Tìm kiếm tin tức
BÁO CÁO Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020
Ngày cập nhật 25/08/2020

Ngày 24 tháng 8 năm 2020, Ủy ban nhân dân xã quảng Thái đã ban hành báo cáo số 138/BC-UBND Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019và kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020, với nội dung cụ thể như sau: 

PHẦN THỨ NHẤT

Tình hình công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019

 

I. Tình hình thiên tai năm 2019

1. Tình hình thủy văn

Năm 2019, thời tiết thủy văn ở Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn xã  Quảng Thái nói riêng có diễn biến bất thường; là một năm nóng nhất tính từ trước đến nay và nhiều biến động, nhiệt độ các tháng đều cao hơn trung bình nhiều năm, trong đó tháng 2- tháng 4 cao hơn TBNN từ 2,5 – 3,5 độ C.

Năm nay là một năm ít mưa nhất trong gần 30 năm qua và tình hình mưa trong khu vực không theo quy luật, gây khó khăn trong công tác dự báo.

Mùa mưa lũ năm 2019 đến rất muộn và kết thúc sớm so với trung bình nhiều năm, cả mùa chỉ có 4 đợt mưa lớn trên diện rộng, ít hơn trung bình nhiều năm, đến cuối tháng 11 mưa lớn đã chấm dứt. Cùng với mưa, mùa lũ bắt đầu muộn và kết thúc sớm, đỉnh lũ chỉ xấp xỉ báo động 1.

2. Tình hình nắng nóng, hạn hán:  Có 12 đợt nắng nóng, những đợt nắng nóng trong tháng 6 -7 kéo dài gần cả tháng. Nắng nóng kết thúc muộn hơn trung bình nhiều năm, cuối tháng 9 vẫn còn nắng nóng. Đặc biệt, trong tháng 4/2019, số ngày nắng nóng 20 ngày với nhiệt độ cao nhất là 39-40,00C.

3. Tình hình Bão, áp thấp nhiệt đới: trong năm có 08 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, thấp hơn 1 ít so với trung bình nhiều năm. Trong năm do chịu ảnh hưởng của 01 áp thấp nhiệt đới gây ra mưa lớn trên diện rộng.

4. Tình hình Mưa lũ: Tổng lượng mưa năm từ 1900-2600mm chỉ bằng từ 65 – 70 % so với TBNN. Trong đó lượng mưa trong mùa mưa lũ (tháng 8 đến tháng 12) 1500-1800mm, đạt 66 - 67% so với trung bình nhiều năm, riêng tháng 12 thì lượng mưa rất thấp đạt từ 12 - 22% so với lượng mưa trung bình nhiều năm.

5. Dông, lốc, sét: Xảy ra một cơn lốc vày ngày 01/6/2020 vào lúc 17 giờ 30 phút trên địa bàn Quảng Thái.

II. Thiệt hại do thiên tai gây ra

Năm 2019, thiệt hại trên địa bàn chủ yếu do ảnh hưởng của 02 đợt áp thấp nhiệt đớt đã gây ra 02 đợt mưa lớn từ ngày 13-14/4/2020( đợt 1) và từ ngày 24-26/4/2020( đợt 2), cụ thể như sau:

1.Về người: trên địa bàn xã không bị biệt hại về người và nhà cửa.

2.Về sản xuất nông nghiệp

Thiệt hại chủ yếu là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, một số diện tích Lúa và hoa màu đã làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân.

Lúa: 02 đợt mưa lớn trong tháng 4 đã làm 221 ha lúa trổ chín bị ngập úng, đỗ ngã. Trong đó có 54 ha lúa thiệt hại trên 70% và 167 ha lúa thiệt hại từ 30-70%.

III. Công tác phòng chống thiên tai năm 2019

1. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão

          Để  chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra, sau khi có Kế hoạch phòng chống lụt, bão của UBND huyện, UBND xã đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai phương án kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019. Đồng thời kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của xã và phân công từng thành viên phụ trách địa bàn nhằm, kiểm tra, đôn đốc,  tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân ở từng thôn, xóm trong việc phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

- Kiểm tra phương án rà soát, di dời sơ tán dân, lực lượng xung kích sẵn sàng huy động, phương án bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở vùng thấp như Trung Làng, Lai Hà, Nam Giảng, Trằm Ngang; chuẩn bị các trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn và triển khi phương châm 4 tại chỗ.

- Kiểm tra các thuyền đang khai thác trên phá Tam Giang, với phương châm "Mình phải tự cứu mình" cho nên trước khi mùa mưa bảo đến và xảy ra bão lụt nhân dân đã chủ động giằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, dự trữ lương thực theo kế hoạch chung của UBND xã; các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đã chủ động triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ở cơ quan, đơn vị mình.

          - UBND xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các thôn trên địa bàn chủ động củng cố mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động thông suốt. Thường xuyên theo dõi và kịp thời báo cáo diễn biến về thời tiết như: áp thấp nhiệt đới, bão, các đợt mưa lớn, không khí lạnh đến tận cơ sở để chủ động phòng tránh; đồng thời thông báo kịp thời cho chủ các phương tiện thuyền đang hoạt động trên phá Tam Giang về nơi trú ẩn an toàn khi có thời tiết xấu xảy ra.

- UBND xã đã trích nguồn kinh phí dự phòng để mua các nguồn lương thực, thực phẩm, dầu để dự trữ hục vụ cho công tác phòng chống thiên tai khi cần thiết.

- Đối với công tác phòng chống vở đập do bão lụt gây ra ở các hồ chứa Nam Giảng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế đã phối hợp tốt UBND xã tiếp tục thực hiện tốt phương án và kế hoạch bảo đảm an toàn đập và phòng chống lũ ở hồ chứa nước Nam Giảng theo quy định tại Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Nghị định số 66/2014/NÐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai; Nghị định số 114/2018/NÐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Được sự quan tâm cuả tổ chức ADRA thông qua Hội CTĐ tỉnh, đã tổ chức cuộc diễn tập “Ứng phó với bão, lũ lớn và nâng cao năng lực phòng ngừa thảm họa”. Thông qua việc tổ chức tập huấn về phòng ngừa thảm họa, truyền thông phòng chống thiên tai và hỗ trợ xã Quảng Thái tổ chức cuộc diễn tập “Ứng phó với bão, lũ lớn và nâng cao năng lực phòng ngừa thảm họa tại xã” đã trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết, quan trọng giúp người dân chủ động phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong mưa bão hằng năm. Đặc biệt, đã nâng cao năng lực, tổ chức, vận hành, chỉ đạo, điều hành của Bộ máy BCH PCTT-TKCN xã, của cấp thôn xử lý các tình huống phức tạp, phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ; Hậu cần tại chỗ” trong phòng chống thiên tai.

2. Công tác ứng phó các đợt thiên tai năm 2019

Trong năm 2019, mặc dù trên địa bàn có bão kết hợp áp thấp nhiệt đới xảy ra nhưng với tinh thần không chủ quan, chủ động và sẵn sàng đối phó với các tình huống do lụt, bão gây ra, lãnh đạo xã, các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình về lụt bão, đồng thời chỉ đạo và có phương án xử lý cụ thể các tình huống có thể xảy ra như: công tác sơ tán dân đến nơi an toàn, bảo vệ đê đập, hồ chứa nước Nam Giảng, chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu vụ Hè Thu nhằm hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra. Đồng thời chỉ đạo các HTX sản xuất nông nghiệp kiểm tra, điều tiết các cống, gia cố đê bao, nâng cấp  và hoàn thành các công trình trước mùa mưa bão đến.

Với tinh thần chủ động đối phó với các tình huống do lụt bão có thể xảy ra, tình hình thực hiện công tác phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ xã xuống thôn luôn luôn được sẵn sàng. Kế hoạch được triển khai chu đáo đến tận người dân, thông qua các lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở các thôn, các đơn vị đã chủ động triển khai kế hoạch ở thôn và từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

3. Về công tác thu quỹ phòng chống thiên tai

- Thực hiện Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của UBND tỉnh về Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 1.117/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2019. UBND xã đã rà soát số liệu và tổ chức thu đến nay, đã nộp lên UBND huyện số tiền 26.885.000 đồng, đạt tỷ lệ là 95%.

IV. Một số khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

1. Biến đổi khí hậu tác động mạnh và nhanh hơn làm cho tình hình thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường; rất khó dự đoán.

2. Phương tiện, vật tư, năng lực cứu hộ, cứu nạn của xã nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tìm kiếm cứu nạn, nhất là khi có lụt bão lớn xảy ra.

