Tìm kiếm tin tức
Bàn giải pháp để xây dựng Huế trở thành thành phố thông minh bền vững
Ngày cập nhật 02/10/2019
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Cung Trọng Cường trình bỳ tại Hội nghị

Chiều 01/10, Viện Nghiên cứu phát triển phối hợp với Trường Đại học khoa học Huế tổ chức buổi làm việc về nhu cầu xây dựng thành phố thông minh bền vững. Tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban ngành; các thành viên dự án “Liên minh mạng lưới các đô thị bền vững châu Á (SAUNAC)” đến từ các trường đại học Việt Nam và châu Âu.

Tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Cung Trọng Cường đã trình bày định hướng phát triển của tỉnh theo hướng xanh và bền vững với nỗ lực phấn đấu xây dựng trở thành đô thị di sản theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, xứng tầm là đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong đó, giai đoạn 2020 sẽ xây dựng hạ tầng thân thiện với môi trường và ứng dụng các giải pháp đô thị thông minh, triển khai các thành phần của hệ sinh thái đô thị thông minh, như hệ thống tương tác, hệ thống cảnh báo, cơ sở dữ liệu dùng chung...; giai đoạn 2025 sẽ phát triển đô thị bền vững, xây dựng hành lang sinh thái đô thị, trục liên kết sinh thái trong và ngoài đô thị bằng cách bảo tồn khu đất xanh ven bờ sông Hương và hình thành trục xanh trong đô thị, đồng thời tiến hành cải tạo nhánh chính và phụ của sông Hương. Đến năm 2030 sẽ xây dựng hạ tầng cơ bản sản xuất năng lượng mới và tái tạo, tiên phong sử dụng các năng lượng mới cho các khu thí điểm, các công trình công cộng...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại buổi làm việc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cho rằng, việc xây dựng mối liên kết giữa chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân và trường đại học nhằm tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là xu hướng tất yếu. Vì vậy, tỉnh đánh giá cao mục tiêu của dự án SAUNAC là xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận nhu cầu xã hội, thay đổi phương pháp giảng dạy hiện đại, liên kết với các bên liên quan trong hỗ trợ giảng dạy, giải quyết các vấn đề thực tế ở các địa phương có dự án hoạt động, trong đó có Thừa Thiên Huế.  Đây là mô hình mà chính quyền địa phương đang nỗ lực xây dựng hướng tới đô thị thông minh bền vững.

Tại hội thảo, các địa biểu đã bàn và đưa ra nhiều giải pháp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, trong đó đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tập trung phát triển công nghiệp -xây dựng theo hướng hiện đại, có tính nền tảng và có lợi thế so sánh, từng bước tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghệ cao, hữu cơ, an toàn sinh học đối với các sản phẩm đặc sản, đặc hữu trên cơ sở tích tụ đất đai, cơ giới hoá, phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, các tổ hợp sản xuất lớn. 

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 12.315.923
Truy cập hiện tại 2.080