I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020:
Thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 30/12/2016 của Hội đồng Nhân dân xã về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 từ nguồn vốn NSTW, NS Tỉnh, huyện và vốn thu cấp quyền sử dụng đất của xã;
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 26/12/2019 của Hội đồng Nhân dân xã về đề nghị thông qua kế hoạch điều chỉnh, bổ sung đầu tư công giai đoạn 2016-2020 từ nguồn vốn NSTW, NS Tỉnh, huyện và vốn thu cấp quyền sử dụng đất của xã theo đó đã:
- Bám sát mục tiêu của Nghị quyết, kế hoạch giao của huyện đảm bảo đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ theo hướng từng bước hiện đại gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang, phát triển vùng trung tâm.
- Tập trung các giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020: Chủ động tạo nguồn và tăng thu ngân sách sớm hoàn thành kế hoạch được giao; tăng cường tổ chức bán đấu giá quỹ đất để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện công tác xã hội hoá, huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân, kết hợp với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; tăng cường chỉ đạo công tác GPMB, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan; nâng cao chất lượng các khâu lập, thẩm định dự án đầu tư; ...
- Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng nông thôn, đô thị; đầu tư hạ tầng văn hoá, giáo dục theo định hướng đầu tư phát triển đã xác định.
- Công tác giao kế hoạch vốn đã bám sát, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB, từ năm 2016 thực hiện nội dung các Chỉ thị 1792/CT-TTg, 32/CT-TTg ngày 07/12/2012, 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Việc giao kế hoạch vốn đảm bảo tập trung, tránh được tình trạng đầu tư dàn trải, đã ưu tiên tập trung thanh toán khối lượng hoàn thành, nợ xây dựng cơ bản.
- Các danh mục đầu tư hàng năm theo danh mục đầu tư đã được HĐND quyết nghị; và được thống nhất với Thường trực HĐND và HĐND trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung danh mục, qui mô, mức vốn đầu tư.
- Phân bổ vốn đầu tư công hàng năm sau khi có Nghị quyết của HĐND xã đảm bảo theo qui định. Kịp thời phân bổ tiền sử dụng đất theo tiến độ thu và theo tiến độ thi công, giải ngân của các công trình.
- Thực hiện cơ bản theo nguyên tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn; đã tập trung thanh toán nợ khối lượng hoàn thành.
- Tổng vốn đầu tư công huy động ước đạt trong 5 năm 2016-2020; 59.693,418 triệu đồng, bao gồm:
+ Ngân sách TW, tỉnh: 28.865,759 triệu đồng, chiếm 48,36%.
+ Ngân sách huyện : 4.623,47 triệu đồng, chiếm 7,75%.
+ Tiền đấu giá đất của xã: 25.699,8 triệu đồng, chiếm 43,05%.
+ Vốn huy động hợp pháp khác( đối ứng HTX): 504,389 triệu đồng chiếm 0,84% .
II. Công tác thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình, công tác lựa chọn nhà thầu
1. Đối với công tác thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư:
- Chủ đầu tư (CĐT) thuê tư vấn(TV) lập tài liệu thống nhất chủ trương, Báo cáo đề xuất CTĐT - CĐT trình phê duyệt chủ trương đầu tư - phòng Tài chính thẩm định chủ trương đầu tư trình UBND xã, hoặc UBND xã Quyết định đầu tư.