3. Tính chủ động và tinh thần sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lụt ở một số thôn, đơn vị nhìn chung vẫn chưa cao. Một số hộ dân vẫn còn tư tưởng chủ quan.

4. Yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngày càng cao; tuy nhiên, bộ phận thường trực phòng chống thiên tai chưa được bố trí đủ cán bộ chuyên trách đảm nhiệm nên hiệu quả công việc chưa cao, chủ yếu tập trung nhiệm vụ cập nhật thông tin và báo cáo.

5. Việc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai là một nội dung lớn, với nhiều loại hình thiên tai, phạm vi rộng, phức tạp, nhiều dữ liệu đầu vào cần thu thập, trong lúc lại chưa được bố trí nguồn lực để thực hiện; do vậy, việc triển khai còn gặp khó khăn, chất lượng phương án, kế hoạch chưa cao.

6. Một số cơ quan, đơn vị còn thiếu nghiêm túc, chủ quan, tinh thần sẵn sàng ứng phó chưa cao, không có lực lượng ứng trực khi xảy ra lũ lụt. Lực lượng, phương tiện tham gia công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn ở các thôn, xã vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu.

7. Do điều kiện ngân sách của xã còn gặp nhiều khó khăn nên công tác dự trữ lương thực, thực phẩm và hậu cần tại UBND xã vẫn còn thiếu, chưa đúng và đủ theo kế hoạch và quy định chung của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG ÁN, KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2020

 I. Dự báo thời tiết, thủy văn năm 2020

1. Tình hình thủy văn năm 2020

Dự báo hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng trong khoảng 2-3 tháng tới, từ khoảng nửa cuối năm 2020 nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO 3.4 có xu hướng giảm dần nhưng vẫn có khả năng còn duy trì ở trạng thái trung tính, nghiêng về trạng thái LaNina.

2.Bão, áp thấp nhiệt đới

Năm 2020 số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông hoạt động muộn hơn trung bình nhiều năm và khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn, trong đó có khoảng 7 - 8 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ. Trong đó Thừa Thiên Huế ảnh hưởng từ 1 – 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn diện rộng. Cần đề phòng bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và kết hợp với các hình thế khác gây mưa lũ lớn, diện rộng

3.Không khí lạnh

 Mùa mưa bão 2020 Không khí lạnh ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, bắt đầu từ giữa tháng 10. Tháng 10 và 11 mỗi tháng có từ 2 – 3 đợt Không khí lạnh, riêng tháng 12 có 4 – 6 đợt Không khí lạnh ảnh hưởng kết hợp với các hình thế thời tiết khác gây ra nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng. Đợt rét, rét đậm đầu tiên có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 12/2020

4.Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình trong 04 tháng cuối năm 2020 phổ biến ở mức cao hơn với trung bình nhiều năm từ 0.5- 1.0oC - Nhiệt độ tháng 8, 9 và tháng 11/2020 cao hơn trung bình nhiều năm- Nhiệt độ tháng 10 và 12/2020 xấp xỉ và thấp hơn TBNN.

5. Mưa

Mùa mưa bão có khả năng bắt đầu từ giữa tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 12, xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2019 phổ biến xấp xỉ và cao hơn TBNN và đạt từ 100 -120% và dao động từ 2500-2700mm ở đồng bằng 2700 – 2900mm ở vùng núi. Trong đó: - Lượng mưa tháng 9/2020 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN - Lượng mưa tháng 8, 10/2020 xấp xĩ TBNN. - Lượng mưa tháng 11, 12/2020 ở mức cao trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Cả thời kỳ có 5 – 7 đợt mưa lớn trên diện rộng tập trung vào tháng 10 và 11. Mùa mưa kết thúc vào đầu tháng 12 như qui luật trung bình nhiều năm.

II. Phương án, Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020

Để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020, với phương châm "Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả thiên tai khẩn trương và có hiệu quả", hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, UBND xã xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 trên địa bàn xã, với nội dung cụ thể như sau:

          1. Mục tiêu và yêu cầu

          1.1. Mục tiêu

Xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cấp, các ngành thật cụ thể, thực tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lụt, bão và thiên tai gây ra, nhất là thiệt hại về người, không để nhân dân bị đói, rét khi có thiên tai, lụt, bão xảy ra.

