Kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
Ngày cập nhật 13/05/2024

Thực hiện Kế hoạch số 998/KH-BCĐLNVSATTP ngày 01/4/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Kế hoạch số 01/KH-BCĐ Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm huyện về việc triển khai  “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024, UBND xã xây dựng Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động), cụ thể như sau:

  1. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2024

An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, cấp bách, lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ Nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Ngày 21 tháng 10 năm 2022, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, để tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm an ninh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy và các cấp chính quyền, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; để đáp ứng ngày càng cao hơn trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, chủ đề “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 là:

        “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cơ quan, ban ngành, cán bộ, người lao động và Nhân dân trong việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian: Từ 15/4/2024 đến 15/5/2024.

2. Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn xã

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG

- Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, Tháng hành động năm 2024 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.

- Gắn trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

 1. Tổ chức triển khai “Tháng hành động”

Căn cứ vào thực tế tại địa phương để tổ chức Hội nghị hoặc tổ chức các hoạt động truyền thông phổ biến công tác triển khai “Tháng hành động” ở địa bàn.

Thời gian: Từ ngày 15/4/2024 đến 15/5/2024.

2. Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm

2.1. Khẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm Tháng hành động năm 2023

- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2023.

- Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chính quyền các cấp, của toàn xã hội.

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững.

- Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

- Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.

- Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

- Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người.

- Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn vì sự phát triển nông nghiệp bền vững.

2.2. Đối tượng ưu tiên truyền thông

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Người tiêu dùng.

2.3. Nội dung truyền thông

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đúng quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, hiểu đúng, dùng đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

- Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để đăng trên các Website.

3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Các cán bộ, công chức UBND xã, Trạm y tế xã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành; phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện triển khai công tác thanh kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm; tăng cường công tác giám sát, hậu kiểm, cảnh báo nguy cơ, xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm.

4. Công tác báo cáo tổng kết Tháng hành động

Kết thúc Tháng hành động năm 2024, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP xã báo cáo kết quả hoạt động (theo mẫu) về Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP huyện (qua Trung tâm Y tế Quảng Điền) trước ngày 15/5/2024 để tổng hợp báo cáo UBND huyện và Ban chỉ đạo tỉnh trước ngày 20/5/2024.

V. NGUỒN LỰC

1. Kinh phí

- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

2. Tài liệu

- Trạm y tế phối hợp với các ban ngành chủ động xây dựng tài liệu truyền thông phù hợp với tình hình địa phương dựa trên tài liệu tham khảo đăng trên trang điện tử của Cục ATTP (địa chỉ http://vfa.gov.vn) và các đơn vị liên quan (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương...).

VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

1. Trạm y tế xã

- Là cơ quan thường trực, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu cho  UBND xã để tổ chức triển khai tốt các hoạt động của “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tại địa phương trước ngày 15/5/2024; tổng hợp tham mưu UBND xã báo cáo theo quy định.

 - Xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để phối hợp triển khai tốt các nội dung của “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn như xây dựng các hình thức tổ chức phù hợp như: hội nghị, lễ phát động, diễu hành,... nhằm phổ biến công tác triển khai “Tháng hành động” ở địa bàn.

 - Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm để tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn.

- Tham mưu cho UBND xã tổ chức tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở trên địa bàn, hướng dẫn hồ sơ thủ tục cho các cơ sở đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở trên địa bàn.

2. Công chức Địa chính -XD-NN-MT xã

- Phối hợp trong công tác tuyên truyền vệ sinh thực phẩm cho các trang trại, gia trại, các cơ sở sản xuất kinh doanh, rau, thịt… về tác hại của việc sử dụng hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực phẩm cấm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng.

 - Hướng dẫn Nhân dân, các hộ gia đình thường xuyên thực hiện công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm rau, thịt an toàn; thực hiện ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.

- Phối hợp với Đoàn kiểm các cấp trong quá trình tổ chức triển khai tháng hành động; đồng thời, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, có dấu hiệu vi phạm.

3. Công chức Văn hóa xã hội xã

Phối hợp với Trạm Y tế xã, các cán bộ, công chức xã tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau, thịt, vệ sinh phòng bệnh, chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý ATTP, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm…

4. Trưởng thôn

 Tuyên truyền hướng dẫn Nhân dân, các hộ gia đình thường xuyên thực hiện công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm rau, thịt an toàn; thực hiện ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.

Trên đây là Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024, UBND xã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan, các cán bộ, công chức, trưởng thôn triển khai thực hiện./.

 

thuathiehue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày