I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL)
1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác PBGDPL
a) Việc ban hành văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật PBGDPL
Ngay sau khi Luật phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu lực thi hành, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai của cấp trên UBND xã xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc định hướng cho nhân dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó hàng năm UBND xã đã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch xây dựng kế hoạch, phối hợp với ác ban ngành, đoàn thể cùng thực hiện tuyên truyền Luật phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị trấn nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của nhân dân.
Trong năm 10 qua công chức Tư pháp - Hộ tịch xã đã tham mưu UBND xã xây dựng, ban hành 10 kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân trên địa bàn thị trấn biết rõ các quy định của luật mới ban hành và văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên, lập danh sách cử tuyên truyền viên pháp luật tham gia tập huấn, nâng cao kỹ năng tuyên truyền.
b) Tình hình quán triệt, phổ biến Luật PBGDPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đến các đối tượng liên quan.
Hằng năm UBND xã ban hành Kế hoạch tuyên truyền Luật phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật.
c) Hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo những vấn đề mới, nóng, dư luận xã hội quan tâm; hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát; công tác thi đua, khen thưởng; việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và địa phương theo quy định của Luật PBGDPL.
UBND xã đã bố trí 1 công chức Tư pháp- Hộ tịch thực hiện công tác theo dõi, lập kế hoạch Tuyên truyền theo Luật phổ biến giáo dục pháp luật. Hằng năm phối hợp với Hội Luật Gia tỉnh, Phòng Tư pháp huyện cùng các ban ngành cấp xã tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn toàn xã năm bắt những Chủ trương, chính sách, pháp luật mới ban hành, để cùng nhau tổ chức thực hiện có hiệu quả.
2. Công tác phối hợp thực hiện tuyên truyền cùng HĐPBGDPL huyện ở địa phương.
Hằng năm, UBND xã phối hợp cùng HĐPBGDPL huyện, mặt trận và các đoàn thể thị trấn, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân.
Ủy ban nhân dân xã hiện nay có 9 tuyên truyền viên, được kiện toàn kịp thời đáp ứng đủ tiêu chuẩn, yêu cầu đảm bảo thực thi nhiệm vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tại địa phương.
3. Kết quả triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc triển khai Ngày Pháp luật đã được quan tâm thực hiện qua từng năm, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, từ chổ nâng cao nhận thức pháp luật thì ý thức pháp luật và xử lý theo quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, qua đó góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức, nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể và thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan.
Hằng năm, UBND xã đã thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày pháp luật” Việt Nam bằng các hình thức tuyên truyền miệng, treo băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở UBND thị trấn, để tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn để biết được ý nghĩa, nội dung của “Ngày pháp luật”.
4. Kết quả tổ chức các hoạt động PBGDPL
a) Nội dung PBGDPL:
- Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các CBCC, các ban ngành đoàn thể tâp trung tuyền truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các nội dung tuyên truyền, phổ biến các tài liệu như: Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự, Bộ Luật Hình Sự, Luật phổ biến giáo duc pháp luật, luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Tổ chức chính quyền địa phương,……ngoài ra, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến đời sống thiết thực của người dân trên địa bàn xã như: Chứng thực, đăng ký, quản lý hộ tịch, các quy trình về đăng ký đất đai, đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quy định về mức thu lệ phí, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…..
- Các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn xã đã có sự chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện công tác này một cách đồng bộ, khá đa dạng, áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng như: thông qua việc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, lồng ghép vào hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, hoạt động hòa giải cơ sở, tủ sách pháp luật tại trụ sở UBND xã.
Tuyên truyền phổ biến Công ước Quốc tế về các quyền dân sự được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Ngoài ra các ban, ngành đoàn thể đã tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành và những văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ và nhân dân, với nhiều hình thức thích hợp, trong đó hình thức tuyên truyền miệng được sử dụng phổ biến, mang lại hiệu quả cao.
b) Hình thức PBGDPL:
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Đảng ủy, UBND xã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các ngành đoàn thể, cán bộ công chức trên cơ sở lĩnh vực phụ trách quản lý chủ động lựa chọn nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của địa phươngđể triển khai thực hiện.
Bên cạnh nội dung sinh hoạt Ngày pháp luật, trong thời gian qua có một số hình thức PBGDPL được áp dụng có hiệu quả như:
- Thông qua các cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật. Từ năm 2013 đến nay cán bộ, công chức tham gia, hưởng ứng tích cực các cuộc thi viết như: “Tìm hiểu pháp luật về biên giới, hải đảo”, “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”, “Tìm hiểu Luật Hợp tác xã” … với hàng trăm lượt người dự thi.
- Hoạt động trợ giúp pháp lý: Hàng năm UBND xã đã phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh, Hội Luật gia tỉnh tổ chức các buổi tuyên truyền, trợ giúp pháp lý cho các hộ dân chính sách, các hộ dân neo đơn, đặc biệt khó khăn ở xã.
- Thông qua Tủ sách pháp luật: Ủy ban nhân dẫn thị trấn hiện nay có 01 tủ sách pháp luật đặt UBND xã với số lượng hơn 250 đầu sách pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin về pháp luật.
- Lồng ghép nội dung PBGDPL với các hoạt động thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Trong 10 năm qua Ủy ban nhân dân xã đã tuyên truyền PBGDPL cụ thể như sau:
+ Tổ chức tuyên truyền trực tiếp: 326 cuộc với hơn 2000 số lược người tham dự
+ Tuyên truyền trên phương tiện truyền thông của xã: Hơn 150 cuộc,
+ Tuyên truyền qua giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của xã là hơn 200 lượt người dân.
+ Phát hơn 10.000 tờ rơi tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn toàn xã.
c) Kết quả triển khai PBGDPL cho đối tượng đặc thù quy định tại Mục 2 Chương II Luật PBGDPL.