          1.2. Yêu cầu

          - Xây dựng và triển khai thực hiện cụ thể, chu đáo kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của từng cơ quan, đơn vị, của mỗi gia đình; tuyệt đối không chủ quan, không coi thường trong công tác phòng chống thiên tai, bão, lụt.

          - Chuẩn bị chu đáo các điều kiện và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần và tự quản tại chỗ). Chính quyền và hệ thống chính trị từ xã đến thôn phải phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong quá trình chỉ đạo, điều hành lực lượng, phương tiện phòng, chống thiên tai, lụt, bão; phải tích cực, sáng tạo và bình tĩnh trong xử lý các tình huống có thể xảy ra.

- Phát huy tốt tính tự lực và khả nãng tự có của mỗi gia đình, mỗi địa phương, đơn vị, sự tương trợ của cộng đồng trong mỗi thôn, xóm trong phòng, chống thiên tai, trong đó phải xác định mọi người tự ứng cứu giúp đỡ lẫn nhau là chủ yếu và rất quan trọng. Mỗi thôn, xóm, hộ gia đình phải chủ động trong phòng, chống thiên tai và dự phòng các nhu yếu phẩm cần thiết để tự cứu mình là chính. Lãnh đạo xã sẽ chỉ đạo, giải quyết những công việc lớn, ngoài khả nãng của các thôn, xóm và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã. 

          - Triển khai xây dựng lực lượng nòng cốt, xung kích của xã, từng thôn, dýới sự lãnh đạo của cấp uỷ Ðảng và sự điều hành của chính quyền, Ban điều hành thôn để sẵn sàng huy động, xử lý trong mọi tình huống.

          - Chuẩn bị đầy đủ điều kiện, phương tiện và có phương án thật cụ thể để chủ động kịp thời sơ tán dân ở ven phá của 02 thôn Trung Làng, Lai Hà đến nơi an toàn khi có bão lụt lớn buộc phải sơ tán dân; đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong thiên tai.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, tiếp nhận thông tin, đảm bảo thông tin thông suốt trước, trong và sau khi lụt, bão xảy ra.

- Thực hiện tốt, kịp thời công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai, lụt, bão, ổn định đời sống cho nhân dân và khôi phục sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xác định nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm  thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; chỉ đạo toàn thể cán bộ trong  cơ quan phải chủ động phương án phòng chống của gia đình mình đễ sẵn sàng nhận nhiệm vụ tạo cơ quan khi có thiên tai, lũ,lụt, bão xảy ra. Các đồng chí Trưởng, Phó các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, các bộ phận trong cơ quan UBND xã sẵn sàng nhận lệnh điều động khi cần thiết theo thông báo của Trưởng ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã.

          III. Xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm

          Trên cơ sở kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND xã xác định trên địa bàn những đối tượng và địa bàn trọng điểm cần quan tâm tập trung chỉ đạo và thực hiện khi có thiên tai, bão, lụt xảy ra:

          1. Đối tượng

          - Những khu vực dân cư ven phá Tam Giang ở khu vực thôn Lai Hà và thôn Trung Làng.

          - Các đối tượng thuộc diện già cả, neo đơn, bệnh tật, phụ nữ có thai và trẻ em ở địa bàn các thôn.

          - Vùng hộ dân ở thôn Nam Giảng sống ở hạ nguồn của hồ chứa nước Nam Giảng.

- Những hộ gia đình có nhà cửa không kiên cố dễ bị đỗ ngã khi có bão lớn.

          2. Địa bàn

           Hồ chứa nước Nam Giảng, các Trạm bơm, các Cơ quan trên địa bàn, đặc biệt là các Trường học, Trạm Y tế, các kho tàng của các HTX, địa bàn 2 thôn Trung Làng, Lai Hà (Phòng khi bão và lũ lớn). Địa bàn thôn Nam Giảng ( Khi có sự cố đê Nam Giảng vỡ).

          3. Hồ chứa nước Nam Giảng

Thực hiện theo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và phòng chống lũ lụt vùng hạ du đối với Công trình Hồ Nam Giảng (theo nội dung Tờ trình số 1149/TTr-CTTL ngày 18 /8/2020 của Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế).

