Tìm kiếm tin tức
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn
Ngày cập nhật 07/11/2024

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn

1. Thành phần hồ sơ

* Giấy tờ phải nộp tại UBND xã:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu Thông tư 04/2020/TT-BTP

- Bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Căn cước công dân hoặc (Bản gốc để đối chiếu và bản phô tô thẻ CCCD của 2 vợ chồng)

- Quyết định công nhận ly hôn từ tòa án (Trường hợp giữa vợ hoặc chồng đã từng đăng ký kết hôn)

* Giấy tờ phải xuất trình tại UBND xã:

+ Bản gốc hộ chiếu hoặc Thẻ căn cước công dân để đối chiếu.

+ Giấy tờ chứng minh có hộ khẩu cư trú tại địa bàn xã Quảng Thái.

 

* Lưu ý: Đối với giấy tờ nộp, xuất trình:

Trường hợp công chức chuyên môn yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người nộp hồ sơ và xuất trình bản chính để đối chiếu. Nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó.

 

 

2. Trình tự thực hiện:

- Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân xã Quảng Thái .

 - Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

 - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ in giấy tiếp nhận ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

 - Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức Tư pháp - hộ tịch tiến hành hướng dẫn các bên cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn trình lên chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để ký. Sau đó,  Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã  trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ: được nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và số lượng bản sao Trích lục kết hôn được cấp theo yêu cầu của công dân.

  • Cơ quan thực hiện:  Ủy ban Nhân dân xã Quảng Thái.

- Lệ phí: Miễn lệ phí ĐKKH. Bản sao trích lục kết hôn: 8,000 đồng/1 bản.

3. Yêu cầu, điều kiện

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; 

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

 - Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự; 

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm: 

+ Kết hôn giả tạo; 

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; 

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; 

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 

* Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

 

  1. Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân.
  1. Giấy tờ cần phải nộp:
  • Tờ khai xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu (Mẫu tờ khai xác nhận

tình trạng hôn nhân được ban hành kèm theo phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP)

  • Căn cước công dân

+ Bản chính để đối chiếu.

+ Bản photo căn cước công dân (của 2 người nếu trường hợp dùng để

đăng ký kết hôn hoặc CCCD của bản thân nếu trường hợp dùng để giao dịch các thủ tục khác) để lưu hồ sơ.

  1. Trình tự thực hiện: Có 2 cách đó là nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một

cửa xã Quảng Thái và nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Cụ thể như sau:

- Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã Quảng thái.

- Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân truy cập Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản) theo đường link:https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/tthc, xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. Công dân bấm chọn 2 cách nhận kết quả như sau: Nếu yêu cầu nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã hoặc nhận kết quả theo đường bưu điện. Sau đó nộp hồ sơ.

3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

- Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết

hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

 + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
* Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn.

3.Thời hạn của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Theo Khoản 1

Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp. Căn cứ quy định này, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp. Và công dân không được sử dụng giấy này ngoài mục đích ghi trong giấy xác nhận.

  1. Lệ phí: 12,000 đồng/ lần
  2. Cơ quan thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã Quảng Thái.
  1. Thủ tục đăng ký kết hôn:
  1. Giấy tờ cần phải nộp:
  • Tờ khai đăng ký khai sinh.
  • Bản chính giấy chứng sinh.
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn (nếu có).
  • Bản sao thẻ CCCD của bố mẹ trẻ (để lưu hồ sơ).
  • Bản gốc thẻ CCCD của bố mẹ trẻ (để đối chiếu)
  • Người đi khai sinh cho trẻ phải là bố, hoặc mẹ, hoặc ông nội.
  1. Trình tự thực hiện:
  • Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại UBND xã Quảng

Thái.

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu

thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận,

trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh

đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND xã. Trường hợp Chủ tịch UBND  xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.

* Lưu ý: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông nội hoặc bà nội phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

- Lệ phí: + Khai sinh quá hạn thì bản gốc: 6,000 đồng/1 bản và bản sao

khai sinh là 8,000 đồng/1 bản.

+ Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

Đăng ký khai sinh cho trẻ em thông qua 2 hình thức như sau:

- Đăng ký khai sinh theo phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã Quảng Thái. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

- Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến:

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn.

Sau khi đăng nhập thành công, chọn: tỉnh/thành phố; quận/huyện; phường/xã nơi thực hiện rồi chọn: “Đồng ý” để tiến hành thao tác tiếp theo. Tại Danh sách dịch vụ công chọn Nộp trực tuyến tại mục Đăng ký khai sinh thông thường (khối xã).

Bước 2: Đăng ký khai sinh

Sau khi nhấn Đồng ý, hệ thống sẽ tự động điều hướng tới trang Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Lúc này, người dân điền thông tin theo yêu cầu, làm theo hướng dẫn để tiến hành khai sinh.

Ví dụ, nếu chọn nơi đăng ký khai sinh là tỉnh Thừa Thiên Huế thì hệ thống sẽ chuyển sang trang Dịch vụ công Thừa Thiên Huế tại địa chỉ https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn/.

Bước 3: Nhấn “Đăng ký trực tuyến” và chọn “Nộp hồ sơ tại phường/xã/thị trấn”.

Bước 4: Kéo chuột xuống dưới chọn lĩnh vực “Hộ tịch” - chọn mục “Đăng ký khai sinh” - chọn tiếp “Thực hiện” ở mục này sẽ hiện ra tờ khai đăng ký khai sinh trực tuyến.

Chẳng hạn, nếu ở xã Quảng Thái, thì nhấn chọn: “Đăng ký khai sinh thông thường (khối xã)”.

Bước 5: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký khai sinh (cung cấp trên Cổng dịch vụ công), đính kèm bản gốc scan hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác.

Bước 6: Tích chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” và chọn “Tiếp tục” sau khi nhập mã xác nhận.

Bước 7: Kiểm tra lại thông tin, nhấn “Hoàn tất”.

Lưu ý, sau khi hồ sơ đăng ký khai sinh được tiếp nhận thành công, người yêu cầu nhận được mã số đăng ký và thời gian trả kết quả hồ sơ. Khi đến cơ quan đăng ký hộ tịch nhận kết quả cần mang các bản chính giấy tờ để xuất trình.

 

 

 

 

Đối với thủ tục hành chính về chứng thực bản sao

 Thứ nhất, không có hồ sơ đối chiếu bản sao đã chứng thực.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định chứng thực bản sao từ bản chính thì không lưu trữ. Với quy định này, thực tế có thể phát sinh trường hợp bản sao đã được chứng thực nhưng người yêu cầu chứng thực có hành vi gian dối là sửa chữa bản sao sau khi đã được chứng thực. Nếu không lưu trữ bản sao thì cơ quan thực hiện chứng thực lại không có cơ sở để đối chiếu khi có tranh chấp, sai sót xảy ra và khó trong việc giám sát tài chính.

 

Đối với thủ tục hành chính về chứng thực chữ ký

 Thứ nhất, khó xác định nội dung trái pháp luật trong văn bản tiếng nước ngoài khi người dân yêu cầu chứng thực chữ ký.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định việc chứng thực chữ ký chỉ nhằm xác nhận, xác thực là người yêu cầu chứng thực chính là người đã ký chữ ký đó, tức là xác nhận về hình thức; còn nội dung giấy tờ, văn bản do người yêu cầu chứng thực chữ ký chịu trách nhiệm. Thế nhưng Nghị định này lại có nội dung quy định khác: “Không được chứng thực chữ ký nếu giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân” (Điều 25).

Quy định trên sẽ không phát sinh vướng mắc nếu giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực sẽ ký vào được lập bằng tiếng Việt; còn nếu giấy tờ, văn bản đó được lập bằng tiếng nước ngoài thì người thực hiện chứng thực khó có thể hiểu được nội dung của giấy tờ, văn bản đó để giải quyết hay từ chối chứng thực. Vấn đề này nếu như không có hướng xử lý tốt, thì người dân lại phải tốn kém thêm về thời gian và chi phí do phải tìm người dịch các văn bản rồi mới làm thủ tục chứng thực chữ ký; cơ quan thực hiện chứng thực khi có bản dịch thì mới yên tâm để chứng thực chữ ký đối với các loại văn bản giấy tờ đó.