Theo kế hoạch hằng năm UBND xã phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền cho lực lượng thanh niên trên địa bàn xã nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trong việc vi phạm luật Giao thông đường bộ, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
5. Triển khai các Chương trình, Đề án về PBGDPL: Nêu rõ các chương trình, đề án về PBGDPL mà các cơ quan, đơn vị, địa phương đang triển khai; hiệu quả của việc thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL: Không
6. Bố trí nguồn lực cho tổ chức thực hiện Luật PBGDPL
a) Về củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước về PBGDPL.
Hằng năm trên cơ sở có thay đổi các chức danh, UBND xã tổ chức kiện toàn tổ Tuyên truyền viên pháp luật xã, phối hợp với Mặt trận xã kiện toàn các Tổ hòa giải cấp thôn…
b) Xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và thuộc phạm vi quản lý.
UBND xã đã ban hành quyết định công nhận 9 Tuyên truyền viên pháp luật; đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hoạt động động đạt hiệu quả khá tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, hàng năm đều được tập huấn kỹ năng tuyền truyền viên pháp luật. Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo định kỳ theo yêu cầu đảm bảo đúng quy định
c) Về kinh phí cho công tác PBGDPL.
- Kinh phí: Trích từ Ngân sách của xã được Hội đồng nhân dân xã thông qua hàng năm.
7. Việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong PBGDPL
- Hoạt động quản lý nhà nước về PBGDPL
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan, các Đề án, chương trình, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp trên, hàng năm, UBND xã xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện trên địa bàn xã, phối hợp phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các ngành chuyên môn, và các ngành đoàn thể tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở lĩnh vực phụ trách quản lý, các ngành chuyên môn đã chủ động lựa chọn nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của Ủy ban nhân dân đã có phương án, giải pháp triển khai thực hiện.
- Hoạt động kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Công tác này được UBND xã luôn quan tâm, trú trọng, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, thường xuyên rà soát, củng cố kiện toàn. Bên cạnh đó, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của thị trấn cũng được lựa chọn các đồng chí có tâm huyết, trình độ, năng lực khả năng phổ biến của từng ngành, lĩnh vực chuyên môn phụ trách.
8. Đánh giá về những tác động cụ thể của việc thực hiện Luật PBGDPL:
UBND xã luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai, đôn đốc công tác tuyên truyền, PBGDPL; chủ động mở hội nghị triển khai, tuyên truyền, phổ biến các Luật mới được Quốc hội thông qua. Công tác tuyên truyền, PBGDPL trên hệ thống thông tin truyền thông, Trang thông tin điện tử của thị trấn ngày càng được chú trọng, quan tâm thực hiện, giúp cho cán bộ và Nhân dân thuận tiện hơn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận thông tin pháp luật.
Thực hiện chương trình công tác hàng năm của UBND xã về triển khai Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”, UBND xã đã chỉ đạo các công chức chuyên môn chuẩn bị nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý tại các thôn, làng cho người dân nắm bắt được kiến thức pháp luật mang lại hiệu quả cao.
Từ những kết quả thực tế thực hiện các Đề án trên địa bàn thị trấn trong thời gian qua, UBND xã nhận thấy công tác PBGDPL ngày càng được nâng cao, đi vào chiều sâu từng ngành, lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cho thấy việc xây dựng công tác PBGDPL bằng các chương trình, đề án đã phát huy nhiều hiệu quả, cụ thể:
- Các các ban ngành đã nhìn nhận và xác định được công tác PBGDPL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần không nhỏ trong công việc quản lý xã hội bằng pháp luật.
- Việc xây dựng hoạt động PBGDPL theo các Đề án của mỗi ngành, lĩnh vực đã tập trung nội dung phổ biến, hình thức phổ biến, đối tượng phổ biến trong quá trình triển khai, tránh được tình trạng, lúng túng, dàn trải trong triển khai thực hiện.
- Các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên quan tâm, phối hợp và thực hiện công tác phổ biến pháp luật cho các thành viên, hội viên và người lao động thuộc tổ chức mình quản lý.
III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN LUẬT VÀ NGUYÊN NHÂN; BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PBGDPL (NẾU CÓ)
1.Tập trung đánh giá tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện Luật trên thực tế; bất cập trong các quy định của Luật PBGDPL (nếu có), trong đó tập trung vào một số nhóm vấn đề sau:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn tồn tại như:
Nguồn kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác.
Kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế, nên việc truyền đạt thông tin cần tuyên truyền chưa trọng tâm, chưa thu hút được người nghe.
Hình thức tuyên truyền chủ yếu bằng miệng nên không trực quan, sinh động, dễ gây nhàm chán trong công tác tuyên truyền.
Phương tiện phục vụ cho công tác Tuyên truyền trực tiếp còn nhiều khó khăn về như: Máy chiếu và các phương tiện chiếu còn thiếu gây khó khăn cho việc nhìn, nge hiểu hơn của đối tượng tham gia.
2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Năng lực cập nhật, tự nghiên cứu pháp luật của tuyên truyền viên ở còn hạn chế. Nội dung tuyên truyền có lúc chưa kịp thời; hình thức chưa hấp dẫn. Công tác PBGDPL chưa có tiêu chí xác định hiệu quả nên khó khăn khi nhận xét, đánh giá; dẫn đến giải pháp đưa ra để thực hiện tốt công tác này chỉ mang tính chung chung.
Hiện nay, với sự phát triển công nghệ, nguồn tiếp cận thông tin của người dân rất đa rạng phong phú, sinh động, hấp dẫn và kịp thời. Do đó, đã một phần hạn chế thu hút sự quan tâm từ nhân dân.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện tiếp tục định hướng nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật để địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.