IV. Nhiệm vụ và các biện pháp cụ thể

          Tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa vào cộng đồng, hướng dẫn nhân dân chuẩn bị để chủ động ứng phó với thiên tai, lụt, bão trong từng gia đình với các nhiệm vụ, cụ thể như sau:

1. Bộ phận Thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã (Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Văn phòng-Thống kê UBND xã)

- Trung tâm tham mưu, chỉ đạo, điều phối mọi hoạt động trong quá trình chỉ đạo phòng, chống, đối phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn.

- Thường xuyên giữ mối liên lạc với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, với lãnh đạo xã, với các cơ quan liên quan và các cơ quan, đơn vị và các thôn trên địa bàn.

- Tham mưu tổ chức họp Ban chỉ huy và ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã; theo dõi diễn biến tình hình của thiên tai để thông tin đến các cơ quan, đơn vị và các thôn trên địa bàn.

- Tùy theo diễn biến tình hình của thiên tai để tham mưu, đề xuất lãnh đạo xã các phương án xử lý các tình huống xảy ra trên địa bàn.

- Kịp thời tổng hợp tình hình phòng, chống thiên tai; tình hình thiệt hại do lụt, bão gây ra để báo cáo lãnh đạo xã và lãnh đạo huyện có phương án chỉ đạo.

2. Đối với nhân dân

          - Có kế hoạch tu bổ, giằng chống nhà cửa, chủ động trong việc tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn khi có bão, lụt lớn xảy ra. Đối với những gia đình sống ven sông, ven phá không đảm bảo an toàn phải chủ động di chuyển tài sản và người đến các Trường học kiên cố, đến nhà hàng xóm kiên cố, có tầng gác; ngư dân làm nghề trên phá Tam Giang phải vào bờ, không được ra khai thác khi có tin bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt ðới ảnh hýởng ðến tỉnh ta.

          - Ðến mùa lụt, bão mỗi gia đình phải chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết như: gạo, muối, mì ãn liền, dầu thắp sáng, chất đốt, đèn điện sạc dự phòng,...đủ cho nhu cầu sử dụng của cả gia đình trong vòng từ 10 đến 15 ngày. Đồng thời phải tự trang bị các phương tiện như ghe, xuồng, phao cứu hộ, dây néo,...để chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, bão, lụt có thể xảy ra.

          - Đối với những hộ có nhà cửa chưa vững chắc, trong bão, lũ lớn khi kế hoạch của UBND xã triển khai di dời phải tự giác chủ động di chuyển đến nơi an toàn trước khi xảy ra bão lụt.

          - Đối với cư dân ở vùng ven phá phải chủ động di chuyển đến nơi an toàn khi có tin bão lớn, khẩn cấp; trường hợp khi Ban chỉ huy trực tiếp điều hành việc di chuyển phải tuyệt đối chấp hành theo kế hoạch. Lương thực, thực phẩm, áo quần và các vật dụng khác, mỗi hộ gia đình phải chủ động bố trí. UBND xã chỉ  đảm bảo nơi trú ẩn và lương thực thực phẩm khi cần thiết.

          - Mỗi gia đình cần có bố trí những trang bị, những thông tin cần thiết như Radio, ti vi và phương tiện khác để theo dõi thời tiết, chủ động trong phòng chống thiên tai, bão lụt.

3. Đối với các thôn

-Tiến hành rà soát, củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo theo quy mô từ 10 – 15 người ở mỗi thôn. Lực lượng này bao gồm: Dân quân, Công an, Chữ thập đỏ, y tế thôn bản, những người có kinh nghiệm, nhiệt tình.....và những người tự nguyện khác, do Trưởng thôn trực tiếp điều hành. Trước mùa mưa bão, các thôn triệu tập lực lượng nêu trên đến để giao nhiệm vụ. Trong mùa lụt, bão phải thường xuyên rà soát để quản lý, bổ sung đầy đủ lực lượng. Lực lượng này có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức di dời, sơ tán dân khi có lệnh của Trưởng hoặc Phó BCH xã và Trưởng thôn; tuần tra, cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu những gia đình ngập sâu, gia đình già cả neo đõn, phụ nữ mang thái, trẻ em, cứu hộ những gia đình bị sập nhà, bảo vệ cõ sở hạ tầng,... vì vậy, phải tuyển chọn là những người có sức khoẻ, nhiệt tình, biết bơi, biết điều khiển ghe, thuyền.