 Thứ hai, thủ tục chứng thực chữ ký trong giấy bán, cho, tặng xe còn chưa hợp lý.

Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”. Quy định này mặc dù đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền sở hữu xe của cá nhân; khi liên hệ cơ quan công an làm thủ tục sang tên thì được hướng dẫn làm giấy bán cho, tặng xe của cá nhân theo mẫu, sau đó hướng dẫn về UBND cấp xã chứng thực chữ ký đối với người bán tặng cho xe theo quy định của pháp luật về chứng thực. Tuy nhiên, Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP lại có quy định: “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”. Quy định này chưa hợp lý bởi những lý do sau:

 Bản chất việc bán, cho, tặng xe là một hợp đồng dân sự nhưng lại quy định cho UBND cấp xã chứng thực chữ ký.

 Giấy bán, cho, tặng xe là văn bản giao dịch cá nhân, nhưng nội dung của nó thể hiện rõ sự thỏa thuận của các bên về việc bán, cho, tặng xe và bảo đảm đầy đủ cả về nội dung, hình thức của một hợp đồng dân sự, giống như một hợp đồng cho, tặng quyền sử dụng. Do đó, khi UBND cấp xã chứng thực chữ ký trong giao dịch này là việc chứng thực nội dung thỏa thuận và đồng ký tên của hai bên, chứ không chỉ đơn thuần là chứng thực chữ ký của một bên bán, cho, tặng xe.

Thứ ba, thủ tục chứng thực chữ ký trong hợp đồng, giao dịch vẫn còn phát sinh quy định rườm rà ở địa phương.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định chỉ thực hiện một thủ tục chứng thực chung về hợp đồng, giao dịch, không quy định các thủ tục riêng và khi thực hiện hợp đồng, giao dịch, người dân chỉ cần chứng minh nhân dân, hộ chiếu của các bên, dự thảo hợp đồng, giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng là đủ. Thế nhưng cũng chính vì có không quy định cấm các thủ tục riêng, nên nhiều địa phương đã tự quy định thêm một số loại giấy tờ khác, chẳng hạn như: Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thừa kế, cán bộ chứng thực yêu cầu phải có giấy khai sinh, hộ khẩu… để chứng minh quan hệ với người để lại di sản, v.v. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ là hợp lý để đảm bảo hợp đồng giao dịch được thực hiện đúng pháp luật, không gây thiệt hại cho các bên liên quan, thể hiện trách nhiệm của cơ quan chứng thực và đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia. Song, quy định thêm này lại trái với tinh thần của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

 Thứ tư, thủ tục chứng thực chữ ký trong văn bản khai nhận di sản, chứng thực chữ ký trong văn bản giao dịch về đất đai còn thiếu cụ thể và mâu thuẫn, chồng chéo.

`        + Đối với các trường hợp chứng thực về văn bản khai nhận di sản thừa kế, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Nghị định số 23/2015/NĐ-CP không có quy định thời gian niêm yết, dẫn đến công chức làm công tác chứng thực lúng túng.

+ Đối với các trường hợp chứng thực về văn bản giao dịch về đất đai: Luật Công chứng, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Nhà ở, Bộ Luật Dân sự, Luật Chứng thực, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP chưa có sự thống nhất trong quy định về trình tự thủ tục, xác định tài sản bảo đảm, giá trị quyền sử dụng đất, xác định nhà ở; không có quy định hoặc quy định nhưng không rõ ràng, thống nhất giữa các văn bản pháp luật với nhau dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quá trình thực thi pháp luật nói chung và trong công tác chứng thực tại địa phương nói riêng. Do vậy, việc chứng thực gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, cụ thể là:

