Tìm kiếm tin tức
Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
Ngày cập nhật 06/08/2019
Toàn cảnh lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) gồm 2 trục chính là trục lăng mộ và trục tẩm điện

Lăng Thiệu Trị hay còn gọi là Xương Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, đây là nơi an giấc ngàn thu của vị vua thứ 3 triều đại nhà Nguyễn, vua Thiệu Trị – Nguyễn Phúc Miên Tông

Quá trình xây lăng

Vua Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ông là con trai trưởng của vua Minh Mạng,lên ngôi giữa tuổi 34 trị vì được 7 năm (1841 – 1847) thì băng hà hưởng thọ 41 tuổi. Sinh thời nhà vua chưa lo nghĩ đến cái chết của mình, phần nữa không muốn binh dân hao tổn quá nhiều sức lực và của cải, nên ông chưa xây cất sơn lăng dành cho mình. Khi vua Thiệu Trị băng hà, thi hài ông được quàn tại điện Long An trong 8 tháng ở cung Bảo Định, chờ ngày vị vua nối ngôi xây cất lăng cho mình.

Cho đến lúc chuẩn bị ra đi nhà vua mới trăn trối với người con trai sắp kế vị rằng: “Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu lăng (lăng vua Minh Mạng), nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh dân”.

vua-thieu-tri

Vua Thiệu Trị (1807 – 1847)

Vâng mệnh cha, Vua Tự Đức lên nối ngôi ra lệnh cho các thầy địa lý tìm đất phù hợp để xây lăng cho vua cha. Họ tìm được 1 mảnh đất tốt tại chân một dãy núi thấp thuộc làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành không xa về phía tây như hai lăng vua Gia Long và Minh Mạng. Sau đó ngọn núi ấy được đặt là núi Thuận Đạo còn lăng có tên là Xương Lăng.

Ngày 11/2/1848, vua Tự Đức sai 1 vị đại thần lúc đó là Vũ Văn Giai, sung cho ông chức Đổng lý, đứng ra trông coi công việc xây cất lăng cho vua cha. Nhà vua lệnh cứ 10 ngày một lần phải báo cáo cho vua biết tiến độ quá trình xây cất lăng.

Theo ý nguyện của vua Thiệu Trị trước lúc qua đời, vua Tự Đức căn dặn Vũ Văn Giai phải bắt chước cách làm “toại đạo” giống như trên lăng Minh Mạng (tức là đường hầm đưa quan tài nhà vua vào huyệt mộ, được xây vào ngày 24 tháng 3 năm 1848), còn công việc xây dựng các công trình Tẩm mang tính thờ cúng thì phải bắt chước theo quy chế của lăng vua Gia Long, và tùy theo địa thế tại chỗ để châm chước định liệu mà làm.

Quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Ngày 14/6/1948, vua Tự Đức thân hành lên Xương Lăng kiểm tra lần cuối. Mười ngày sau, thi hài vua Thiệu Trị được đưa vào an táng trong lăng sau 8 tháng quàn trong kinh thành. Vua Tự Đức viết bài văn bia dài trên 2.500 chữ, cho khắc lên tấm bia “Thánh đức thần công”, dựng vào ngày 19 tháng 11 năm 1848 để ca ngợi công đức của vua cha.


Riêng tấm văn bia ở Xương Lăng (bia Thánh đức thần công) với bài bi ký hơn 2500 chữ do chính tay vua Tự Đức viết về cuộc đời và công lao của vị vua tiền nhiệm, thì mãi đến 5 tháng sau, tức là ngày 19/11/1848 mới được dựng lên trong lăngTrong một bài dụ của vua Tự Đức viết vào tháng 5 năm 1848, có đoạn nói: “Nay mọi việc đã đâu vào đấy, sớm báo cáo hoàn thành”. Ngày 14/6/1848, tức là 10 ngày trước khi làm lễ an táng vua cha, đích thân vua Tự Đức thân hành lên lăng để kiểm tra công việc lần cuối. Mặc dù vua Thiệu Trị đã căn dặn là phải làm lăng như thế nào cho “kiệm ước”, không nên quá tốn kém tiền của và sức dân, sức binh. Và trong bài văn bia ở Xương Lăng, vua Tự Đức đã nhắc lại điều đó và nói thêm rằng: ” Lời vàng ngọc vẫn văng vẳng bên tai, con nhỏ này đâu dám trái chí”; nhưng hôm đó khi thấy công trình có phần phiền phức to lớn, nhà vua vẫn tỏ ý thỏa mãn.

Như vậy, tính từ ngày bắt đầu xây dựng (11/2/1848) đến ngày hoàn thành, lăng Thiệu Trị đã được thi công trong vòng chưa đầy 10 tháng.