2. Đối với công tác thẩm định, trình phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình:
Trên cơ sở kết quả phê duyệt chủ trương đầu tư; - CĐT thuê TV lập dự toán khảo sát và khái toán lập BCKTKT; - CĐT QĐ phê duyệt dự toán khảo sát; - Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu GĐ chuẩn bị đầu tư (KS địa hình, địa chất, b/c KTKT, Cam kết bảo vệ môi trường); - Thương thảo HĐ KS địa hình, địa chất, lập BCKTKT; -QĐ chỉ định thầu KS địa hình, địa chất, lập BCKTKT; - HĐ tư vấn KS địa hình, địa chất, lập BCKTKT; - QĐ phê duyệt nhiệm vụ KS và lập BCKTKT; - CĐT trình thẩm định - phòng KT&HT thẩm định; - CĐT trình phê duyệt BCKTKT+KHLCNT; - UBND xã hoặc UBND xã QĐ phê duyệt BCKTKT và KHLCNT; - CĐT QĐ chỉ định thầu Gói thầu: Chi phí lập HSMT, đánh giá HSMT xây lắp; - QĐ chỉ định thầu Gói thầu: Chi phí thẩm định HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu xây lắp; - QĐ chỉ định thầu Gói thầu: Chi phí bảo hiểm công trình; - QĐ chỉ định thầu Gói thầu: Chi phí giám sát thi công; - CĐT QĐ phê duyệt HSMT; - Đăng tải HSMT, tổ chức đấu thầu; - QĐ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; - Thương thảo HĐ, TB trúng thầu, … HĐ xây lắp; - CĐT Thông báo khởi công; - Quản lý trong quá trình triển khai thi công và nghiệm thu, quản lý về tài chính, thanh quyết toán; - Quản lý hồ sơ hoàn công; - Tổ chức nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
3. Công tác lựa chọn nhà thầu; đấu thầu qua mạng 2019-2020:
Công tác lựa chọn nhà thầu được tổ chức thực hiện đảm bảo theo qui định. Từ năm 2019, công tác đấu thầu qua mạng được tổ chức thực hiện.
- Năm 2019: đấu thầu rộng rãi qua mạng 2 gói thấu gồm Công trình Trường Mầm non Quảng Thái, hạng mục Phòng chức năng, và Công trình Trường Tiểu học Quảng Thái, hạng mục Nhà vệ sinh, khu giáo dục thể chất, với tổng mức đầu tư 2 công trình là 1.998 triệu đồng ( Trong đó vốn CTMT QG : 1.828 triệu đồng, vốn NS xã và các nguồn huy động khác 170 triệu đồng)
+ Chỉ định thầu 2 gói thầu: Gồm Công trình Đường Trục Thôn Lai Hà, và Công Trình Đường Cảng họ Lê: Tổng mức đầu tư 2 công trình là 1.799 triệu đồng ( Trong đó vốn CTMT QG : 1.466 triệu đồng, vốn NS xã và các nguồn huy động khác 333 triệu đồng)
- Năm 2020, có 17 gói thầu, đã đăng ký đấu thầu qua mạng 7 gói thầu (kể cả các gói thầu thuộc các Chương trình MTQG) Tổng mức đầu tư 7 công trình đấu thầu qua mạng là 17.408 triệu đồng ( Trong đó vốn CTMT QG : 10.992 triệu đồng, vốn NS xã và các nguồn huy động khác 6.416 triệu đồng)
+ Chỉ định thầu 12 gói thầu: Tổng mức đầu tư 12 công trình là 5.386,5 triệu đồng ( Trong đó vốn CTMT QG : 1.451 triệu đồng,Vốn NS huyện: 120 triệu đồng, vốn NS xã và các nguồn huy động khác 3.815.5 triệu đồng)
III. Công tác giải ngân các nguồn vốn:
Việc giải ngân vốn được UBND xã chỉ đạo thực hiện theo Chỉ thị về đầu tư công của Tỉnh, Huyện. Tiến độ giải ngân đạt tỷ lệ cao, đảm bảo theo qui định.
Đến 31/12 các năm 2016-2020: Tỷ lệ giải ngân các dự án do địa phương quản lý bình quân đạt 90%. Thời gian giải ngân vốn đến hết 31/01 năm sau, nên cơ bản giải ngân hết vốn; một số vốn được cấp bổ sung đầu quí IV, cũng đã đốc thúc giải ngân, số còn lại được chuyển nguồn sang năm sau theo qui định.
V. Công tác phối hợp với các ngành
Đã có sự phối hợp tốt với các ngành trong việc triển khai kế hoạch đầu tư công 2016-2020; về kiểm tra thực địa khi thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; đồng thời phối hợp trong việc thẩm định bản vẽ thi công và dự toán; thẩm định báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình; đảm bảo theo các qui trình ISO và qui định hiện hành của Nhà nước.
VI. Đánh giá hiệu quả mang lại trong đầu tư xây dựng cơ bản (hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội, tính đúng đắn, phù hợp với các quy hoạch...)
Các dự án thực hiện đầu tư phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và quy hoạch Nông thôn mới đã được phê duyệt; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng có hiệu quả; đáp ứng được mục tiêu của kế hoạch đầu tư công trung hạn xác định.