          Lưu ý: Các thôn phải lập danh sách lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của thôn mình thường xuyên có mặt tại địa phương gửi về UBND xã trước ngày 30/8/2020 để theo dõi, chỉ đạo.

          - Riêng đối với địa bàn các thôn: Nam Giảng thành lập một Tổ thanh niên xung kích độ tuổi từ 18-45, gồm có 70-100 người để tham gia cùng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế xử lý hồ chứa Nam Giảng khi có sự cố, đồng thời đây là lực lượng cứu hộ cho nhân dân ở trong thôn khi có sự cố vỡ đê.

          - Các thôn phải chủ động bố trí 02-03 chiếc ghe nhôm có tải trọng trên 0,5 tấn để triển khai di chuyển người và tài sản của thôn mình khi có lũ lớn xảy ra.

- Tiến hành rà soát lại, nắm chắc số lượng các đối tượng chính xác cần phải sơ tán, di dời khi có lụt, bão trong thôn, xóm, nhất là ở các khu vực xung yếu như ven sông, khu vực thấp trũng ven phá Tam Giang; phải lập phương án tổ chức sơ tán, di dời, phải xác định phương tiện, lực lượng tham gia và địa điểm đưa dân đến (Địa điểm bố trí dân cư sơ tán, di dời dự kiến là các Trường học, nhà cao tầng,... phương tiện phục vụ chủ yếu là xe môtô, ôtô, ghe, thuyền máy).

- Củng cố kiện toàn và phân công cụ thể từng thành viên trong Tiểu ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của thôn mình phụ trách từng xóm. Đồng thời nắm rõ danh sách những đối tượng cần phải sơ tán để cung cấp cho  Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã và để chủ động tổ chức sơ tán khi có kế hoạch.

          - Kiểm tra lại việc chuẩn bị của Nhân dân về công tác phòng, chống thiên tai, bão, lụt, đặc biệt là giằng chống nhà cửa, chuẩn bị lương thực, thực phẩm; đồng thời có trách nhiệm nhắc nhở những hộ dân còn có tư tưởng chủ quan, coi thường, xem nhẹ việc chuẩn bị theo kế hoạch chung của xã để động viên, nhắc nhở kịp thời.

          4. Đối với các trường học trên địa bàn

          - Tiến hành rà soát để củng cố, kiện toàn Tiểu ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị mình.

          - Chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai, lụt bão của đơn vị mình một cách cụ thể, phù hợp với tình hình và đặc điểm của từng trường. Kế hoạch của các Trường học phải triển khai đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên và phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Tiểu ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Bố trí lịch trực trong những ngày xảy ra bão lụt, chủ động kiểm tra lại các hệ thống cửa, mái ngói và các tài sản cố định khác để có kế hoạch giằng néo, tuyệt đối không để hư hại do thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Khi nghe thông tin về tình hình thiên tai, bão lụt, Hiệu trưởng các trường học phải có mặt tại cơ quan để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai ở đơn vị mình.     

- Chỉ đạo cán bộ, giáo viên trong nhà trường chủ động phương án phòng, chống thiên tai của gia đình mình để sẵn sàng nhận nhiệm vụ của nhà trường khi có thiên tai, lụt, bão xảy ra.

- Có kế hoạch cho học sinh nghỉ học khi có bão lụt xảy ra trên cơ sở có sự thống nhất của Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện. Nếu trường hợp quá đột biến thì chỉ thống nhất với UBND xã khi không liên lạc được với Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện về chế độ nghỉ học đột xuất do thiên tai.

- Tài sản của nhà trường phải có kế hoạch bảo quản, cất giữ, không để ngập lụt làm hư, hỏng tài sản, đặc biệt là các hồ sơ, giấy tờ của nhà trường. Nếu trường nào để mất mát, hý hỏng tài sản, tài liệu do thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình lụt, bão xảy ra thì Hiệu trưởng trường đó phải chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên.

- Các trường học có kế hoạch bố trí phòng để nhân dân đến sơ tán khi có bão lụt lớn xảy ra.

- Riêng đối với Trường Mầm non: Phải có kế hoạch thật cụ thể để cho các cháu nghỉ học khi có mưa lũ, thông báo với phụ huynh có trách nhiệm đưa và đón cháu hàng ngày, đặc biệt là trong thời gian có dự báo bão, lụt.

