I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) và Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 22/9/2021 của Tỉnh ủy để tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nhằm triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo; đồng thời, thực hiện tốt trách nhiệm phối hợp của các cơ quan,
đơn vị trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn xã.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; tạo sự
đồng thuận, thống nhất cao trong công tác tham mưu, đề xuất thực hiện tốt công
tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ của từng
cấp, từng ngành; tiếp tục phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tham mưu, giải quyết tốt các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, không để bị động, bất ngờ xảy ra.
- Kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an toàn xã hội; phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép; củng cố và tăng cường sự đoàn kết của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn xã.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo và Nhân dân trên địa bàn xã.
2. Yêu cầu
- Bám sát và tổ chức thực hiện các nội dung, quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật liên quan.
- Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phải nghiêm túc, chặt chẽ, thận trọng từng bước, đảm bảo tiến độ, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và đúng quy định của pháp luật.
- Chủ động nắm tình hình, thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ, tham mưu
giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, không để phát sinh
thành điểm nóng, vụ việc phức tạp liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.
II. NỘI DUNG
1. Về công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, thực hiện tốt chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và các văn
bản liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo bằng nhiều hình thức đến đội ngũ cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, chức sắc, chức việc nhà tu hành, tín đồ tôn giáo và các tầng lớp Nhân dân hiểu, nắm rõ để thục hiện đảm bảo theo quy định.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt và tiến hành sơ kết, tổng kết các kết luận, chỉ thị, thông báo, chỉ đạo của UBND tỉnh, Huyện ủy về công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng; sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Cử cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo do các cấp tổ chức.
- Phối hợp với cán bộ phụ trách Tôn giáo - Phòng Nội vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn xã. Đồng thời, tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho các chức việc, tín đồ tôn giáo trên địa bàn.
2.2. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương.
- Kịp thời củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo khi có thay đổi. Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo mang tính hệ thống, kế thừa.
3. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
- Chủ động kiểm tra việc thi hành, thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại một số địa phương trên địa bàn xã. Đồng thời, phối hợp làm việc với đoàn kiểm tra thi hành, thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của tỉnh về làm việc tại địa phương.
- Kịp thời phát hiện chấn chỉnh và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của cán bộ, công chức, viên chức, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo, tín ngưỡng.
4. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn xã đảm bảo theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của cấp trên, của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy về công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thường xuyên khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, tạo điều kiện để đồng bào có đạo sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật.
- Làm tốt công tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc các tôn giáo trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, định hướng hoạt động tôn giáo đảm bảo theo đúng đường hướng, phương châm hành đạo, gắn bó với dân tộc và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc trao đổi, nắm bắt tình hình, kịp thời chấn chỉnh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật; chủ động, phối hợp giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo ngay tại cơ sở, nhất là những vụ việc có phản ánh của công dân liên quan đến tôn giáo kéo dài; không để các thế lực xấu lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
- Tăng cường, phát huy mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc với cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà các cơ sở tôn giáo trong các dịp lễ trọng của các tôn giáo, Tết cổ truyền dân tộc.
5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành
- Phát động phong trào thi đua yêu nước đến đông đảo quần chúng Nhân dân, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo để tích cực tham gia hưởng ứng, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước của địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức VH-XH
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện về công tác tín ngưỡng, tôn giáo; chủ động tham mưu UBND xã xem xét, chỉ đạo giải quyết các vấn đề sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tham mưu Triển khai, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo; vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND xã phát huy mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc với cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền bằng nhiều hình thức.
- Phối hợp với cơ quan chức năng, đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề về đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền của UBND xã.
- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan và BĐH các thôn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch này; đồng thời tổng hợp, báo cáo UBND xã kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo định kỳ theo quy định.
- Tuyên truyền, hướng dẫn chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tổ chức lễ hội, công tác trang hoàng theo quy định của pháp luật khi có thông báo, đăng ký.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Công chức Địa chính - Xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tham mưu UBND xã, trình UBND huyện cấp phép công trình xây dựng của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn theo thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND Ban điều hành các thôn kiểm tra việc xây dựng công trình của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu UBND xã công tác quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu giải quyết việc giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, BĐH các thôn quản lý việc sử dụng đất đai của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo (nếu có) và tham mưu, đề xuất UBND xã giải quyết theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục cấp đất cho các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan để tham mưu, đề xuất UBND xã xem xét, quyết định đối với những vấn đề liên quan đến đất đai tín ngưỡng, tôn giáo được xác định có tính phức tạp.
3. Công chức Tư pháp
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, BĐH các thôn phổ biến, triển khai pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND xã ban hành liên quan tín ngưỡng, tôn giáo (nếu có) và văn bản quy phạm chứa nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Công an xã
- Chủ động công tác theo dõi nắm tình hình, tham mưu, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết ổn định các vụ việc tôn giáo phức tạp liên quan đến an ninh trật tự. Kịp thời phát hiện đấu tranh, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức hoạt động vi phạm pháp luật phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm an ninh trật tự đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Trao đổi về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo khi có văn bản đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp xã. Phối hợp và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với các cơ quan, đơn vị liên quan để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Đài truyền thanh xã
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo bằng nhiều hình thức.
- Phối hợp với Văn phòng UBND xã kịp thời đưa tin về các hoạt động của địa phương trong các dịp lễ trọng, sự kiện quan trọng của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi các hoạt động tích cực, tiêu biểu, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” của các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo.
6. Ban điều hành các thôn.
- Thường xuyên theo dõi, nắm tính hình về việc quản lý sử dụng đất, xây dựng các công trình của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thôn.
- Hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng tại địa phương đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng; các cơ sở tôn giáo thông báo danh mục hoạt động tôn giáo theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo về UBND xã.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện đảm bảo có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương.
- Tăng cường, phát huy mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc với chính quyền bằng nhiều hình thức.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức đoàn thể cấp xã phối hợp với ban, ngành có liên quan và UBND các xã, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; chủ động, nắm tình hình tín ngưỡng, tôn giáo, phối hợp tham mưu cho cấp ủy triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn xã.