Tìm kiếm tin tức
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện chương trình trọng điểm về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại năm 2023
Ngày cập nhật 18/01/2023

Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã về nhiệm vụ phát triển Kinh tế - xã hội năm 2023, UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình trọng điểm về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế trang trại năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Hình thành một số vùng sản xuất tập trung. Mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

11. Tiếp tục gieo trồng giống lúa chất lượng 74,2 ha của cánh đồng mẫu lớn vùng ruộng Ô 773(HTX Tam Giang) với 34,2 ha, Ô Bắc Biên (HTX Thống Nhất) 40 ha; tỷ lệ gieo cấy giống lúa xác nhận 100%.

2. Diện tích trồng lạc 38 ha; ném 12 ha; mướp đắng 8 ha; nghệ 05 ha; trồng cỏ phục vụ nuôi trâu, bò 02 ha.

3. Tổng đàn lợn 3.000 con; đàn trâu 300 con; đàn bò 200 con; đàn gia cầm+thủy cầm 75.000 con.

4. Mở rộng nuôi cá Leo bằng lồng trên phá Tam Giang, với quy mô khoảng 150 lồng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Trồng trọt

Ổn định diện tích gieo trồng bình quân hàng năm 711,9 ha, trong đó lúa chiếm 642,4 ha. Ổn định cánh đồng mẫu lúa chất lượng với quy mô 74,2 ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 140 ha. Tăng cường đầu tư thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất. Phát triển mạnh các loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh theo hướng sản xuất an toàn.

Đẩy mạnh chương trình cải tạo vườn tạp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng phát triển kinh tế V.A.C gắn với sản phẩm chủ yếu là rau quả xanh, Thực hiện đề án phát triển 05 vườn mẫu theo chương trình nông thôn mới nâng cao, phát triển thêm 03 vườn cây ăn quả (cây Na).

Hợp tác xã SXNN Tam Giang triển khai việc định hướng, xác định loại cây màu, vận động ổn định sản xuất vùng màu chuyên canh tại khu quy hoạch trồng màu thuộc Đội 2 của HTX.

  1. Cây  lúa:                                                             

 

Tam Giang

Thống Nhất

Toàn xã

Đông Xuân (ha)

116,2

120

236,2

Hè Thu (ha)

116,2

120

236,2

Cả năm (ha)

232,4

240

472,4

Phấn đấu năng suất lúa bình quân đạt 58 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực có hạt (lúa) đạt trên 4.000 tấn.

1.2. Cây lạc:

 

Tam Giang

Thống Nhất

Vùng khác

Toàn xã

Đông Xuân (ha)

18

12

0

30

Hè Thu

02

06

0

08

Cả năm

20

18

38

38

Tỷ lệ giống mới (%)

100%

100%

100%

100%

1.3. Các loại cây trồng khác:

 

Tam Giang

Thống Nhất

Vùng khác

Toàn xã

1. Đậu các loại

05

11

01

17

2. Ném

0

0

12

12

3. Mướp đắng

0

0

08

08

4.Khoai Lang

03

03

0

06

5. Thuốc lá

0

0

20

20

6. Ớt

0.5

2.2

05

7,7

7. Sắn

10

10

05

25

8. Nghệ

0

0

03

03

9. Riềng

0

0

5,5

5,5

Cộng:

18,5

26,2

59,5

104,2

          * Về đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện mô hình trồng mướp đắng thôn Tây Hoàng: Thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch... của địa phương. Tập trung chỉ đạo Tổ hợp tác trồng và chế biến mướp đắng Tây Hoàng hoạt động hiệu quả, triển khai thực hiện mô hình đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổ chức chế biến các sản phẩm, đăng kí kiểm định chất lượng, các tiêu chuẩn theo quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, đăng ký các sản phẩm để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đồng thời đưa sản phẩm ra thị trường, trưng bày tại các gian hàng trong và ngoài huyện.

          * Năm 2023, UBND xã sẽ hỗ trợ xây dựng 01 cửa hàng bày bán các sản phẩm nông sản, đặc sản và OCOP tại địa phương.

2. Chăn nuôi

2.1. Trâu, bò:

Phát triển đàn bò lên 200 con. Trong đó vùng trang trại 30 con, các hộ chăn nuôi ở các thôn 170 con, gắn với trồng cỏ khoảng 02 ha phục vụ nuôi nhốt và bán chăn thả. Duy trì  đàn trâu khoảng 300 con.

