8 quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần biết từ 1-1-2021
Ngày cập nhật 30/12/2020

Một số quy định mới có hiệu lực từ 1-1-2021 mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần biết.

1. Mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng

Theo nội dung được Quốc hội quyết nghị tại Nghị quyết 128/2020/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 thì trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

2. Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2021

Với việc giữ nguyên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng thì bảng lương cán bộ, công chức viên chức được tính toán theo bảng sau:

8 quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần biết từ 1-1-2021 - Ảnh 1.

- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

3. Mức lương tối thiếu vùng năm 2021

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được nêu tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể là thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

 

Mức lương

 

 

Địa bàn áp dụng

 

 

4.420.000 đồng/tháng

 

 

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

 

 

3.920.000 đồng/tháng

 

 

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

 

 

3.430.000 đồng/tháng

 

 

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

 

 

3.070.000 đồng/tháng

 

 

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

 

4. Tăng tuổi nghỉ hưu

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật lao động 2012 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

5. Tăng Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến tỉnh 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014 ), người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (Hiện hành là 60%).

8 quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần biết từ 1-1-2021 - Ảnh 3.

Quy định trên được hiểu như sau: Ví dụ một người có thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng có mức hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì:

- Hiện nay, đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được chi trả theo tỷ lệ là 60% của 80% chi phí điều trị nội trú (tức 48% chi phí điều trị nội trú).

- Từ 1-1-2021, đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được chi trả theo tỷ lệ là 100% của 80% chi phí điều trị nội trú (tức 80% chi phí điều trị nội trú).

6. Chính sách về hưu trước tuổi thuộc diện tinh giản biên chế

Hiện nay, điều kiện về tuổi để đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế được về hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012.

Tuy nhiên kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hữu tăng theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 vì vậy chính sách về hưu trước tuổi đối với đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế cũng thay đổi và được cụ thể hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP.

7. Điểm mới tại Bộ luật lao động có hiệu lực từ 1-1-2021

Các tin khác
Xem tin theo ngày