Tìm kiếm tin tức
Triển khai Kế hoạch đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2019
Ngày cập nhật 25/01/2019

Ngày 07 tháng 01 năm 2019, UBND xã Quảng Thái ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND về việc đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2019.

1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập của người lao động góp phần giảm nghèo bền vững, làm giàu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt về trình độ kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lề lối làm việc đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đưa 24- 28 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với các thị trường tiềm năng và ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, …(mỗi thôn phấn đấu có từ 04 người trở lên)

Năm 2018, xã Quảng Thái có 10 lao động đã xuất cảnh sang các thị trường(đặc biệt là Nhật Bản) để lao động, mang lại thu nhập rất cao. Trong năm 2019, toàn xã phấn đấu vận động 24-28 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, các giải pháp thực hiện cụ thể

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với công tác xuất khẩu lao động:

a) Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện xuất khẩu lao động của xã; thành lập Ban vận động Xuất khẩu lao động tại các thôn.

b) Tham mưu Đảng ủy ban hành Nghị quyết, Chỉ thị về đẩy mạnh XKLĐ; chỉ đạo cấp ủy, chính quyền từ xã đến thôn thực hiện quyết liệt việc vận động công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn với sự tham gia của cả hệ thống chính trị tại địa phương.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người tham gia XKLĐ:

a) Phối hợp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức về xuất khẩu lao động cho cán bộ từ xã đến thôn, chú trọng việc đưa cán bộ có năng lực tư vấn xuất khẩu lao động trực tiếp cho người lao động tại các thôn.

b) Các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, BĐH các thôn tăng cường lồng ghép tuyên truyền về tác động tích cực của XKLĐ, các chế độ, chính sách như Quyết định số 64/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2017-2020… và các chính sách khác của nhà nước đối với người tham gia xuất khẩu lao động trong các buổi sinh hoạt, trực tiếp về tận các gia đình để tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc xuất khẩu lao động, đồng thời vận động đăng ký tham gia XKLĐ...

c) Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về tác động tích cực của xuất khẩu lao động trên các phương tiện: Đài truyền thanh xã, Trang thông tin điện tử của xã, các trang mạng xã hội, Facebook Quangthaituoitre...

3. Thực hiện tạo nguồn lao động để đưa đi xuất khẩu lao động:

a) Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.

b) Đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động.

c) Định kỳ rà soát, thống kê, tổng hợp nhu cầu xuất khẩu lao động tại các thôn, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động gặp gỡ người dân để tư vấn, tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài.

d) Tạo điều kiện để các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động liên kết với các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề sát với thực tế công việc của phía đối tác nước ngoài yêu cầu. Việc đào tạo cần được áp dụng cả trước khi tuyển và sau khi trúng tuyển để người lao động có thể nhanh chóng tiếp cận với công việc mới khi sang nước ngoài.

4. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động.

a) Tăng cường sự hợp tác giữa các ban, ngành, đoàn thể, các thôn với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Định kỳ tổ chức đánh giá kết quả công tác xuất khẩu lao động; thường xuyên trao đổi thông tin để nghe các ý kiến phản hồi từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.

b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ đồng thời khen thưởng, động viên các địa phương, đơn vị và doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này.

Tập tin đính kèm:
Phạm Công Phước
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.463.101
Truy cập hiện tại 9.827