Ông cùng gia đình sống tại một biệt thự trên đường Nguyễn Du, Sài Gòn (bây giờ là tổng lãnh sứ quán Hàn Quốc). Sau Khi gã con gái cho Vua Bảo Đại vào năm 1934, bà Nam Phương đưa ông lên Đà Lạt sinh sống đến năm 1937 ông được triều đình nhà Nguyễn sắc phong tước Long Mỹ Quận CôngÔng Nguyễn Hữu Hào là cha của Nam Phương Hoàng Hậu, chính thất của Vua Bảo Đại, ông sinh ra tại tỉnh Gò Công nay thuộc tỉnh Tiền Giang, ông là một người theo đạo công giáo nên còn có tên thánh là Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Hào. Sinh thời ông là một đại điền chủ rất giàu có, ruộng đất trải dài tại Nam Kỳ, ông lấy bà Lê Thị Bình là con gái của ông Huyễn Sỹ Lê Phát Đạt, người giàu có nhất trong tứ đại phú hộ Sài Gòn Xưa
Ông mất 13/9/1939, được an táng theo nghi thức quận công, lăng của ông được xây dựng bằng kinh phí do gia đình bỏ ra, lễ quy lăng được tổ chức vào ngày 10/9/1941
2 bên trụ cổng có 2 câu đối
Dữ quốc đồng hưu thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh
Dưỡng thân dục đãi bách niên phong thụ đỉnh chung bi.
Chất giáng trụ thiên phảng phất anh linh quy thổ lạc.
Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành.
Tạm dịch:
Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước.
Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh.
Chót vót chống trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc.
Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành.
Con đường có tên nhất chính đạo này là con đường duy nhất để lên khu vực nhà mồ, gồm 36 bậc, cứ cách 9 -13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ chân
Phía trên đỉnh nhà mồ có cây thánh giá, vì ông theo đạo công giáo, Toàn bộ phần nhà mộ được xây dựng bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép
Trong khu vực nhà mồ là 2 ngôi mộ của Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào và Long Mỹ Quận Chúa Lê Thị Bình cha mẹ của Hoàng Hậu Nam Phương, được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” , ở giữa có 1 bệ thờ
Nội dung giống như bia đá tại sân tế phía trước nhà mồ nhưng viết theo thể chữ khác.
-
Phần đầu nói về nơi phát tích của dòng họ ông bà thân sinh Nam Phương Hoàng Hậu
-
Phần thứ hai ghi về phẩm chất đạo đức của ông Nguyễn Hữu Hào và sự vinh hiển vẻ vang của dòng họ Nguyễn
-
Phần thứ ba nói về sự kiện vua Bảo Đại ban cho Nguyễn Hữu Hào “Công tước”, và ca ngợi vẻ đẹp núi nonkhu vực xây dựng lăng mộ, ca ngợi nước Chúa là nơi tìm về của trăm đời con cháu họ Nguyễn và tấm lòng ngậm ngùi tiếc thương của con cháu đối với người quá cố
-
Phần cuối của hai văn bia đều có ghi rõ ngày, tháng, năm Âm lịch và năm Dương lịch lấy từ năm Thiên Chúa giáng sinh; người lập bia là hai cô con gái của cụ Nguyễn Hữu Hào”
Dịch nghĩa của văn bia:
Văn bia của Hiển khảo Long Mỹ quận công, ông họ Nguyễn
Đồng Nai anh linh, Tiền Giang vượng khí, hun đúc nơi người, sinh đấng anh minh.
Kính nghĩ:
Tiên nghiêm. Trời ban chân tính, lòng dạ hiền từ, giữ thân đoan chính, giao tế văn minh, nhìn xa hiểu rộng, lòng giàu đạo đức, người mến dung nghi, gia truyền nghĩa giáo, đức lớn sinh thành, sân thềm đầy phúc, cửa ngõ quang huy.
Thiên tử nhớ ơn, ban cho công tước, vững bền sông núi, sổ sách còn ghi, bảy mươi mãn đời, hồn về Thiên giới, danh cao bất hủ, truyền mãi muôn đời, trông lên núi rậm, mây trắng còn bay, non tràn cảm hứng, thông gió vi vu, cảm niệm đức xưa, tinh linh không mất. Khẩn cầu Thiên Chúa, che chở bình yên. Cảnh người sống gửi, thường hằng biệt ly, Thiên đường cõi phúc, trăm đời cùng về, ơn sâu vô tận, thương nhớ nào hơn! Mượn tấm bia này, nguyện cùng thiên cổ.
Ngày mùng 1 tháng 8 năm Bảo Đại thứ 14.
Ngày 13 tháng 9 Thiên Chúa giáng sinh năm 1937.
– Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam
Con gái Cung kính tạo dựng
– Phu nhân Nam tước Didelot.”
Với kiến trúc độc đáo, hài hòa và tọa lạc trên một đồi thông bạt ngàn, khu di tích Lăng Nguyễn Hữu Hào nằm trong tổng thể quy hoạch của khu du lịch thác Cam Ly và đã được Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng xếp vào danh sách 150 khu, điểm có tiềm năng khai thác du lịch. Nhưng hiện nay, toàn bộ khu di tích lăng đang trở thành… phế tích. đây cũng là một di tích du khách nên ghé thăm khi đi du lịch tại Đà Lạt