          5. Trạm Y tế xã

          - Tiến hành soát xét để củng cố, kiện toàn Tiểu ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở đơn vị mình; có kế hoạch cấp cứu nạn nhân, điều trị bệnh nhân trong thời gian trước, trong và sau bão lụt.

          - Chuẩn bị phương án sơ cấp cứu, chuẩn bị thuốc men phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, phân công cán bộ trực tại Trạm trong khi xảy ra bão, lụt. Hướng dẫn cho nhân viên y tế thôn chuẩn bị một số dụng cụ, thuốc men để sơ, cấp cứu. Chuẩn bị và liên hệ với cấp trên cung cấp hóa chất triển khai xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường sau lụt bão.

          - Phân công Cán bộ y, bác sỹ trực tại Trạm Y tế 24/24 để chủ động cấp cứu khi cần thiết, bảo đảm thông tin liên lạc để kịp thời xin ý kiến của Trung tâm Y tế về xử lý chuyên môn trong bão lụt.

          6. Các HTX trên địa bàn

- Tiến hành rà soát để củng cố, kiện toàn Tiểu ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.

- Chủ động bảo vệ tài sản ở đơn vị mình, trong đó chú ý đến việc quản lý kho tàng của HTX, cương quyết không để ẩm, ướt tài sản của HTX. Đặc biệt là thóc giống và các vật tư nông nghiệp khác.

          - Chủ động , đôn đốc xã viên trong công tác bảo vệ và thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi để tránh thiệt hại do thiên tai, bão lụt xảy ra.

          - Có kế hoạch bảo vệ đê điều và có trách nhiệm vận động xã viên thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của UBND xã. Phối hợp với các chủ đầu tư, đơn vị thi công  đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi đảm bảo theo yêu cầu trước mùa mưa bão.

          - Các HTX phải chủ động chuẩn bị lương thực, thực phẩm để phục vụ cho đơn vị mình trong phòng chống bão lụt theo kế hoạch của UBND xã.

7. Các công chức, bộ phận thuộc UBND xã

7.1. Văn phòng-Thống kê

- Tham mưu UBND xã củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã và phân công cho từng thành viên phụ trách địa bàn để đảm bảo chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.

- Kiểm tra máy nổ phát điện dự phòng, hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin liên lạc; đảm bảo hoạt động thông suốt để tiếp nhận thông tin, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo huyện và báo cáo kịp thời tình hình của địa phương cho lãnh đạo huyện (giao trách nhiệm cho Đồng chí Lê Đình Phong, phụ trách công tác máy nổ phát điện tại UBND xã)

7.2. Bộ phận Tài chính - Kế toán

 Soát xét, đảm bảo lượng hàng dự trữ của xã gồm: 01 tấn gạo, 5.000 gói mì ãn liền, 100 lít dầu Diezel, 100 lít xãng ðể phục vụ máy nổ; việc tập hợp hàng dự trữ tại kho của UBND xã chậm nhất đến ngày 30/8/2020 phải hoàn thành.

Tiếp tục đôn đốc các đơn vị liên quan triển khai thu quỹ phòng, chống thiên tai năm 2019 theo kế hoạch của cấp trên.

7.3. Công chức VH-XH (phụ trách Lao ðộng- Thương binh và Xã hội), Hội Chữ thập đỏ xã

Thực hiện tốt việc tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ đúng đối tượng; tham mưu, đề xuất việc thãm hỏi, động viên kịp thời những gia đình gặp rủi ro, hoạn nạn do thiên tai gây ra.

7.4. Công chức Văn hoá -Xã hội, Đài Truyền thanh xã

Thường xuyên tãng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chủ động phòng, chống thiên tai, lụt, bão của người dân; thông tin kịp thời tình hình, diễn biến của lụt, bão đến với người dân trên hệ thống truyền thanh xã để người dân chủ động ứng phó, nhất là khi có tình hình lụt, bão sắp xảy ra trên địa bàn.

7.5. Bộ phận Địa chính-Xây dựng-Nông nghiệp và TNMT.

Tham mưu UBND xã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn, đôn đốc các thôn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện các biện pháp vệ sinh, xử lý, đảm bảo môi trường trước, trong  và  sau thiên tai xảy ra.

- Phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thuỷ Lợi tỉnh trong việc triển khai phương án phòng chống sạt lở ở Hồ chứa Nam Giảng.