Vị trí lăng

Xương Lăng nằm trên địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách Kinh thành chừng 8 cây số.

xung-quanh-lang-thieu-tri

Xung quanh lăng Thiệu Trị

So với lăng tẩm các vua, chúa tiền nhiệm và các vị vua kế vị sau này, Xương lăng có những nét rất riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng không được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng cũng có thế tựa núi nhìn song khi dựa lưng vào núi Thuận Đạo, trông ra là dòng sông Hương chảy qua trước mặt. Án ngữ trước lăng là núi Chằm sừng sững. Núi Kim Ngọc cùng với mô đất cao lớn ở ngay sau lăng được chọn làm 2 hậu chẩm. Vậy là địa thế ở đây còn hội tụ đủ bộ ba: tiền án, hậu chẩm và minh đường!

Cũng là “Tả Thanh Long” – “Hậu Bạch Hổ”, nhưng khác với lăng Minh Mạng, đồi Vọng Cảnh ở bên này sông được chọn làm “rồng cuốn”, nhưng “hổ ngồi” lại là ngọn Ngọc Trản ở bên kia sông.

Nếu như lăng của các vua khác có La thành bao bọc, hay lăng của vua Gia Long có hàng rào tự nhiên là dàn thông, thì lăng Thiệu Trị lại là những cánh đồng lúa mượt mà, những vườn cây xanh rờn ở chung quanh!

Kiến Trúc Lăng Thiệu Trị

Tổng thể kiến trúc lăng Thiệu Trị bao gồm hai khu vực chính: lăng và tẩm.

Trục Lăng

Ở Trục lăng, từ ngoài vào, là các công trình : Hồ Nhuận Trạch – Bức Bình phong – Nghi Môn – Sân chầu – Bi đình – Lầu Đức Hinh – Trụ biểu – Cầu Đông Hòacầu Chánh Trungcầu Tây Định – Bửu thành (nơi đặt thi hài nhà vua)

Khu lăng nằm ở vị trí bên phải, trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Ðiện. Sau hồ Nhuận Trạch là bình phong, tiếp đến là Nghi Môn bằng đồng theo thế rồng vờn mây. Từ đây dẫn vào Bái Đình (sân chầu) rộng lớn. Ở trên sân, hai bên là hai hàng tượng đá là đặc trưng của nghệ thuật tạc tượng nửa đầu thế kỷ XIX ở Huế.

lang-thieu-tri-ho-nhuan-trach

Hồ Nhuận Trạch trước trục lăng Thiệu Trị

lang-thieu-tri-binh-phong

Bức bình phong án ngữ ngay sau hồ Nhuận Trạch

lang-thieu-tri-nghi-mon

Nghi Môn được đúc bằng đồng trước sân chầu và bi đình

hang-tuong-lang-thieu-tri

Như các lăng vua khác ở Huế, trước sân chầu là hai hàng tượng quan văn, quan võ, ngựa và voi

2-con-nghe-lang-thieu-tri

hai con nghê được đúc bằng đồng nằm hai bên bi đình

Bi Đình (Phương Đình) và Lầu Ðức Hinh nằm trên quả đồi cong có dạng mai rùa. Ngày 19-11-1848, vua Tự Đức cho dựng tấm bia tại Bi Đình, khắc lên đó bản “Thánh đức thần công”, gồm 2.500 chữ. Đó là sự tri ân của vua Tự Ðức dành cho vua cha.

lang-thieu-tri-bi-dinh

Hai bên bậc thang tiến vào bi đình là tượng rồng bằng đá, phía trong là tấm bia thánh đức thần công do chính tay vua Tự Đức viết

bia-thanh-duc-than-cong-lang-thieu-tri

Tấm Bia thánh đức thần công trong bi đình được dựng vào ngày 19/11/1848 tức sau khi chôn cất vua Thiệu Trị 5 tháng

phia-sau-bi-dinh-lang-thieu-tri

Bi Đình nhìn từ phía sau, ngói đã mục hết nên được thay thế bằng tôn

tru-bieu-trong-lang-thieu-tri

Hai trụ biểu nằm 2 bên sau bi đình vươn mình lên cao báo hiệu khu vực lăng nổi bật khi nhìn từ xa

lau-duc-hinh-nay-lang-thieu-tri

Lầu Đức Hinh nay đã sụp đổ

lau-duc-hinh-xua-lang-thieu-tri

Lầu Đức Hinh khi xưa

Trải mình qua Ngưng Thuý hồ có 3 cây cầu: ở giữa là cầu Chánh Trung, cầu Ðông Hoà ở  bên phải, bên trái là cầu Tây Ðình. Qua hồ là đến tam cấp vào Bửu Thành. Đây là nơi thi hài vua Thiệu Trị được cất đặt.

