phẩm.
3. Về lĩnh vực tài chính - ngân sách
- Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý và sử dụng ngân sách đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và theo dự toán được phân bổ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để góp phần ổn định ngân sách tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách.
- Tiếp tục phát huy nguồn lực để huy động các nguồn thu, nhất là các khoản thu ngoài quốc doanh. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân việc thu các loại quỹ, phí-lệ phí trong nhân dân, đảm bảo các khoản thu đều đạt kế hoạch đề ra nhằm phục vụ tốt cho hoạt động quản lý, điều hành từ xã đến thôn.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc tổ chức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, nhất là khu quy hoạch xung quanh chợ Nịu, khu vực dọc Tỉnh lộ 11C và quỹ đất xen ghép ở khu dân cư, vừa tạo nguồn thu ngân sách, phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo thuận lợi trong công tác quản lý đất đai ở địa phương.
- Phối hợp tốt với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tranh thủ nguồn vốn vay phục vụ cho nhân dân sản xuất, kinh doanh; đồng thời phối hợp làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, không để tình trạng nợ quá hạn tồn đọng kéo dài.
4. Về đầu tư xây dựng cơ bản
- Tranh thủ các chương trình, dự án để từng bước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đường liên thôn đã xuống cấp trên địa bàn. Có giải pháp đề nghị với cấp trên tăng cường đầu tư hệ thống điện rẽ nhánh ở các khu dân cư. Tích cực kêu gọi và tranh thủ các nguồn lực để đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất vùng trang trại và vùng nội đồng.
- Tiếp tục thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Chỉ đạo các thôn trên địa bàn làm tốt công tác huy động nguồn lực trong nhân dân để triển khai xây dựng các tuyến giao thông trục xóm từ nguồn hỗ trợ xi măng của Nhà nước.
Phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thành và lập thủ tục trình UBND huyện về việc phê duyệt quy hoạch phân lô chi tiết khu trung tâm xã.
5. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác quản lý về đất đai, giải quyết tốt các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất đai, không để xảy ra xây dựng trái phép trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác quản lý đất nghĩa địa.
- Tổ chức cắm mốc quy hoạch trang trại, khu vực quy hoạch dịch vụ gắn với đất ở dọc 2 bên đường TL 11C. Chủ động phối hợp các đơn vị tư vấn triển khai công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân phân loại rác tại hộ gia đình trước khi thu gom, vận chuyển.
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
6. Về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, tổ chức thực hiện của chính quyền và sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của trên; tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện từ Ban chỉ đạo, Ban quản lý và các thôn trong việc sơ, tổng kết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Tập trung giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới; đồng thời tranh thủ và huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án, nguồn lực trong nhân dân để duy trì và nâng cao các tiêu chí Nông thôn mới. Xây dựng từ 01 thôn đạt Nông thôn mới kiểu mẫu, 05 vườn mẫu.
- Thường xuyên rà soát việc thực hiện các tiêu chí theo lộ trình, công tác sơ kết, tổng kết, giao ban hàng quý, 06 tháng, năm có kế hoạch và giải pháp triển khai thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng đạt chuẩn nông thôn mới.
- Thực hiện xây dựng cánh đồng lớn, chỉnh trang đồng ruộng, mở rộng hợp tác, kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân; đào tạo nghề cho lao động để phục vụ sản xuất; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thành phần tham gia xây dựng cánh đồng lớn; xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật…
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng 5 nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, tham gia hiến đất, xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”; thôn, xóm, cơ quan sáng - xanh - sạch, không rác thải.
II. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
1. Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ở các cấp học. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng và ý thức của học sinh. Thực hiện tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh các cấp học, giảm thiểu học sinh THCS bỏ học giữa chừng.
- Đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (THCS Lê Xuân, Mầm Non), ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại đạt chuẩn.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục xóa mù chữ trên địa bàn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học xã. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo; làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn.
2. Phát triển Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành lối sống văn minh, lành mạnh; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Nâng cao chất lượng thôn, cơ quan, gia đình văn hóa. Phấn đấu trên 90% thôn, cơ quan đạt chuẩn văn hóa.
- Từng bước đầu tư hệ thống thiết chế thể thao; phát triển các hoạt động thể dục thể thao; vận động hình thành các câu lạc bộ thể thao trên địa bàn; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao; chú trọng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thông tin; thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa (dịch vụ internet, karaoke, karaoke di động), đảm bảo hoạt động lành mạnh, đúng pháp luật.
3. Tăng cường công tác Y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị cho người nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh đảm bảo sức khỏe trong nhân dân.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm đủ các loại văc-xin phòng bệnh, phấn đấu hạ thấp tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 10,5%.
- Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, lồng ghép các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình; duy trì và nâng cao chất lượng mô hình "cụm dân cư không có người sinh con thứ ba trở lên", phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn dưới 18,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,3%.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền và các chuyên mục phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân; Duy trì công tác kiểm tra, giám sát, ổn định trường lớp để nâng cao chất lượng dạy và học cho năm học mới 2021-2022. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ công dân nước ngoài, việt kiều, người lao động đi và về từ các địa phương có dịch trở về trên địa bàn xã.
4. Thực hiện tốt các chính sách xã hội
- Tiếp tục lồng ghép nguồn lực để triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Lồng ghép thực hiện các chính sách xã hội, chính sách phát triển kinh tế để giảm nhanh hộ nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 xuống dưới 5%.theo chuẩn mới
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quyết định 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt khu vực miền Trung; quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về nhà ở cho các đối tượng chính sách.
- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng theo quy định; đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; đồng thời triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội khác.
III. Tăng cường đảm bảo Quốc phòng - An ninh, giữ vững ổn định Chính trị và trật tự an toàn xã hội
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
2. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; giảm các loại tội phạm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; kiên quyết không để tệ nạn ma tuý xâm nhập học đường và trong thanh thiếu niên, kiềm chế tai nạn giao thông.
3. Chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, kiên quyết ngăn chặn kịp thời các hoạt động truyền đạo trái phép. Giữ vững an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn; nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn xã.
4. Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng quân sự, dân quân, dự bị động viên vững mạnh. Tổ chức tốt công tác huấn luyện, diễn tập chiến đấu phòng thủ xã năm 2022.
Thực hiện tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng. Triển khai thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2022 đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng;
IV. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính
1. Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền xã. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của chính quyền trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy tính chủ động, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, từng ngành, từng lĩnh vực và từng thôn, xóm trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên các lĩnh vực. Áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại UBND xã.
3. Tập trung củng cố, kiện toàn và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo số lượng, chất lượng, có trình độ, năng lực, có bản lĩnh chính trị, có tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
4. Quan tâm chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... Đồng thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương công vụ nhằm xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh.
5. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, Áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại UBND xã.
- Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính theo Chỉ thị số 19/CT-UBND, ngày 04/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức, có năng lực, có trách nhiệm, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường công tác của từng người. Đồng thời làm tốt công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, bổ sung, điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đề nghị cấp trên quan tâm bố trí kinh phí cho địa phương theo dự toán, danh mục các công trình thiết yếu (giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất....) cần đầu tư xây dựng đã được UBND xã đăng ký theo lộ trình từng năm và giai đoạn 2021-2025 để tạo điều kiện thuận lợi cho xã triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và đạt chuẩn Quốc gia về trường học. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ xi măng để huy động đóng góp của dân thực hiện bê tông hóa đường giao thông.
2. Đề nghị huyện quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đê Tây Phá Tam Giang từ Quảng Thái nối dài đến Quảng Lợi; đầu tư hoàn thiện hệ thống nước sạch, đài truyền thanh vào trang trại, hỗ trợ khuyến khích lưu thông hàng hóa tại vùng kinh tế trang trại. Đồng thời xúc tiến quy hoạch từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng để chỉnh trang khu vực trung tâm xã, cơ chế hỗ trợ quy hoạch khu vực đường Tỉnh lộ 11c.
3. Nguồn lực Ngân sách của địa phương quá khó khăn, do vậy việc đối ứng kinh phí triển khai các công trình xây dựng Nông thôn mới gặp nhiều trở ngại; việc hỗ trợ xi măng cho các thôn xây dựng các tuyến đường bê tông xóm, kiệt vẫn chưa đáp ứng theo nhu cầu. Kính đề nghị lãnh đạo huyện quan tâm, xem xét, hỗ trợ Ngân sách đầu tư xây dựng và hỗ trợ nguồn kinh phí đối ứng các công trình trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện giải quyết những khó khăn cho xã.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của xã Quảng Thái./.
([1]) Lạc: 38ha, năng suất 19 tạ/ha; khoai lang mỡ: 03 ha, năng suất 80 tạ/ha; rau các loại 4 ha, năng suất 100 tạ/ha; đậu các loại 7 ha; năng suất 8 tạ/ha; thuốc lá 20 ha, năng suất 30 tạ/ha; hoa sen 6 ha, năng suất 35,7 tạ/ha; mướp đắng 10 ha, năng suất 80 tạ/ha; ném 3 ha, năng suất 20 tạ/ha và một số rau màu các loại.