2.2. Lợn

Phát triển mạnh chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại để từng bước hình thành các trang trại chăn nuôi tổng hợp. Tổng đàn lợn đạt khoảng 3.000 con. Phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ theo kế hoạch của huyện từ 3-5 hộ chăn nuôi vùng trang trại trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với tập đoàn Quế Lâm, Công ty CP Việt Nam; đầu tư các hầm khí biogas để giảm ô nhiễm môi trường. Duy trì và phát triển đàn lợn trên địa bàn, đàn lợn có máu ngoại đạt trên 75%.

2.3. Gia cầm:

- Đẩy mạnh phát triển đàn gia cầm+thủy cầm đạt trên 75.000 con, trong đó gà 50.000 con, vịt 25.000 con.

3. Thuỷ sản

- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo quy hoạch. Mở rộng diện tích nuôi cá lồng trên phá Tam Giang với quy mô khoảng 150 lồng cá Leo (trong đó: Trung Làng 100 lồng, Lai Hà: 50 lồng).

- Làm tốt công tác quản lý nò sáo theo đúng quy hoạch, phát huy tốt vai trò tự quản của 02 chi hội nghề cá trong việc quản lý. Không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm mặt nước và phát sinh thêm nò sáo.

- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao ý thức quản lý cộng đồng và công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên phá Tam Giang; Tổ chức lực lượng truy quét, phối hợp với cấp trên đẩy mạnh công tác tuần tra, thanh tra để truy bắt và xử lý hành chính, hình sự đối với các đối tượng vi phạm, hạn chế các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt trên địa bàn.

4. Kinh tế trang trại

Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại vùng cát, xem đây là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã trong thời gian tới.

- Tiếp tục nhân rộng mô hình trồng ném, trồng nghệ, ớt trái vụ. Tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và đưa vào sản xuất các mô hình phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, như cây mướp đắng, trồng ném, nghệ.. sản xuất cây dược liệu (Sâm cau), tinh dầu tràm và các loại cây có giá trị kinh tế khác.

- Đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng gia trạng, trang trại gắn với bảo vệ môi trường chăn nuôi, không để phát sinh ô nhiễm. Tận dụng tối đa sản phẩm phụ chăn nuôi để phục vụ cho trồng trọt.

- Phát triển đàn bò 30 con, diện tích trồng cỏ khoảng 01 ha; đàn lợn 300 con; đàn gia cầm 15.000 con. Động viên các hộ trang trại đào thêm ao nuôi cá, diện tích khoảng 2 ha.

- Tập trung bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, trồng mới các diện tích rừng ngay sau khi thu hoạch để phủ xanh đất trống. Tìm kiếm một số loại cây có giá trị kinh tế cao hơn để thay thế cây keo lưỡi mác. Đồng thời nghiêm cứu, tìm kiếm một số loại cây trồng có giá trị cao để đưa vào trồng thử nghiệm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở Kế hoạch này, Công chức Địa chính phụ trách Nông nghiệp của UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện. Bộ phận phụ trách nông nghiệp, nông thôn, thủy sản chủ trì theo dõi, tham mưu UBND xã thực hiện có hiệu quả, đồng thời rà soát, tham mưu đề xuất UBND xã, đề xuất UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí để động viên thực hiện các mô hình.

2. Các thôn trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện các nội dung trong phương hướng của báo cáo. Phối hợp với các ban ngành cấp xã động viên nhân dân phát huy tinh thần vượt khó, tích cực, chủ động trong phát triển sản xuất, triển khai có hiệu quả các mô hình, dự án.

3. Ban giám đốc HTX Tam Giang, Thống Nhất căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch, chương trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Nghiên cứu việc dồn điền đổi thửa để từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc hình thành cánh đồng mẫu, vùng sản xuất hàng hóa. Tích cực, chủ động trong quản lý, điều hành sản xuất, liên doanh, liên kết bao tiêu nông sản cho xã viên.

4. Hai Chi hội nghề cá tổ chức họp toàn thể thành viên của Chi hội để triển khai thực hiện nhiệm vụ, vận động phát triển nhân rộng vùng nuôi cá Leo bằng lồng, tổ chức sắp xếp, bố trí vào các cụm lồng theo quy hoạch đã được cắm cọc phân cụm, đảm bảo giao thông đường thủy nội địa, dòng chảy và thông thoáng môi trường.

5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lựa chọn nội dung, lĩnh vực trong xây dựng Thôn nông thôn mới giai đoạn tiếp theo để có kế hoạch chi tiết phối hợp với các thôn, các ngành triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trọng điểm về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại năm 2023, UBND xã yêu cầu các cơ quan, ban ngành đoàn thể cấp xã, BĐH các thôn, Chi hội nghề cá, Chi hội Nông dân trang trai, các HTXSXNN triển khai thực hiện nghiêm túc./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.108.420
Truy cập hiện tại 7.651