lang-thieu-tri

3 cây cầu bắc qua Hồ Ngưng Thủy nối liền trục lăng với Bửu Thành

buu-thanh-lang-thieu-tri

Cặp rồng đá hai bên bậc thang lối vào Bửu Thành nơi đặt thi hài vua Thiệu Trị

lang-thieu-tri

Cặp cánh cửa bằng đồng này trước đây mỗi năm chỉ mở 1 lần vào ngày giỗ của vua, để dọn cỏ trong đó

Hiện nay toại đạo đã bị lấp đi, không ai biết chính xác vị trí ở đâu nên chỉ biết mộ phần nhà vua nằm đâu đó phía trong vòng tròn bửu thành này.

Trục Tẩm

Trục tẩm ở lăng Thiệu Trị gồm các công trình sau: Bình phong – Hồ Điện – Sân chầu – Hồng Trạch Môn – Tả, Hữu Phối viện – Điện Biểu Đức – Tả, Hữu Tùng viện.

binh-phong-lang-thieu-tri

Bức Bình Phong nằm phía trước trục tẩm

ho-dien-lang-thieu-tri

Sau bức bình phong là hồ điện trồng rất nhiều sen

Khu tẩm (điện thờ) được xây dựng riêng, cách Lầu Ðức Hinh 100m về phía tả, Có lẽ là do yếu tố địa lý không cho phép thiết kế Xương Lăng theo một trục . Nghi Môn được dựng bằng đá cẩm thạch. Vượt Nghi Môn, du khách bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch Môn là đến điện Bửu Ðức.

nghi-mon-lang-thieu-tri

Nghi Môn phía trước Hồng Trạch Môn

hong-trach-mon-lang-thieu-tri

Hồng Trạch Môn, phía trước là sân chầu

Có 1 điểm đặc biệt là sau Hồng Trạch Môn có 1 cây vạn tuế được trồng từ khi mới xây lăng, lão cổ thủ này tính ra tuổi thì cũng ngang bằng tuổi của lăng

van-tue-lang-thieu-tri

Cây vạn tuế phí sau hồng trạch môn

Ðiện Bửu Ðức là nơi thờ bài vị của vua Thiệu Trị và Nghi Thiên Chương Hoàng hậu ( Tức bà Từ Dũ). Trong chính điện trên những cỗ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch có khắc trên 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị văn học và giáo dục.

dien-bieu-duc-lang-thieu-tri

Điện Biểu Đức nơi đặt bài vị thờ vua Thiệu Trị và hoàng hậu Từ Dụ

Ngoài ra, các kiến trúc bổ trợ như Tả Hữu Phối điện (trước), Tả và Hữu tùng viện (sau) quây quần xung quanh điện Bửu Ðức khiến cho bầu không khí chính điện càng thêm uy nghiêm.

ta-huu-phoi-dien-lang-thieu-tri

Tả hữu phối điện nằm phía trước Điện Bửu Đức

ta-huu-phoi-dien-lang-thieu-tri2

Tả hữu phối điện nằm phía trước Điện Bửu Đức và ngay sau Hồng Trạch Môn

Tả hữu tùng viện nằm cuối cùng khu vực tẩm là nơi ăn ở cho đám gia nhân, người hầu và các bà phi trông coi và lo việc cúng bái ở lăng Thiệu Trị

ta-huu-tung-vien-lang-thieu-tri

Tả hữu tùng viện

ta-huu-tung-vien-lang-thieu-tri2

Tả hữu tùng viện

Cụm lăng mộ gia quyến của vua Thiệu Trị

Có 1 điểm đặc biệt gần khu vực lăng Thiệu Trị còn có 3 ngôi lăng mộ khác của những người trong gia đình vua.

  • Nằm chếch phía trước gần như đối diện là Lăng Hiếu Đông của mẹ vua – bà Hồ Thị Hoa
  • Gần phía sau khu vực tẩm bên trái là Lăng Xương Thọ vợ của vua Thiệu Trị bà Từ Dụ
  • Phía trước bên trái là khu lăng “Tảo thương” là những ngôi mộ của con vua Thiệu Trị chết yểu lúc còn nhỏ.

Lăng Thiệu Trị mát mẻ và yên tĩnh, cảnh quan hài hòa với thiên nhiên, là một địa điểm du lịch tham quan thích hợp cho du khách khi có dịp đến Huế

Theo Lịch sử Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.533.859
Truy cập hiện tại 10.246