Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay toàn huyện đưa vào thả nuôi 837 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 727,9 ha, còn lại nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Với quyết tâm phấn đâu vụ nuôi thắng lợi, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành địa phương nghiêm tuc thực hiện đúng khung lịch mùa vụ, chú trọng đến chất lượng con giống, quy trình thả nuôi.... Theo cán bộ kỹ thuật phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện vụ nuôi năm nay ngoài những thuận lợi vệ độ mặn trên phá Tam giang ổn định, thì hiện nay bà con ngư dân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đó là sự thay đổi thất thường của thời tiết. Đến thời điểm hiện nay các đối tượng nuôi nước lợ đã được hơn 2 tháng tuổi, sau quá trình đẩy mạnh các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng các đối tượng nuôi phát triển khá tốt. Tuy nhiên trong những ngày qua do ảnh hưởng của thời tiết trên địa bàn huyện đã xuất hiện dịch bệnh thủy sản, đến thời hiện nay toàn huyện đã có hơn 50,1 ha bị nhiểm bệnh đốm trắng và bệnh môi trường, trong đóbệnh môi trưởng tập trung ở 2 xãã Quảng An 12,56, Quảng Phước 15,87 ha. Và hơn 21,69 ha bị bệnh môi trường ở các địa phương xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thành, Quảng An và xã Quảng Phước .
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình dịch bệnh thủy sản nhiều như hiện nay đó là do thời tiết nắng nóng diễn biến phức tạp, môi trường nước có nhiều biến động nên vùng nuôi thủy sản nước lợ bị nhiễm bệnh. Dự báo thời tiết tiếp tục có những diễn biến bất thường, nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, môi trường nước sẽ không ổn định,… nên nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng là rất lớn. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành cần tập trung các biện pháp như : Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học, các hóa chất khác nhằm ổn định môi trường, hạn chế ô nhiễm nguồn nước và đáy ao nuôi, tiến hành chắn lưới xung quanh và rải vôi trên bờ không cho các đối tượng như cua, còng từ ao bị bệnh di chuyển sang, đồng thời thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường và theo dõi hoạt động của các đối tượng nuôi để có sự điều chỉnh kịp thời. Tăng cường sử dụng vôi để ổn định pH, khử độc đáy ao, ổn định môi trường. Kiểm tra chất lượng nước bên ngoài trước khi đưa vào ao nuôi. tranh thủ thời gian cải tạo ao để thả nuôi lại, nên thả tôm giống đã qua ươm để rút ngắn thời gian nuôi. Việc cải tạo ao phải đảm bảo quy trình, nhất là phải xử lý triệt để các đối tượng gây bệnh đang tiềm ẩn trong ao nuôi nhằm hạn chế lây lan về sau; áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh trong quá trình nuôi. Đồng thời cũng đã hỗ trợ hàng chục tấn hóa chất Chlorine cho các xã như Quảng Thành, Quảng A, Quảng Phước, Quảng Công, Quảng Ngạn và Thị trấn Sịa để xử lý môi trường. Bên cạnh đó các xã cũng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ khắc phục tình trạng tôm chết, giảm thiệt hại cho người nuôi tôm. Đó là rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với cơ cấu đối tượng nuôi và điều kiện của từng địa phương. Xử lý nước xả thải nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi thủy sản. Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm các loại dịch bệnh thủy sản gây thiệt hại nhiều cho người nuôi; Tập trung giám sát bệnh đốm trắng, hoại tử gan, tụy trên tôm sú . Tập trung giám sát vùng nuôi, tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường, thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro.
Người dân Quảng Phước vớt thủy sản bị dịch bệnh môi trường và đốm trắng
Ngành chức năng cũng đã khuyến cáo người nuôi thủy sản không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh dạng nguyên liệu mà chỉ dùng các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Sử dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế thấp nhất việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm, để giảm bớt chất thải do phân, thức ăn dư thừa, dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh trong ao tôm, từ đó, giảm lượng chất thải thải ra môi trường tự nhiên khi cải tạo ao nuôi. Thường xuyên theo dõi sức khỏe, quản lý tốt lượng thức ăn hàng ngày của thủy sản nuôi, tránh tình trạng sử dụng thức ăn dư thừa, làm tăng lượng chất thải trong ao nuôi. Đối với những diện tích vật nuôi đã lớn cần tiến hành thu tĩa, kết hợp xục khí để tạo ôxi cho vật nuôi. Ngoài ra các địa phương cần đầu tư hệ thống ao xử lý nước thải để xử lý nước ao nuôi thủy sản sau khi thu hoạch hay bị dịch bệnh trước khi xả nước trong ao nuôi ra môi trường, với diện tích ao xử lý nước thải tối thiểu bằng 30% diện tích ao nuôi. Do đó, người dân vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Quảng Điền cần tuân thủ kỹ thuật để bảo đảm cho vụ nuôi thành công.
Tin chắc rằng với sự chỉ đạo, vào cuộc ráo riết của các cấp các ngành, sự lao động cần mẫn của người dân, dịch bệnh thủy sản sẽ được không chế hạn chế rũi ro cho bà con ngư dân, tạo niềm tin cho bà con ngư dân yên tâm sản xuất phát triển kinh tế.