VII. Tình hình nợ xây dựng cơ bản giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn xã. Phương hướng, giải pháp trong thời gian tới
2. Ngân sách xã( Vốn thu quyền sử dụng đất của xã):
Qua tổng hợp báo cáo XDCB tính đến ngày 31/12/2019: Tổng mức đầu tư thuộc nguồn vốn NS xã phê duyệt 26.204 triệu đồng, Giá trị nghiệm thu : 23.349 triệu đồng, đã bố trí vốn 20.219 triệu đồng, Nợ XDCB đến 31/12/2019: 3.130 triệu đồng.
-Phương án xử lý nợ XDCB: Trên cơ sở các công trình đầu tư công giai đoạn 2016-2020 được HĐND Quyết nghị, hằng năm, UBND xã tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất các lô xen ghép, các khu quy hoạch để đầu tư và xử lý nợ XDCB theo kế hoạch đề ra, đặc biệt trong năm 2019-2020 tích cực chỉ đạo triển khai các bước để đấu giá thu tiền sử dụng đất Khu quy hoạch chợ Nịu, quy hoạch đất ở ở các thôn để xử lý nợ XDCB giai đoạn 2016-2020 và đầu tư các công trình đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
VIII. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc.
1. Khó khăn trong ước lượng các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và vốn hàng năm. Khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế trong trung hạn còn hạn chế, trong khi nguồn thu chịu ảnh hưởng từ nhiều lý do khách quan dẫn đến khó chủ động được nguồn lực. Vốn cân đối đầu tư các công trình còn thấp trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, làm chậm tiến độ thi công, nhiều công trình thi công kéo dài, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư thấp.
2. Khó khăn trong việc thẩm định và phê duyệt nguồn vốn đầu tư dự án. Khâu thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chưa được quy định rõ ràng. Theo quy định của pháp luật, dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trương đầu tư.
3. Khó khăn trong phân bổ, bố trí vốn đầu tư cho các dự án. Ở hầu hết các cấp đều gặp phải tình trạng: Nhu cầu đầu tư lớn, song nguồn vốn đầu tư công hạn chế. Theo quy định, thứ tự ưu tiên bố trí vốn cho các dự án được sắp xếp như sau: (1) Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn vốn ứng trước; (2) Các dự án hoàn thành chưa bố trí đủ vốn; (3) Các dự án chuyển tiếp; (4) Các dự án khởi công mới.
4. Trách nhiệm và năng lực cán bộ chuyên môn của cán bộ trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn hạn chế, do đó việc lập, thẩm định, phê duyệt, thẩm tra thiết kế, dự toán còn nhiều sai sót, dự án phải điều chỉnh nhiều lần dẫn đến chậm tiến độ thực hiện.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2021-2025
I. Mục tiêu
Chuyển đổi và tạo cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; định hướng đầu tư theo nguồn vốn (ngân sách tỉnh, huyện, xã) và các lĩnh vực; tiếp tục đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu theo các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm giai đoạn 2021-2025; thu hút tối đa, nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý đầu tư công; tạo nguồn lực đầu tư hạ tầng từ phát triển quĩ đất đấu giá.
II. Định hướng đầu tư công
1. Tập trung cho đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới và hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao vào năm 2025; Đề án tái cơ cấu nông nghiệp; ưu tiên đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
2. Hoàn thiện hệ thống trường lớp học.
3. Đầu tư phát triển khu trung tâm xã và hạ tầng quy hoạch dọc TL11C.
III. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn
1. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và các quy hoạch khác đã được phê duyệt; kết hợp đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
2. Thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của địa phương và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công cho từng công trình tuân thủ theo nguyên
tắc:
- Thanh toán các khoản nợ xây dựng cơ bản, thu hồi tạm ứng, hoàn ngân sách.
- Tập trung bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho các dự án ODA và vốn vay tín dụng ưu đãi (nếu có).
- Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp để thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.
- Số vốn còn lại được bố trí cho các công trình khởi công mới.
- Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng, trọng điểm đối với phát triển kinh tế - xã hội của xã. Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn. Quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.
IV. Nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025
-
Cơ cấu nguồn vốn :
-
Tổng nguồn vốn đầu tư (ngân sách xã quản lý): 20.220 triệu đồng.
-
Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (thuộc ngân sách xã): 20.220 triệu đồng (bình quân 4.044 triệu đồng/năm)
Trong đó:
+Vốn trả nợ các công trình XDCB các năm trước: 1.250 triệu đồng.
