I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; qua đó giúp nâng cao nhận thức của người dân ở cơ sở về vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở; để hoạt động hòa giải ở cơ sở trở thành biện pháp cơ bản, đầu tiên để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng;
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở, năng lực của hòa giải viên và chất lượng công tác hòa giải; qua đó phấn đấu thực hiện hòa giải trên 90% các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn theo quy định được tiến hành hòa giải ở cơ sở, trong đó số vụ việc hòa giải thành đạt từ 80% trở lên trên tổng số vụ việc tiếp nhận.
2. Yêu cầu
- Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở đảm bảo theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở;
- Gắn công tác hòa giải ở cơ sở với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Hướng dẫn triển khai thực hiện
- Ban Tư pháp xã hướng dẫn các tổ hòa giải, tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.
- Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương; hướng dẫn lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2024
2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác hòa giải ở cơ sở
a. Bộ phận Tư pháp lập kinh phí cho công tác hòa giải trên cơ sở ngân sách địa phương đã được phân bổ đầu năm đúng theo quy định.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2024
b. Ban tư pháp có nhiệm vụ tổng hợp các kiến nghị về vướng mắc trong thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tham mưu Ủy ban nhân dân xã kiến nghị cấp trên sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian: Cả năm
3. Rà soát thành phần, hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở và củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải, đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật
a. Rà soát số lượng, thành phần các Tổ hòa giải ở cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở, bảo đảm cho hoạt động hòa giải.
- Ban tư pháp xã chủ trì thực hiện và báo cáo kết quả qua Ủy ban nhân dân xã để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện.
- Thời gian: Quý I/2024
b) Củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải, đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật
- Trên cơ sở kết quả rà soát và căn cứ quy định tại Điều 11 của Luật Hòa giải ở cơ sở về thôi làm hòa giải viên, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Bộ phận tư pháp tiến hành việc củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải.
- Thời gian: Cả năm
4. Tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên
- Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật hòa giải ở cơ sở và Điều 4 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân xã tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên.
- Thời gian: Quý II và Quý III/2024
5. Tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở
- Ban Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở do cấp trên tổ chức.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2024
6. Hỗ trợ tài liệu
- Bộ phận Tư pháp hỗ trợ tài liệu cho các Tổ hòa giải ở cơ sở.
- Thời gian thực hiện: Cả năm
7. Kiểm tra, thống kê, báo cáo việc triển khai thực hiện
a) Công tác kiểm tra
- Kiểm tra công tác hòa giải là một trong những nội dung trong Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
- Ban ngành chủ trì: Bộ phận tư pháp xã
- Ban ngành phối hợp: Các tổ hòa giải.
- Thời gian thực hiện: Quý II và quý III/2024.
b) Công tác thống kê, báo cáo
Việc thống kê, báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.
III. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở do ngân sách địa phương bố trí.
2. Huy động nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình, Đề án, dự án liên quan đang được triển khai thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các ban ngành xã căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, chủ động, phối hợp với ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện báo cáo kết quả về Bộ phận tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân xã.
2. Ban Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này và xây dựng báo cáo tham mưu Ủy ban nhân dân xã báo cáo lên cấp trên về tình hình thực hiện trong quý IV/2024./.