Tìm kiếm tin tức
phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
Ngày cập nhật 18/05/2020

Thời tiết nắng nóng hiện nay dễ làm cho vật nuôi bị say nắng, cảm nóng ảnh hướng đến năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi; đồng thời nguy cơ dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan là rất lớn do sức đề kháng của vật nuôi giảm.

Thực hiện Công văn số 81/NNPTNT ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền về việc phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Để giúp người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch bệnh và nắng nóng cho đàn gia súc, gia cầm, UBND xã yêu cầu Ban chăn nuôi thú y và nhân dân trên địa bàn triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi như sau:

- Tu sửa chuồng trại và tạo môi trường xung quanh đảm bảo thoáng mát,  không để ánh nắng buổi chiều chiếu trực tiếp vào chuồng nuôi đang có gia súc, gia cầm.

- Giãn mật độ nuôi phù hợp, đối với lợn nuôi thịt khoảng 1,2 - 1,5 m2/con, lợn nái 4 - 5 m2/con, gia cầm khoảng 4 - 6 con/m2 chuồng.

- Khẩu phần ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng; cho vật nuôi uống nước sạch đầy đủ có bổ sung thêm đường, vitamin và điện giải.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh đảm bảo sạch sẽ.

- Khi nhiệt độ môi trường trên 350C, cần chống nóng cho vật nuôi bằng quạt mát, dùng lá cây phủ lên mái chuồng, phun nước lên mái che; thực hiện tắm cho lợn 1-2 lần/ngày; đối với trâu bò, không chăn thả ngoài trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ trong những ngày nắng nóng.

- Đối với các trại chăn nuôi quy mô lớn, các cơ sở ấp nở gia cầm giống cần chủ động trang bị máy phát điện đề phòng khi mất điện.

- Nhập giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không bị bệnh, có thủ tục kiểm dịch của cơ quan thú y đối với vật nuôi nhập từ địa phương khác vào địa bàn xã.

 - Chấp hành tiêm phòng triệt để các loại vắc xin cho vật nuôi trong diện tiêm.

- Rải vôi bột xung quanh chuồng nuôi, hố chứa chất thải chăn nuôi; định kỳ 7 ngày một lần tiêu độc chuồng trại và môi trường bằng các hóa chất thông dụng như Benkocid, Iodine….

- Không mua bán, giết mổ vật nuôi bị bệnh; gia súc, gia cầm chết cần xử lý chôn hủy; thông báo ngay cho BCN thú y hoặc UBND xã khi có vật nuôi bị bệnh chưa rõ nguyên nhân, đặc biệt có dấu hiệu lây lan.

2. Ban chăn nuôi Thú y, các BĐH các thôn và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi; giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi; tăng cường kiểm tra việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật.

3. Khi có thiệt hại về vật nuôi do thiên tai, dịch bệnh gây ra, đề nghị BĐH các thôn, người chăn nuôi báo ngay cho BCN Thú y, hoặc UBND xã để kịp thời phối hợp với phòng Nông nghiệp và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn xử lý kịp thời.

Nhận được công văn, UBND xã yêu cầu Ban chăn nuôi thú y, BĐH các thôn, các HTX và nhân dân trên địa bàn quan tâm thực hiện./.

Nguồn: https://thuathienhue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 11.860.786
Truy cập hiện tại 2.952