 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn (bên thứ 3) của doanh nghiệp tư nhân mà một trong hai người (vợ hoặc chồng) là chủ doanh nghiệp thì chưa có văn bản nào hướng dẫn về hợp đồng thế chấp này là hợp đồng thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn hay hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn, tức là không có sự phân định giữa tài sản của cá nhân và tài sản của doanh nghiệp và như vậy thì hợp đồng này là hợp đồng thế chấp đảm bảo cho nghĩa vụ của chính mình, từ đó dẫn đến việc xác định không rõ thẩm quyền chứng thực đối với hợp đồng này. Nếu xác định là hợp đồng đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay vốn (bên thứ 3) thẩm quyền thuộc UBND xã hoặc thuộc thẩm quyền UBND huyện nếu đất và nhà ở đô thị; nếu xác định hợp đồng này là hợp đồng của doanh nghiệp tư nhân với ngân hàng thì thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng.

 Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định các loại đất được thế chấp mà chưa có quy định nào về loại đất không được thế chấp. Ngoài ra, một số loại đất khác mặc dù pháp luật cho phép thế chấp nhưng vẫn không thực hiện được thế chấp trên thực tế, chẳng hạn như các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước, đất đang nằm trong khu quy hoạch.

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch; chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản; chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở; chứng thực di chúc; chứng thực văn bản từ chối nhận di sản; chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này. Tuy nhiên, trên địa bàn xã hầu hết khách hàng đều đến tại UBND xã Quảng Thái chủ yếu thực hiện chứng thực bản sao và chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đát để vay vốn ngân hàng là chủ yếu.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu giao dịch, thực hiện các thủ tục hành chính của người dân ngày càng tăng. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện giao dịch với nhân dân, trong đó có công tác tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì vậy, UBND xã Quảng Thái đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt lĩnh vực này.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính; Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; UBND xã đã thực hiện chứng thực các nội dung theo quy định của pháp luật. Việc chứng thực đều được thực hiện tại “Bộ phận giao dịch một cửa”; công chức Tư pháp - Hộ tịch trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và tham mưu cho Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ký chứng thực. Thủ tục chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng giao dịch và lệ phí thực hiện đều được niêm yết tại “Bộ phận giao dịch một cửa” để người dân đến giao dịch biết và thực hiện; đồng thời giám sát việc thực thi nhiệm vụ của công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này. Để đảm bảo thực hiện tốt công việc, UBND phường đã sắp xếp, bố trí vị trí giao dịch với công dân phù hợp, thuận tiện cho người dân khi tham gia giao dịch; đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống mạng, máy tính, máy photo, bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực, đạo đức công vụ, kỹ năng giao tiếp và ý thức trách nhiệm cao thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho nhân dân. Vì vậy, việc chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký cũng như chứng thực giao dịch hợp đồng tại UBND xã luôn được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Cá nhân và tổ chức khi đến yêu cầu chứng thực đều được công chức tiếp nhận và giải quyết theo quy trình của pháp luật, trường hợp từ chối thì cũng giải thích rõ và hướng dẫn người dân đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện.

 

  1. Thủ tục đăng ký khai tử:
  1. Giấy tờ cần chuẩn bị:

- Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);

- Bản chính căn cước công dân của người đi khai tử để đối chiếu

- nộp bản photto Căn cước công dân của người đi khai tử để lưu hồ sơ.

2. Trình tự thực hiện:

 

Hướng dẫn thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT

*Các giấy tờ cần thiết khi đi đăng ký khai sinh cho trẻ:

  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn
  • Bản sao thẻ CCCD của bố mẹ trẻ
  • Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân như thẻ CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh.
  • Tờ khai đăng ký khai sinh (Mẫu ở bộ phận Tư pháp – Hộ tịch xã)

Lệ phí: bản gốc (6,000 đồng/1 bản) và bản sao (8,000đồng/1 bản)

Sau khi trẻ được đăng ký khai sinh thì sẽ được cấp thẻ BYYT miễn phí đến khi trẻ 6 tuổi.

