Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch Triển khai chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với giảm nghèo bền vững năm 2021
Ngày cập nhật 19/01/2021

Ngày 12 tháng 01 năm 2021, UBND xã ban hành Kế hoạch số: 17/KH-UBND về Triển khai thực hiện chương trình trọng điểm xây dựng  nông thôn mới nâng cao gắn với giảm nghèo bền vững năm 2021.    

Để cụ thể hóa các chương trình trọng điểm đã được Đảng ủy và HĐND xã quyết nghị trong năm 2021, Ủy ban nhân dân xã ban hành kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với giảm nghèo bền vững năm 2021, với các nội dung như sau:                                                       

I. MỤC TIÊU

1. Tranh thủ nguồn lực và sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thực hiện chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao; tập trung giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới.

2. Tranh thủ và huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án, nguồn lực trong nhân dân để duy trì và nâng cao các tiêu chí Nông thôn mới. Xây dựng từ 01 thôn đạt Nông thôn mới kiểu mẫu, 05 vườn mẫu.

3. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở; giúp người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 từ 1% trở lên.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1.     Về chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tập trung các nguồn lực và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thực hiện xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia một cách đồng bộ, có hiệu quả. tập trung giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới.

1.1. Hạ tầng kinh tế - xã hội

          Tranh thủ các chương trình, dự án để từng bước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đường liên thôn đã xuống cấp trên địa bàn. Có giải pháp đề nghị cấp trên tăng cường đầu tư hệ thống điện rẻ nhánh ở các khu dân cư. Tích cực kêu gọi và tranh thủ các nguồn lực để đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất vùng trang trại và vùng nội đồng. Chỉ đạo làm tốt công tác huy động nguồn lực trong nhân dân để triển khai xây dựng các tuyến giao thông trục xóm từ nguồn hỗ trợ xi măng của Nhà nước.

          Thực hiện xây dựng cánh đồng lớn, chỉnh trang đồng ruộng, mở rộng hợp tác, kêu gọi đầu tư, lien kết sản xuất giữa daonh nghiệp với HTX, nông dâN; đào tạo nghề cho lao động để phục vụ sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thành phần tham gia xây dựng cánh đồng lớn, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

1.2. Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân

-Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại. Trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa hoạch, kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

          -Thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng gắn với phát triển dịch vụ, du lịch... của địa phương. Tập trung chỉ đạo Tổ hợp tác trồng và chế biến mướp đắng Tây Hoàng hoạt động hiệu quả, Chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình theo hướng tập trung, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ thiết bị máy móc, xác lập thương gắn với liên kết chuỗi giá trị, trồng trọt, chế biến và tiêu thụ. Đăng kí xây dựng sản phẩm OCOP đối với sản phẩm Mướp đắng.

- Duy trì và nhân rộng các loại cây trồng có hiệu quả, như thuốc lá, nghệ, trồng ném, ớt trái vụ. Nhân rộng mô hình trồng cỏ nuôi bò, nuôi dê. Khôi phục lại vùng nuôi cá lồng khu vực Lai Hà; từng bước sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng Trung Làng. Phát triển mạnh kinh tế trang trại, theo hướng trang trại tổng hợp, kết hợp giữa trồng trọt, trồng nấm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nuôi cá.

- Đa dạng hóa các ngành dịch vụ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của nhân (dịch vụ vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, kinh doanh ăn uống, thương mại, vận tải,...).

          1.3. Giáo dục - Y tế - Văn hóa

  Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả  phổ cập giáo dục xóa mù chữ trên địa bàn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học xã. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo; làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ở các cấp học. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng và ý thức của học sinh. Thực hiện tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh các cấp học, giảm thiểu học sinh THCS bỏ học giữa chừng.         

- Đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (THCS Lê Xuân, Mầm Non), ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại đạt chuẩn Quốc gia đối với trường Tiểu học.

  - Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị cho người nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh đảm bảo sức khỏe trong nhân dân.

  - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành lối sống văn minh, lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Nâng cao chất lượng thôn, cơ quan, gia đình văn hóa. Phấn đấu trên 80% thôn, cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

1.4. Cảnh quan môi trường

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân phân loại rác tại hộ gia đình trước khi thu gom, vận chuyển. Duy trì và nhân rộng mô hình Biến rác thành tiền.

- Tích cực chỉ đạo và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh; Xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường không rác thải; Hoạt động 60 phút cuối tuần xây dựng Cơ quan sạch, đẹp, văn minh.

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.

1.5. Quốc phòng, an ninh - Hành chính công

Xây dựng cơ sở xã vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có các mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo đúng quy định.

Thực hiện tốt các quy định về  dân chủ cơ sở. Các thôn xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước cộng đồng. Cán bộ, công chức xã chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và nâng cao đạo đức công vụ trong thực hiện nhiệm vụ.

          2. Về Chương trình giảm nghèo bền vững

2.1. Hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người có thu nhập thấp

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề theo quy định, dạy nghề gắn với tạo việc làm đối với lao động nông thôn, lao động nghèo, cận nghèo. Phấn đấu năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90% lao động trong độ tuổi có việc làm. Tích cực triển khai vận động người lao động tham gia xuất khẩu lao động ngoài nước từ 15 người trở lên.

          - Phấn đấu 100% số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất được xét duyệt cho vay. Đồng thời gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để góp phần nâng cao đời sống của người dân.

- Tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gồm: hỗ trợ cây con giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ theo hướng sản xuất hàng hóa, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để người nghèo được tiếp cận và tham gia.

2.2. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội

- Thực hiện vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98%; tham gia BHXH tự nguyện trên 5%; Thực hiện cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học theo quy định.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân thuộc hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 và hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhà ở chính sách.

 - Phối hợp thực hiện tốt việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo nhằm tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội đối với 09 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội nhằm giúp các đối tượng yếu thế giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống.

2.3. Thực hiện các chính sách, dự án, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

- Duy trì có hiệu quả các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020. Đồng thời phát huy có hiệu quả các loại cây trồng, vật nuôi đã khẳng đinh phù hợp và có giá trị kinh tế cao, như cây thuốc lá, mướp đắng trái vụ, ớt trái vụ, trồng nghệ, trồng ném, nuôi vịt đàn, trồng cỏ nuôi bò, dê, nuôi gà kiến thả vườn. Đồng thời nghiên cứu, học tập và du nhập các mô hình ở các địa phương khác đã triển khai có hiệu quả.

- Chủ động liên hệ, tiếp cận với các đơn vị, tổ chức, nhà quản lý để Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại. Tích cực triển khai hỗ trợ thực hiện mô hình trồng và chế Mướp đắng theo định hướng VietGAP, tập trung, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tinh bột nghệ, dầu sả, dầu dừa Đoan Ngọ, mướp đắng Quảng Thái gắn với liên kết chuổi giá trị sản xuất, chế biến và đầu ra cho sản phẩm trên thị trường.

- Nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn để tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông giảm nghèo để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo; đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân về công tác giảm nghèo, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo hàng quý, 6 tháng, năm và giám sát chuyên đề. Qua đó, nhằm bảo đảm cho chương trình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng; đồng thời để có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo cho phù hợp với tình hình và quá trình triển khai thực hiện ở địa phương.

Tập tin đính kèm:
Hoàng Thị Biên Thùy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.108.420
Truy cập hiện tại 485