Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch triển khai các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo và ứng dụng các giống lúa mới có chất lượng, năng suất cao, vụ Đông Xuân 2023 - 2024
Ngày cập nhật 05/12/2023

Thực hiện Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2023 của UBND huyện Quảng Điền về việc triển khai các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo và ứng dụng các giống lúa mới có chất lượng, năng suất cao, vụ Đông Xuân 2023 - 2024 trên địa bàn;

 Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, tạo ra các sản phẩm lúa gạo chủ lực có chất lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND xã ban hành Kế hoạch triển khai các các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo và ứng dụng các giống lúa mới có chất lượng, năng suất cao vụ Đông Xuân 2023 - 2024, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa cho nông dân (sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP, cánh đồng lớn).

- Chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

- Xây dựng thành công các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, từng bước xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Quảng Điền”.

- Góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX sản xuất nông nghiệp trong thực hiện các chuỗi liên kết sản xuất.

- Áp dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng đưa vào gieo cấy nhằm tăng diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất trên địa bàn.

2. Quy mô, địa điểm và thời gian thực hiện

- Chọn 120 hộ nông dân trên địa bàn các HTX nông nghiệp Thống Nhất, Tam Giang để hỗ trợ mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và ứng dụng các giống lúa mới có chất lượng, năng suất cao vụ Đông Xuân 2023 - 2024, trong đó gồm:

+ HTX nông nghiệp Thống Nhất: 60 hộ, với diện tích 10 ha, giống lúa HG244 ở xứ đồng Nam Biên Ruộng Đạt.

+ HTX nông nghiệp Tam Giang: 60 hộ, với diện tích 10 ha, giống lúa DT100 ở xứ đồng Ô 773 (Bắc Biên).

- Thời gian thực hiện: trong vụ Đông Xuân 2023 - 2024.

3. Về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

- Hình thức liên kết: Các HTX nông nghiệp xây dựng phương án sản xuất, trực tiếp hợp đồng với nông dân thu mua sản phẩm lúa (giá mua sản phẩm lúa theo giá thị trường và thỏa thuận giữa các hộ sản xuất và HTX).

- Sản phẩm lúa chất lượng được HTX thu mua, chế biến, đóng gói (có nhãn hiệu) thành gạo chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ, sản phẩm OCOP để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh thị trường.

- Theo dõi, đánh giá đặc tính phù hợp, năng suất, chất lượng giống lúa để bổ sung vào cơ cấu giống lúa chất lượng trên địa bàn xã để mở rộng diện tích.

4. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện: dựa trên nguồn kinh phí của cấp tỉnh, huyện hỗ trợ địa phương trồng lúa năm 2024 và các nguồn vốn khác.

5. Tổ chức thực hiện

a) Bộ phận Địa chính -xây dựng -Nông nghiệp và TNMT

- Tham mưu trình cấp có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán, nguồn vốn để triển khai thực hiện.

- Phối hợp với các HTX nông nghiệp Thống Nhất, Tam Giang có mô hình triển khai vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật phù hợp sản xuất trong chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo.

- Triển khai mô hình khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định hướng phát triển sản phẩm theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sản phẩm OCOP.

b) Bộ phận Tài chính - Kế toán

Tham mưu UBND xã lập dự toán nguồn kinh phí kịp thời nhằm hỗ trợ đảm bảo thực hiện mô hình khi có kế hoạch của cấp trên (nguồn kinh phí hỗ trợ trồng lúa năm 2024).

c) Các HTX nông nghiệp Thống Nhất, Tam Giang

- Chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện và tổ chức phát triển vùng sản xuất lúa cánh đồng lớn lúa chất lượng có liên kết, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân thực hiện mô hình.

- Tổ chức họp các hộ sản xuất để thống nhất chủ trương, các nhiệm vụ, giải pháp triển khai mô hình.

- Chủ động liên kết ký kết hợp đồng với nông dân (thông qua các đội sản xuất, các nhóm đại diện….) về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức sản xuất đảm bảo khung lịch thời vụ, nhất là chuẩn bị giống, vật tư, các máy móc, thiết bị phục vụ gieo trồng, thu hoạch; chỉ đạo nông dân chăm sóc cây lúa theo quy trình được hướng dẫn.

- Xây dựng phương án thu mua, chế biến, đóng gói, thiết kế nhãn mác, bao bì và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.

- Định hướng phát triển sản phẩm trong các vụ sản xuất tiếp theo (sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ), phát triển thị trường….

-Theo dõi, đánh giá đặc tính của giống lúa mới có năng suất, chất lượng và tính thích nghi của giống để nhân rộng trong các năm tiếp theo.

d) Các hộ tham gia sản xuất

Thực hiện nghiêm túc các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo theo các nội dung đã thống nhất với HTX nông nghiệp khi tham gia thực hiện mô hình.

Trên đây là Kế hoạch triển khai mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo vụ Đông Xuân 2023 - 2024, UBND xã yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành có liên quan, Giám đốc các HTX nông nghiệp Thống Nhất, Tam Giang triển khai thực hiện có hiệu quả./.

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.152.321
Truy cập hiện tại 8.824