Tìm kiếm tin tức
Xã hội hóa nhà ở cho hộ nghèo
Ngày cập nhật 04/10/2019

Vốn hỗ trợ không lớn, trong khi để xây dựng nhà cần số tiền không nhỏ khiến nhiều hộ nghèo, hộ chính sách phải xin rút khỏi các dự án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

 

ảnh: Minh họa

Thiếu kinh phí

Thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Chính phủ, tại xã Quảng Thái chúng tôi có rất nhiều hộ dân, nhất là các hộ già neo đơn xin rút khỏi chương trình khá nhiều. Mặc dù so với các dự án hỗ trợ nhà ở hiện thời, chương trình này có giá trị hỗ trợ tương đối lớn.

Hình ảnh nhà bà Võ thị khuya, thôn Trung Làng khiến tôi cảm thấy băn khoăn mãi. Căn nhà nhỏ xập xệ với những vết nứt lớn quanh tường. Để ở, bà phải dùng 2 trụ bê tông giữ 2 bên mép tường nhà tránh đổ sập. Thế nhưng, khi được phê duyệt hỗ trợ xây nhà tránh lụt, bão bà lại từ chối bởi lý do không đủ tiền xây nhà. “Nhà nước hỗ trợ 14 triệu đồng, 15 triệu đồng phải vay ngân hàng. Trong khi để xây dựng một căn nhà cần khoảng 60 triệu đồng. Gia đình bà không thể vay vốn bởi phải chạy ăn từng bữa thì làm sao kiếm đủ tiền xây nhà”, Bà nói.

Chương trình hỗ trợ nhà ở phòng tránh lụt bão lúc bấy giờ có tổng nguồn vốn hỗ trợ cao nhất 30 triệu đồng (15 triệu đồng vay vốn ưu đãi). Thế nhưng từ năm 2018, chương trình nhà ở phòng tránh lụt bão (theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Chính phủ) lồng ghép với dự án GCF (dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” hợp phần 1) mức hỗ trợ tăng thêm khoảng 38.000.000 đồng/hộ, tương đương bình quân hỗ trợ 1 hộ khoảng 65.000.000 đồng/nhà (15 triệu đồng vay vốn chính sách). Song, nhiều hộ vẫn khó không thể xây dựng nhà ở vì quá khó khăn.

Hộ bà Võ Thị Khuya nằm trong danh sách hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh lụt bão năm 2018; tuy nhiên, với nguồn hỗ trợ từ dự án khoảng 65 triệu đồng bà không thể đủ tiền xây dựng căn nhà tạm theo thiết kế mẫu của Sở Xây dựng đưa ra. “Giá vật tư xây dựng năm nay tăng cao.

Xã hội hóa

Để tạo điều kiện cho bà Khuya có thể nhận hỗ trợ từ chương trình và có căn nhà tạm ổn để sinh sống, UBND xã dự kiến sẽ lồng ghép chương trình nhà ở phòng chống lụt bão thuộc dự án GCF với chương trình nhà ở từ quỹ phòng chống thiên tai để bà Khuya có căn nhà tạm ổn để sinh sống.

 Thế nhưng vẫn có nhiều hộ quá khó khăn, không thể tham gia dự án, nhất là các hộ neo đơn không nơi nương tựa. Giải pháp trước mắt địa phương có thể thực hiện chính là lồng ghép chương trình với các chương trình hỗ trợ nhà cho các hộ đặc biệt khó khăn để họ có thể xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, giải pháp dài hơn nhất là huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng đồng cùng chung tay hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án GCF, mặc dù số tiền hỗ trợ từ chương trình khá lớn, tuy nhiên nhiều hộ khó khăn vẫn không thể xây dựng nhà ở. Ban quản lý dự án đã trực tiếp làm việc với một số đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn xin hỗ trợ đối với một số trường hợp quá khó khăn. Hiện, BQL dự án tỉnh đã được Công ty hữu hạn Xi măng Luks cam kết hỗ trợ 60 tấn xi măng cho 30 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mỗi hộ 2 tấn) để xây dựng nhà ở và đã bàn giao xi măng cho các hộ xây dựng. Sắp tới, Ban quản lý dự án tiếp tục vận động một số doanh nghiệp tham gia hỗ trợ vật liệu giúp người nghèo giảm bớt áp lực xây dựng.

Ngoài ra, khó khăn chung của các chương trình nhà ở hiện nay là đối tượng hỗ trợ chủ yếu là hộ nghèo, neo đơn nên việc huy động thêm kinh phí xây dựng nhà ở quá khó khăn. Vì thế, ngoài Xi măng Luks và một số cá nhân đã hỗ trợ cho các hộ nghèo thuộc chương trình, tôi rất mong muốn các tổ chức đoàn thể tiếp tục vận động, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các cá nhân, các tấm lòng hảo tâm, doanh nghiệp… để có thêm nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo để hoàn thành việc xây dựng nhà ở chống chịu bão, lụt.

Hoàng Thị Biên Thùy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.341.263
Truy cập hiện tại 18.358