+ Thanh toán các công trình chuyển tiếp : 9.270 triệu đồng
+ Vốn cho các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025: 9.700 triệu đồng.
( Phụ lục số1)
-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 từ nguồn tiền đất xã quản lý:
-
Tổng số: 20.220 triệu đồng gồm:
+ Công trình nông nghiệp, nông thôn , công trình giao thông, công trình giáo dục, Y tế gồm 13 công trình với tổng mức đầu tư là 9.700 triệu đồng.
+ Trả nợ XDCB các công trình chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020: 10.520 triệu đồng
( Phụ lục số 02)
V. Một số giải pháp chủ yếu
1. Tổ chức chỉ đạo điều hành kế hoạch:
Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 được duyệt, hàng năm rà soát lại các danh mục dự án và lập kế hoạch chi tiết cho phép điều chỉnh mục tiêu của các dự án phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của xã. Việc tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm phải tuân thủ theo qui định của Nhà nước.
2. Công tác huy động nguồn lực
Tập trung các biện pháp để chủ động tạo nguồn và tăng thu ngân sách sớm hoàn thành kế hoạch được giao. Tăng cường tổ chức bán đấu giá quỹ đất để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thực hiện công tác xã hội hoá, huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân, kết hợp với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Công tác thực hiện dự án
-Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án theo cam kết. Kiên quyết xử phạt nhà thầu không bố trí đủ nhân lực, máy móc như khi đấu thầu, ...
-Nghiêm túc thực hiện đúng nội dung quy định trong đầu tư công, không tạo nợ đọng xây dựng cơ bản.
-Nâng cao trình độ quản lý đầu tư xây dựng trong các khâu lập, thẩm định, trình phê duyệt đầu tư và lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp. Tăng cường công tác giám sát chất lượng công trình và thực hiện quy chế dân chủ trong giám sát đầu tư, đảm bảo đầu tư đúng mục đích, chất lượng cao. Nâng cao trình độ chuyên môn và vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng.
4. Công tác giải phóng mặt bằng
Tăng cường chỉ đạo công tác GPMB, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến cơ chế, đơn giá bồi thường cho người dân và bố trí quỹ đất tái định cư.
5. Về thanh quyết toán và điều chỉnh vốn
Đẩy nhanh công tác thanh quyết toán, tạm ứng, giải ngân khối lượng xây dựng cơ bản, không để dồn khối lượng hoàn thành mới làm hồ sơ thanh toán và dồn khối lượng thanh toán vào thời gian cao điểm; có báo cáo kịp thời để phòng Tài chính-Kế hoạch tổng hợp.
6. Tăng cường công tác quản lý các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả, phát huy hết năng lực thiết kế, thực hiện đúng quy trình duy tu, bảo dưỡng công trình theo quy phạm kỹ thuật do Nhà nước quy định.
VI. Các kiến nghị, đề xuất:
Về việc HĐND xã uỷ quyền cho UBND xã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhóm C sử dụng ngân sách địa phương:
“Căn cứ Khoản 7-Điều 17 Luật Đầu tư công sửa đổi năm 2019:
- HĐND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C sử dụng ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý.
- Trong trường hợp cần thiết, HĐND quyết định việc giao cho UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án qui định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.”
Những năm qua, công tác phối hợp giữa UBND với HĐND có kết quả rất tốt; HĐND đã có quyết định tổng thể và danh mục, mức vốn trong kế hoạch đầu tư công 5 năm và hàng năm thông qua Nghị quyết của HĐND. Thường trực HĐND đã có giám sát cụ thể theo chuyên đề, đảm bảo nghị quyết về đầu tư công được thực thi theo nghị quyết.
Việc HĐND xã quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C sử dụng ngân sách xã, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn hợp pháp của địa phương thuộc xã quản lý làm tăng thêm nhiệm vụ cho HĐND, trong khi đó HĐND chủ yếu tổ chức họp thường kỳ 02 lần/năm; dự án nhóm C thì nhiều, qui mô không lớn nên việc uỷ quyền cho UBND xã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhóm C sử dụng ngân sách địa phương là thuận lợi hơn.
UBND xã đề xuất và kiến nghị Ban Thường vụ Đảng uỷ thống nhất chủ trương: HĐND xã uỷ quyền cho UBND xã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhóm C sử dụng ngân sách địa phương đối với các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công và định ký hàng quí UBND xã báo cáo Thường trực HĐND xã.