Tìm kiếm tin tức
KẾ HOẠCH Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020
Ngày cập nhật 31/03/2020

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020;Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần  chuyển dịch cơ cấu lao động,cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

2. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng; mở rộng quy mô đảm bảo phù hợp cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, nâng cao hiệu quả sau đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

3. Phấn đấu trong năm 2020, đào tạo nghề từ 30 đến 35 lao động, giải  quyết  từ 70% lao động sau khi học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm.

II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

        1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

          2. Tiếp tục tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Quyết định số 1.956/QĐ-TTg; Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 19/5/2010 của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

3. Thống kê số lao động chưa có nghề nghiệp ổn định, nhàn rỗi, vận động tham gia học nghề và lập kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại địa phương.

4. Khuyến khích đầu tư và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương có khả năng tạo việc làm cho người lao động.

5.Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

6.Căn cứ nhu cầu đào tạo nghề cho lao động tại địa phương để tổ chức xây dựng, bổ sung các chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu của người lao động; thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường lao động để có cơ sở bố trí cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp, tăng cường hoạt động liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo nghề, đảm bảo việc làm cho người lao động sau học nghề.

III. Tổ chức thực hiện

        1. Công chức VHXH phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội

- Thống kê số lao động có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; tuyên truyền, tư vấn  cho lao động lựa chọn nghề học phù hợp; đề xuất danh mục đào tạo nghề, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn gửi phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gửi phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động chưa có nghề nghiệp ổn định tham gia học nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng hiệu quả của việc đào tạo nghề cho lao động tại địa phương.

- Chủ trì, phối  hợp với các ban ngành đoàn thể xã tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020.

          - Chủ động phối hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện, các đơn vị dạy nghề, tuyển sinh và tổ chức mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương nhằm tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho lao động, nâng cao đời sống góp phần vào chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương.

2. Bộ phận Địa chính- phụ trách  Nông nghiệp

Xác định các ngành nghề nông nghiệp có tính chất mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương, đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, cung cấp các thông tin về định hướng, quy hoạch sản xuất của xã, danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn xã.

3. Đài truyền thanh xã  

        - Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng về các chính sách và tình hình thực hiện các hoạt động của Đề án 1.956.

        - Tăng cường thời lượng tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên hệ thống truyền thanh; cung cấp thông tin về nghề đào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm có hiệu quả để lao động nông thôn biết và lựa chọn các loại hình học nghề sau này.

        4. Ban giám hiệu Trường THCS Lê  Xuân

Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề và chủ động lựa chọn các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương.

          5. Trung tâm học tập cộng đồng

          - Tăng cường công tác mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động thuộc hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn;

          -Chủ động, phối hợp với Trường Trung cấp nghề, Trung tâm GDNN-GDTX huyện chiêu sinh, mở các lớp nghề ngắn hạn gắn với nhu cầu của người dân như: Sơ cấp kĩ thuật chế biến món ăn, sửa chữa máy nỗ, kĩ thuật chăn nuôi thú y, may công nghiệp..

6. Đề nghị UBMTTQVN  và các đoàn thể

        Tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên trong độ tuổi lao động ở nông thôn tích cực tham gia học nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân; đồng thời phối hợp tư vấn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

            7. Ban điều hành các thôn

          - Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề tại địa bàn thôn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp; đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn gửi về UBND xã (qua Công chức VHXH phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội).

          - Lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số lao động chuyển sang làm công nghiệp, tiều thủ công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn.

          - Tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động chưa có nghề nghiệp ổn định tham gia học nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng hiệu quả của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.

      IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

          Kinh phí thực hiện từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề theo Đề án 1.956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nguồn kinh phí ngân sách tỉnh và huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, nguồn xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề.

Trên đây là kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020. UBND xã yêu cầu Ban điều hành các thôn, các ban ngành đoàn thể cấp xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, và thường xuyên báo cáo UBND xã về tình hình triển khai, thực hiện kế hoạch này./.

 

Tập tin đính kèm:
Đỗ Thị Trang
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.623.471
Truy cập hiện tại 20.534