Tổ chức Hội nghị họp BCĐ để triển khai cụ thể kế hoạch chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ DS-KHHGĐ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ là thành viên của ban chỉ đạo phụ trách giám sát địa bàn đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể đến từng cụm dân cư.
Hướng dẫn CTV rà soát đối tượng phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng chưa sử dựng các BPTT hiện đại, có sử dụng BPTT nhưng không bền vững, phân loại đối tượng cần vận động và lập danh sách đối tượng đăng ký sử dụng các BPTT trong chiến dịch.
Chỉ đạo cộng tác viên thực hiện tuyên truyền vận động trực tiếp tại hộ gia đình, vận động đối tượng đến tham gia tư vấn, kiểm tra sức khỏe và tuyên truyền nội dung tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai.
Huy động các cấp, các ngành, các đoàn thể chiến dịch tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại xã nhằm mục đích hoàn thành chỉ tiêu về KHHGĐ và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
2. Công tác hậu cần.
- Việc phân bổ các BPTT phi lâm sàng đã chuẩn bị tốt ngay từ đầu, đảm bảo đầy đủ cho đối tượng khi có nhu cầu.
- Trung tâm Y tế huyện đã trang cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: Thuốc thiết yếu, vòng tránh thai, thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai… cho các đối tượng có nhu cầu khám phụ khoa và sử dụng BPTT.
- Các tài liệu truyền thông được cấp phát ngay trước thời điểm diễn ra chiến dịch và trong quá trình tổ chức tư vấn SKSS tại thôn.
II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Công tác tuyên truyền vận động:
Tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt ở các chi hội phụ nữ của các thôn nội dung về Dân số trước đợt tăng cường.
Tổ chức tư vấn cho phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại Nhà cộng đồng thôn Lai Hà có 35 lượt người tham dự, tổ chức vào chiều ngày 07/4/2022.
Cộng tác viên phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở cấp thôn, đặc biệt là hội nông dân và hội phụ nữ tổ chức tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình, tiếp thị thuốc uống, bao cao su đến từng đối tượng và vận động thực hiện các BPTT ổn định lâu dài, như dụng cụ tử cung, đình sản, thuốc cấy, thuốc tiêm… đối với những người đã có đủ số con mong muốn,
Treo băn rôn ở trực lộ giao thông, nơi công cộng, UBND xã và Trạm Y tế xã để thu hút đối tượng và cộng đồng.
Đọc bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã với thời lượng 3 lần/ ngày x 5 ngày trước khi triển khai dịch vụ.
2. Đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ:
Phối hợp với Khoa CSSKSS/KHHGĐ huyện Quảng Điền tổ chức thực hiện làm dịch vụ cho đối tượng trong đợt này.
Khám phụ khoa 85 người và điều trị 5 trường hợp viêm nhiễm nhẹ.
Trạm Y tế đã bố trí địa điểm phòng ốc, khám phụ khoa và làm dịch vụ KHHGĐ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thuận lợi cho người dân.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỢT TUYÊN TRUYỀN:
1.Thuận lợi:
- Có sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư kinh phí của UBND các xã, thị trấn.
- Có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, nhất là Hội Phụ nữ để lồng ghép hoạt động truyền thông vào các hoạt động của Hội trong ngày lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2022
- Trung tâm Y tế huyện đã triển khai sớm kế hoạch để có thời gian cho các xã chuẩn bị.
- Ban DS-KHHGĐ xã đã chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện triển khai sớm, nên tiến độ làm dịch vụ được đảm bảo, không ảnh hưởng đến các nội dung khác của địa phương.
- Hệ thống đài truyền thanh huyện, xã đã tích cực đưa tin, bài tuyên truyền về các nội dung liên quan đến chính sách DS-KHHGĐ trước, trong và sau chiến dịch.
-UBND các xã, thị trấn đã quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí để triển khai và thực hiện các hoạt động.
2.Khó khăn:
- Công tác phối hợp của các ban ngành, đoàn thể các cấp có nơi chưa chặt chẽ. Có nơi còn xem đây là công việc của những người làm công tác dân số, nên chưa tạo được động lực thúc đẩy người dân tham gia.
- Mặc dù đối tượng đăng ký sử dụng BPTT trong chiến dịch cao nhưng tâm lý đến chỗ đông người sợ dịch bệnh nên số người khám phụ khoa và chỉ tiêu về đặt vòng đạt chưa cao.
- Việc huy động đối tượng tham gia buổi tư vấn chiến dịch rất khó, chỉ tư vấn các nhóm nhỏ hoặc tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình.
- Tư tưởng muốn sinh đông con vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân và cán bộ nên dù đã có đủ số con và được tư vấn về các BPTT nhưng không thực hiện.
-Tỷ lệ sinh mổ cao, những người sinh mổ nhiều lần không đặt vòng được tại trạm nên ảnh hưởng đến số lượng người thực hiện DCTC trong chiến dịch.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH ĐỢT 1/2022
-
Đặt DCTC: 22/22 đạt 100%
-
Triệt sản: 0/0
-
BCS: 119/138 đạt 86%
-
Thuốc uống: 69/70 đạt 90%
-
Thuốc tiêm: 5/7 đạt 71%
-
Thuốc cấy: 1/2 50%
Tổng: 216/239 đạt 90,4%
Trên đây là báo cáo sơ kết chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ DS-KHHGĐ đợt I năm 2022 của Ban Dân số-KHHGĐ xã Quảng Thái