I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật; duy trì hiệu quả công tác chỉ đạo, quán triệt, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên phạm vi toàn huyện; đảm bảo từ 70% chính sách có tác động lớn đến xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án được tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) đến khi thông qua, ban hành văn bản QPPL.
2. Yêu cầu
- Phát huy vai trò của thành viên Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn và truyền thông dự thảo chính sách pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao.
- Xác định cụ thể nhiệm vụ, nội dung công việc; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện;
- Thời điểm thực hiện hoạt động truyền thông chính sách đối với các dự thảo chính sách được bắt đầu ngay từ khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Các hoạt động đề ra phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án.
- Hoàn thành việc quán triệt, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; có 70% chính sách có tác động lớn đến xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tổ chức truyền thông được bắt đầu ngay từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến khi thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Xác định cụ thể nhiệm vụ, nội dung công việc; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện;
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
Thủ trưởng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động quán triệt, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về nội dung vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Đề án đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý, cũng như đối với Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân xã.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức, cá nhân có liên quan
Thời gian thực hiện: năm 2024.
Sản phẩm: văn bản, báo cáo.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm .
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Bộ phận Tư pháp phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả, đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện việc thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc các Lĩnh vực chuyên môn phản ánh về lĩnh vực Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định./.