I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số và phát triển đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về công tác Dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017; Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 13/6/2018 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn huyện;
- Tăng cường sự tham gia đồng bộ, tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân và sự giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế để hoàn thành mục tiêu về Dân số và Phát triển theo định hướng Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động vận động, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển góp phần đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020. Tiếp tục giảm sinh và giảm sinh con thứ 3 trở lên, giảm tốc độ mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT), tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh, tăng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, đặc biệt là vấn đề chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên (VTN/TN), giảm thiểu tình trạng tảo hôn; tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân.
2. Yêu cầu
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 phải được thiết kế trong một kế hoạch tổng thể; nội dung, thông điệp truyền thông, khẩu hiệu hành động phải được triển khai đồng bộ, thống nhất; tổ chức thực hiện tiết kiệm, lồng ghép hiệu quả với các hoạt động truyền thông thường xuyên.
II. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Chủ đề Ngày Dân số thế giới 11/7/2020
“Đẩy lùi COVID-19: Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại” (Diễn giải chủ đề của Quỹ Dân số Liên hợp quốc đính kèm).
2. Nội dung:
- Tuyên truyền rộng rãi về chủ đề Ngày Dân số thế giới 11/7/2020; Tập trung tuyên truyền phổ biến chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, những định hướng công tác dân số và phát triển trong thời gian tới như Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác Dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017; Quyết định số 1619/QĐ-BYT ngày 06/3/2018 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.
- Tăng cường tuyên truyền và đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho phụ nữ, trẻ em gái trong điều kiện có thiên tai, đặc biệt trong dịch COVID-19 đang diễn ra hiện nay; tuyên truyền về tác hại của phá thai (tập trung tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi VTN/TN); tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và tác hại của tảo hôn cho các nhóm đối tượng trên địa bàn toàn huyện; đẩy mạnh xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng.
- Tuyên truyền để giảm thiểu MCBGTKS, phổ biến pháp luật về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, luật bình đẳng giới, luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật Hôn nhân gia đình; tăng cường truyền thông về bình đẳng giới, nêu cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội; Tăng cường giáo dục về kỹ năng sống hiệu quả, giáo dục giới tính toàn diện chú trọng bình đẳng giới để trẻ em gái được an toàn và phát triển đầy đủ thể chất và trí tuệ là điều cần thiết cho sự phát triển của giới trẻ.
3. Thời gian: từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7 năm 2020
4. Thông điệp và tài liệu tuyên truyền (có tài liệu kèm theo
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Trạm Y tế
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, UBND xã ban hành văn bản tăng cường chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động như hội nghị, tập huấn, tọa đàm, giao lưu,...về Dân số-KHHGĐ hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới.
- Treo băng rôn tuyên truyền tại UBND, tại trạm Y tế và nơi đông dân. Tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp xã.
- Tham mưu UBND xã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới với sơ kết 6 tháng đầu năm công tác DS-KHHGĐ và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm. Triển khai các hoạt động truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ thường xuyên, triển khai chiến dịch đợt 2 ở các đơn vị có mức sinh cao hoặc đợt 1 đạt kết quả thấp, cũng như đợt tăng cường truyền thông cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các địa bàn thuộc Đề án 52.
- Trạm Y tế chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc thiết yếu, nhân lực đảm bảo đầy đủ các điều kiện để triển khai chiến dịch đợt 2 và đợt tăng cường truyền thông cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại các đơn vị Đề án 52 nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2020.
- Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình “Cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”.
- Trạm Y tế xây dựng kế hoạch hoạt động báo cáo UBND cùng cấp; phối hợp với các ban, ngành đoàn thể triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động.
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới trước ngày 30/6/2020.
- Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới trước ngày 20/7/2020.
2. Kinh phí
Kinh phí tổ chức hoạt động tuyên truyền được bố trí trong nguồn kinh phí ngân sách đã phân bổ đầu năm.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân Ngày Dân số Thế giới năm 2020. UBND xã yêu cầu các đơn vị căn cứ kế hoạch trên để tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả tốt./.
NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP TUYÊN TRUYỀN
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-TTYT ngày tháng năm 2020)
1. Nam giới có trách nhiệm chia sẻ với nữ giới trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và nuôi dạy con cái.
2. Kế hoạch hóa gia đình - chìa khóa thành công của chương trình dân số Việt Nam.
3. Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.
4. Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi.
5. Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản vì chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
6. Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của bạn.
7. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng sẽ cho bạn cuộc sống khỏe mạnh.
8. Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
9. Thực hiện việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tật trước sinh, sơ sinh vì tương lai nòi giống Việt.
10. Tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân vì tương lai hạnh phúc của mỗi gia đình.
11. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững đất nước./.
Chủ đề Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2020
“Đẩy lùi COVID-19: Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ,
trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại”.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả mọi người, các cộng đồng và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hậu quả mà mỗi người phải hứng chịu là khác nhau. Ví dụ, phụ nữ, đối tượng chiếm phần lớn trong số nhân viên y tế tuyến đầu, phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm trước vi-rút corona cao hơn. Các chuỗi cung ứngtoàn cầu hiện đang gặp phải tình trạng gián đoạn, tác động tới khả năng tiếp cận thuốc tránh thai và gia tăng rủi ro có thai ngoài ý muốn. Lệnh cách ly xã hội được áp dụng trên toàn quốc cùng với hệ thống y tế quá tải khiến các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục không được quan tâm đến và gây gia tăng tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.
Nghiên cứu gần đây của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) nhấn mạnh rằng nếu các quốc gia tiếp tục áp dụng lệnh cách ly xã hội trong vòng 6 tháng tới và các dịch vụ y tế vẫn bị gián đoạn thì 47 triệu phụ nữ ở các quốc gia thu nhập thấp - trung bình sẽ không thể tiếp cận với các phương pháp phòng tránh thai hiện đại. Hệ quả là sẽ có khoảng 7 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và dự kiến có thêm khoảng 31 triệu vụ bạo lực trên cơ sở giới. Sự gián đoạn trong việc triển khai các chương trình củaUNFPA tại cấp cơ sở có thể dẫn tới 2 triệu trường hợp cắt bỏ bộ phân sinh dục nữ và 13 triệu trường hợp tảo hôn trong giai đoạn 2020 – 2030 mà đáng ra đã có thể ngăn chặn được.
Không chỉ vậy, tỷ lệ nữ giới phải làm việc trong thị trường lao động thiếu an toàn cao hơn và phải chịu ảnh hưởng về kinh tế nặng nề hơn từ đại dịch COVID-19. Gần 60% phụ nữ trên thế giới làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức và có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói cao hơn. Lệnh đóng cửa trường học cùng với nhu cầu gia tăng của người cao tuổi đã khiến cho khối lượng công việc chăm sóc không được trả lương của phụ nữ cũng tăng theo.
Đặc biệt, đại dịch tác động nghiêm trọng tới những cộng đồng chịu thiệt thòi, làm trầm trọng thêm trình trạng bất bình đẳng và cản trở những nỗ lực nhằm giúp không ai bị bỏ lại phía sau của chúng ta. Những hành động ứng phó của chúng ta trước đại dịch COVID-19 tại mỗi quốc gia đóng vai trò quan trọng và sẽ quyết định tới tốc độ hồi phục của thế giới và tác động đến khả năng của chúng ta trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Trong ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay, các văn phòng UNFPA được khuyến khích nâng cao nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục cũng như tính dễ bị tổn thương của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh đại dịch, nhấn mạnh đến các cách thức để bảo vệ những thành tựu không dễ gì đạt được, đảm bảo nội dung về quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục được đưa vào chương trình nghị sự quốc gia và tìm kiếm những phương pháp duy trì đà phát tri ển hướng tới việc đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030 như đã trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh Nairobi về Dân số và Phát triển.