*Cách thức thực hiện:

Bước 1: Truy cập trang dịch vụ liên thông của Cổng dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ: https://lienthong.dichvucong.gov.vn/#/

Bước 2: Chọn mục "Liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi"
Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia
Nếu chưa có tài khoản, xem ngay Cách đăng ký và sử dụng tài khoản dịch vụ công Quốc gia

Bước 4: Điền thông tin theo hướng dẫn

1 - Lựa chọn cơ quan thực hiện

2 - Kê khai thông tin về người yêu cầu, thông tin khai sinh, thông tin đăng ký thường trú, thông tin đăng ký bảo hiểm y tế

3 - Xem lại các tờ khai chi tiết

4 - Tải lên hồ sơ đính kèm

 

STT

Tên giấy tờ

Số bản

1

Bản chụp Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Công dân đăng tải bản chụp văn bản ủy quyền khi đăng ký trực tuyến. Khi đến cơ quan đăng ký hộ tịch nhận kết quả (Giấy khai sinh/bản sao Giấy khai sinh), công dân phải xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền.

1

2

Bản chụp Giấy chứng sinh, Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì đăng tải bản chụp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh.

Nếu không có người làm chứng thì phải có bản chụp giấy cam đoan về việc sinh. Khi đến cơ quan đăng ký hộ tịch nhận kết quả (Giấy khai sinh/bản sao Giấy khai sinh), công dân phải nộp bản chính Giấy chứng sinh (Bắt buộc)

1

3

Trường hợp Cơ sở dữ liệu dân cư, cư trú đã được tích hợp, chia sẻ, kết nối, xác thực công dân không cần đăng tải bản chụp giấy tờ tùy thân.

Trường hợp công dân đã có xác thực định danh điện tử thì công dân không phải xuất trình giấy tờ tùy thân.

Trường hợp Cơ sở dữ liệu dân cư, cư trú chưa được tích hợp, chia sẻ, kết nối, xác thực, công dân đăng tải bản chụp Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn hạn sử dụng khi đăng ký trực tuyến.

Công dân xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân để đối chiếu khi nhận kết quả tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

1

4

Trường hợp Cơ sở dữ liệu dân cư, cư trú đã được tích hợp, chia sẻ, kết nối, xác thực thì công dân không cần đăng tải bản chụp giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Trường hợp Cơ sở dữ liệu dân cư, cư trú chưa được tích hợp, chia sẻ, kết nối, xác thực, công dân đăng tải bản chụp giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh

1

5

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trường hợp trẻ còn bố, mẹ, người giám hộ thì phải có ý kiến đồng ý khi trẻ không ở cùng bố, mẹ, người giám hộ).

Tờ khai cần có đầy đủ ý kiến, chữ ký của các thành phần tham gia trong mẫu (Bắt buộc)

1

5 - Lựa chọn hình thức nhận kết quả

6 - Hoàn thành thủ tục

Cách tra cứu hồ sơ đăng ký đã làm xong chưa

Hướng dẫn thủ tục liên thông khai tử, xoá đăng ký thường trú, trợ cấp mai tán phí.

Bước 1: Truy cập trang dịch vụ liên thông của Cổng dịch vụ công Quốc gia => chọn mục Tra cứu
Bước 2: Nhập mã hồ sơ và mã xác nhận để tra cứu

3
Chọn hình thức đăng nhập sử dụng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công
quốc gia hoặc tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an (VNeID)

4
Màn hình đăng nhập bằng tài khoản VNEID
Màn hình đăng nhập bằng tài khoản cổng DVCQG

5
Hệ thống sẽ chuyển sang giao diện kê khai của phần mềm dịch vụ công liên thông
đối với “Thủ tục liên thông về đăng ký khai tử, Xóa đăng ký thường trú, Trợ
cấp mai táng phí”
II. Thao tác thực hiện
Người dân thực hiện qua 06 bước để hoàn tất một hồ sơ liên thông Đăng
ký khai tử, Xóa đăng ký thường trú, Trợ cấp mai táng phí.
Bước 1: Lựa chọn cơ quan thực hiện

6
Giao diện Các đối tượng hưởng trợ cấp mai táng phí
Lựa chọn cơ quan thực hiện khi đối tượng hưởng mai táng phí là: Đối tượng
được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định của Luật BHXH