([2]) Tổng số lợn trên 1337 con, trâu 233 con, bò 163 con, dê 53 con, đàn gia cầm trên 89.130 con.
(3) Lợn 221 con (Nái 31 con), Bò 23 con (Bò Cái S.sản 16 con), Gà: 7705 con (Gà đẻ 500 con). Hộ ông Nguyễn Lực mô hình trang trại kết hợp có doanh thu từ 900 triệu – 1,5 tỷ đồng/năm. Có các hộ (ông Việt doanh thu từ 800 triệu – 1,1 tỷ đồng/năm; ông May, ông Tý, ông Thai, ông Trung có doanh thu từ 500 – 800 triệu đồng/năm. Có các hộ (ông Tuấn, ông An, ông Khoa) chăn nuôi gia trại kết hợp làm nấm, trồng ném,… có doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/năm.
([4]) Đến nay, toàn xã có 07 ô tô taxi, 11 xe ben vận tải nhỏ, 7 xe vận chuyển hàng hóa, 6 xe taxi loại 4 chỗ ngồi bảo đảm, 4 xe taxi loại 7 chỗ ngồi bảo đảm chất lượng, thu nhập bình quân mỗi xe 200 triệu đồng/năm để góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Hiện có: 03 cơ sở hàn gò, 06 hớt tóc, 8 may mặc, 38 thợ mộc, 40 thợ nề, 7 sửa chữa điện tử, 11 sửa chữa xe máy; 9 kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng, 01 cơ sở nhôm kính, 4 cơ sở cưa xẻ gỗ, 1 cơ sở nước máy, có 9 quầy kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khác. Có 02 hộ DNTN (xăng dầu, ăn uống giải khát), 01 hộ kinh doanh đồ gổ dân dụng mộc mỹ nghệ, 1 hộ dịch vụ kinh doanh đại lý thức ăn gia súc, 01 đại lý bia và nước giải khác, 03 quầy bán thuốc tây tư nhân, 01 quầy bán thuốc thú y, 3 hộ dịch vụ bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, 10 máy cày lớn, máy thổi lúa có 5 chiếc, máy bơm nước có 16 máy và có 5 trạm bơm điện hoạt động có hiệu quả.
([5]) Tại chợ Nịu mới có 180 tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại chợ; đã lấp đầy 64 lô và 04 ki ốt trong đình chính.
([6])Đã tập trung chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và tổ chức bàn giao nghiệm thu đưa vào sử dụng nhà Văn hóa thôn Đông Hồ, Trường Mầm non Quảng Thái, Đường ông Cẩn đến ông Tuân, Đường Kênh Cộ, Đường bê tông từ tỉnh lộ 4 đến vùng trang trại Tây Hoàng, Đường Tây Hoàng-Lai Hà (xóm 8); Trường Lê Xuân hạng mục: Các phòng chức năng, san nền kết hợp sân chơi bãi tập, nhà vệ sinh; Đường Bến Miệu - Trung Làng, Trạm Bơm tiêu Ô Làng HTX Tam Giang, Đường Tây Hoàng - Trang trại, Đê Kênh Mới (Bờ tả) kết hợp giao thông nội đồng, Hạ tầng kỹ thuật khu phố chợ, xã Quảng Thái (Giai đoạn 1), Trường Tiểu học, hạng mục: Nâng cấp, sửa chữa (Xây mới hàng rào 3 mặt cơ sở Tây Hoàng), Cầu qua khe Nam Giảng.
([7]) đến nay có 7/7 thôn, /5 cơ quan đạt chuẩn văn hóa 2021.
([8]) Có 03 hồ sơ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, gồm (Thôn Trung Kiều 01 hồ sơ, Trằm Ngang 02 hồ sơ)
[9] Kế hoạch số về việc triển khai công tác cải cách hành chính năm 2021; Kế hoạch về việc triển khai tuyên truyền công tác cải cách hành chính năm 2021; Kế hoạch về việc xây dựng kế hoạch văn bản quy phạm năm 2021; Kế hoạch về việc triển khai thực hiện việc rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn xã năm 2021; Kế hoạch về việc kiểm tra kỷ luật kỷ hành chính năm 2021; Kế hoạch về việc triển khai kế hoạch công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021; Kế hoạch về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021 và Kế hoạch về việc thực hiện công tác quản lý về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2021.
([10]) Phấn đấu trong năm 2022, tổng đàn trâu có trên 350 con, đàn bò trên 180 con, đàn dê 70 con, đàn lợn 5.800 – 6.000 con và đàn gia cầm trên 90.000 con.