Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với dịch tả lợn Châu Phi
Ngày cập nhật 19/03/2019

Ngày 06 tháng 3 năm 2019, UBND xã đã ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND về việc ứng phó khẩn cấp với dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn xã.

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc; phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ các địa phương khác đang có dịch bệnh và có nguy cơ lớn xảy ra dịch.

- Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường do bệnh này gây ra.

II. GIẢI PHÁP CHUNG

Kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp cụ thể làm cơ sở cho các Ban, ngành liên quan và các thôn trên địa bàn xã triển khai thực hiện. Các biện pháp cụ thể được xây dựng dựa trên 2 tình huống sau:

Tình huống 1: Phòng ngừa khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi chưa xâm nhiễm vào địa bàn.

Tình huống 2: Xử lý bệnh Dịch tả lợn Châu Phi khi phát hiện tại địa bàn.

2.1. Giải pháp kỹ thuật

*Kiểm soát vận chuyển

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân.

- Tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ địa phương khác vào địa bàn.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại các cửa ngõ vào địa bàn xã đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các địa phương có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

*Quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất (như xút NaOH 2%,…); hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

*Tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Trường hợp 01 ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt hoặc chợ, điểm buôn bán lợn, sản phẩm lợn, cơ sở giết mổ lợn lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

*Khoanh vùng ổ dịch

- Ổ dịch là trại, các trại chăn nuôi lợn hoặc hộ gia đình chăn nuôi lợn trong 01 đơn vị cấp xã nơi phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Vùng dịch là nơi có ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

- Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

*Quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch.

- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

*Công tác thông tin tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả người chăn nuôi và toàn dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó, Ban Chăn nuôi Thú y cung cấp thông tin cho Ban Văn hóa xã hôi để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan ra diện rộng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện "Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi" ở các Ban, ngành và các thôn.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện giao ban hàng tuần, đột xuất để cập nhật diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

- Các thành viên Ban Chỉ đạo trực tiếp đến ngay các địa điểm có nguy cơ bị dịch bệnh xảy ra để kiểm tra, đôn đốc và tổ chức các biện pháp chống dịch.

2.Trên cơ sở Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân xã huy động toàn hệ thống chính trị cùng tham gia phòng, chống dịch bệnh.

3. Yêu cầu người chăn nuôi tăng cường các biện pháp phòng dịch, khi có dịch xảy ra phải thực hiện không giấu dịch, không mua, bán lợn bị bệnh và sản phẩm của lợn bệnh, không bán chạy lợn bệnh, không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch, không vất xác lợn chết bừa bãi. Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, mổ lợn, sản phẩm của lợn có trách nhiệm bố trí kinh phí để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh là chính; thường xuyên thực hiện vệ sinh khử trùng bằng vôi bột hoặc hóa chất đối với chuồng trại nuôi lợn, nơi buôn bán lợn, sản phẩm lợn, nơi giết mổ lợn và các dụng cụ, phương tiện vận chuyển lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch; xử lý, tiêu hủy lợn bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương.

4. Thực hiện các biện pháp tổng hợp để phòng dịch, trong đó chú trọng việc giám sát, phát hiện dịch sớm, để báo cáo nhanh, xử lý gọn ổ dịch không để lây lan. Quản lý việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra vào địa bàn, tuyên truyền vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học khi có gia súc, gia cầm khi mắc bệnh phải báo ngay với cơ quan thú y và chính quyền địa phương để kiểm tra xử lý kịp thời.

5. Tổ chức tiêm phòng bổ sung đầy đủ các loại vắc xin tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả lợn chưa được tiêm phòng trong vụ xuân và nên tiêm phòng vắc xin tai xanh cho lợn đặc biệt là lợn nái.

6. Ban Chăn nuôi Thú y tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ đến tận hộ chăn nuôi, các ổ dịch cũ của những năm trước đây, các hố chôn hủy gia súc, gia cầm, lò mỗ, điểm mua bán động vật sản phẩm động vật, đường làng ngõ xóm và những nơi có nguy cơ phát dịch cao, đồng thời bà con chủ chăn nuôi tự mua hóa chất tiêu độc thường xuyên theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Phối hợp các ngành liên quan, các thành viên của ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, phụ trách địa bàn tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết hành vi mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có thủ tục kiểm dịch, giết mỗ động vật để kinh doanh không đúng địa điểm quy định, các quầy bán sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Chủ nuôi không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và tiêm phòng vắt xin bắt buộc đối với vật nuôi. 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.454.538
Truy cập hiện tại 4.331