7
Lựa chọn cơ quan thực hiện khi đối tượng hưởng mai táng phí là: Đối tượng
hưởng mai táng phí theo Pháp lệnh ưu đãi người có công
Lựa chọn cơ quan thực hiện khi đối tượng hưởng mai táng phí là: Đối tượng
bảo trợ xã hội
Lựa chọn cơ quan thực hiện khi đối tượng hưởng mai táng phí là: Đối tượng
nhận trợ cấp khẩn

8
Bước 2: Kê khai thông tin
Giao diện đối với hồ sơ chuyển về BHXH

9
Giao diện đối với hồ sơ của Đối tượng hưởng mai táng phí theo Pháp lệnh ưu đãi người có công

10
Giao diện đối với hồ sơ của đối tượng Bảo trợ xã hội, Đối tượng nhận trợ cấp khẩn cấp.

12
Màn hình Nhập tay dữ liệu giấy chứng tử
*Đối với đối tượng Người từ đủ 80 tuổi trở lên chết người lo mai táng được
hưởng hỗ trợ chi phí mai táng
Bước 1: Tại bước 1 Lựa chọn cơ quan thực hiện chọn đối tượng mai táng phí
là Đối tượng bảo trợ xã hội
Bước 2: Khi người dùng nhập xong thông tin ngày chết: Hệ thống tự động
tính (ngày chết-ngày sinh) từ 80 tuổi trở lên thì hiển thị 2 lựa chọn:
+ Đang hưởng tuất hàng tháng tại BHXH: Nếu chọn vào tích này thì hiển
thị chỗ cho người dùng nhập Mã số BHXH/Số sổ BHXH

13
+ Không hưởng tuất hàng tháng tại BHXH

14
Bước 3: Xem lại các tờ khai chi tiết
Các thông tin của tờ khai chi tiết được trích xuất từ các thông tin kê khai ở
bước trước. 03 tờ khai tương ứng cho 03 thủ tục đơn: Đăng ký khai tử, Xóa Đăng
ký thường trú, Trợ cấp mai táng phí. Người dân thực hiện kiểm tra các thông tin
trên tờ khai chi tiết,
nếu cần chỉnh sửa thì thực hiện bấm vào nút để quay lại bước
kê khai để thực hiện điều chỉnh lại thông tin.
Giao diện Tờ khai Đăng ký khai tử
Giao diện Tờ khai thay đổi thông tin cư trú

15
Giao diện tờ khai mẫu số 02 đối với trường hợp hồ sơ chuyển về BHXH
Giao diện bản khai để giải quyết chế độ ưu đãi khi người có công từ trần đối với hồ sơ chuyển về
Bộ LĐTBXH

16
Giao diện tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối với hồ sơ chuyển về Bộ LĐTBXH (Đối với
đối tượng hưởng mai táng phí là Đối tượng bảo trợ xã hội, Đối tượng nhận trợ cấp khẩn cấp)
Bước 4: Đính kèm thành phần hồ sơ
Sau khi xem thông tin các tờ khai chi tiết, người dân chuyển sang bước Đính
kèm thành phần hồ sơ. Danh sách thành phần hồ sơ được hiển thị tùy theo các
trường hợp đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú.

17
Giao diện thành phần hồ sơ đối với hồ sơ gửi về Bộ LĐTBXH (đối với đối tượng bảo trợ xã hội,
Đối tượng hưởng trợ cấp khẩn cấp)

18
Giao diện thành phần hồ sơ đối với hồ sơ gửi về Bộ LĐTBXH (đối với đối tượng hưởng mai táng
phí theo Pháp lệnh ưu đãi người có công)

19
Giao diện thành phần hồ sơ đối với hồ sơ gửi về BHXH
Bước 5: Lựa chọn hình thức nhận kết quả
Giao diện hình thức nhận kết quả của các hồ sơ gửi về Bộ LĐTBXH (đối tượng hưởng trợ cấp
mai táng phí là Người có công, Đối tượng bảo trợ xã hội, Đối tượng hưởng trợ cấp khẩn cấp)

 

https://sotuphap.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/hoi-dap-phap-luat/hoi-dap-phap-luat-ve-ho-tich.html


 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 12.311.448
Truy cập hiện tại 39.434