Trong những năm trở lại đây, tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến phước tạp, cùng với đó là tình hình xâm thực mặn là cho đất canh tác nhiệm mặn đẫn đến chua phèn, gây ảnh hưởng lớn đến tình tình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và trên địa bàn xã Quảng Thái nói riên. Từ đó, mô hình “chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm-lúa theo hướng hữu cơ” được TT DVNN huyện phối hợp với UBND các xã Quảng Thái, Quảng Phước và Quảng An tiến hành chọn ra 05 hộ nuôi để thực hiện mô hình (trong đó xã Quảng Thái có 01 hộ), với mục đích nghiên cứu và thử nghiệm đưa vào nuôi, trồng để nhằm mục đích chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm-lúa là một hướng đi phù hợp với thực tế hiện nay, giúp các hộ sản xuất từng bước tiếp cận mô hình sản xuất mới, từ nguồn vốn tái cơ cấu nông nghiệp.
Sau 4,5 tháng thả nuôi, kết quả thu được như sau:
Tỷ lệ sống ước đạt 40%.
Ước tổng sản lượng tôm thu được: 140kg, lúa 6,4 tấn.
Nhìn chung, mô hình tôm trong ruộng lúa, tôm-lúa sinh trưởng phát triển khá tốt, tôm ít bị bệnh. tỷ lệ tôm trong mô hình khá cao, lúa phát triển ổn định và cho năng suất cao.
Năng suất bình quân của cả hai loại tôm, lúa đều cao hơn so với yêu cầu của mô hình. Sau 4,5 tháng thực hiện mô hình, hộ thực hiện mô hình có lợi nhuận cao, tổng giá trị sản lượng thu được 79,2 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn hộ thực hiện mô hình có thu nhập trên 45 triệu đồng.
Kết luận: Mô hình “chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm-lúa theo hướng hữu cơ” bước đầu cho thấy có hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, quá trình nuôi đối tượng tôm ít bị bệnh, tận dụng thức ăn cá tạp, ốc và các loại sâu trong ruộng lúa làm thức ăn cho tôm nên chi phí thức ăn của mô hình khá thấp. đây là mô hình tốt, đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời tiếp tục mở rộng mô hình để giải quyết được tình trạng nông dân bỏ hoang các diện tích ruộng bị nhiệm chua phèn ở các HTX SXNN trên địa bàn, giúp địa phương hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm.
CÁC HÌNH ẢNH CỦA BUỔI TỔNG KẾT