- Phối hợp với các lực lượng Trạm Cửa Lác -Mỹ Xuyên, lực lương Công an xã ngăn chặn không cho người dân giao thông đi lại qua đập Cửa Lát khi có bão, lụt.

- Xây dựng phương án thực hiện tốt các văn bản của UBND tỉnh về việc ban hành phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Kiểm tra các tuyến giao thông có cây đỗ ngã dọn dẹp đảm bảo cho người và phương tiên đi lại, các khu vực neo đậu ghe, thuyền ở Âu thuyền Trung Làng, hói Lai Hà nhằm đảm bảo cho công tác neo đậu an toàn khi có lụt, bão xảy ra.

7.6. Ban chỉ huy Quân sự xã

 -Xây dựng phương án, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn; đồng thời phối hợp với Công an xã và lực lượng khác thực hiện tốt công tác tìm kiếm, cứu nạn.

-Tham mưu UBND xã rà soát, củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã đảm bảo theo quy mô từ 10-20 người. Lực lượng này bao gồm: Dân quân, Công an, Chữ thập đỏ,...

- Xây dựng phương án, kế hoạch điều động xe vận tải, đò máy, xe múc và người lái để phục vụ ứng cứu kịp thời trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn khi có lệnh của Chủ tịch UBND xã, BCH phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn xã.

- Điều động và tiếp nhận lực lượng dân quân, bộ đội tham gia giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau khi có thiên tai xảy ra.

7.7. Công an xã

- Xây dựng kế hoạch và bố trí lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau khi lụt, bão xảy ra. Đồng thời bố trí lực lượng ngăn chặn không cho người dân giao thông đi lại qua  đập Cửa Lát khi có bão, lụt gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

- Phối hợp với Bộ phận Địa chính-Xây dựng-Nông nghiệp và TNMT xã kiểm tra trên các tuyến giao thông để xây dựng phýõng án, kế hoạch điều động máy cưa để phục vụ ứng cứu kịp thời trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn khi có cây đỗ ngã trên các tuyến giao thông đảm bảo cho người và phương tiên đi lại.

7.8. Mặt trận và các Ðoàn thể của xã

Ðề nghị Mặt trận và các ðoàn thể cấp xã tãng cường phối hợp để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020  trên địa bàn có hiệu quả. Phát huy vai trò xung kích của Ðoàn thanh niên để tham gia giúp dân phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả sau thiên tai xảy ra.

8. UBND xã thống nhất phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn như sau:

8.1. Ông Lê Ngọc Bảo - Chủ tịch UBND xã  - Trưởng ban

          - Có trách nhiệm chỉ đạo chung về kế hoạch PCTT- TKCN trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm trước Thường vụ Đảng ủy xã, Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện và UBND huyện về nhiệm vụ PCTT -TKCN ở đơn vị.

- Chủ động xử lý mọi tình huống xảy ra tại địa bàn, trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên khi xử lý các tình huống và có trách nhiệm báo cáo với Thường vụ Đảng ủy để xin ý kiến thống nhất trong việc chỉ đạo.

8.2. Ông Phạm Công Phước - Phó Chủ tịch UBND xã  - Phó ban trực

          -Chịu trách nhiệm điều động lực lượng kiểm tra và điều động lực lượng và có trách nhiệm thay đồng chí Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo và điều hành khi được ủy quyền. Khi thực hiện nhiệm vụ phải có sự thống nhất của Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã. Đồng thời chỉ đạo công tác xử lý vệ sinh môi trường sau khi thiên tai, bão, lụt xảy ra.

          - Chịu trách nhiệm điều động lực lượng kiểm tra và điều động phương tiện, vật chất, trang thiết bị trong phòng chống thiên tai; chỉ đạo bộ phận Tài chính- Kế toán bố trí lương thực, thực phẩm đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của Ban chỉ huy. Có trách nhiệm thay Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo và điều hành khi có ủy quyền, khi thực hiện nhiệm vụ phải có sự thống nhất của đồng chí Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã. Đồng thời, chỉ đạo công tác xử lý khắc phục các thiệt hại về đê điều và hoa màu sau khi thiên tai, bão, lụt xảy ra.

-Phối kết hợp với Công ty TNHH một thành viên quản lý và khai thác các công trình Thủy lợi Thừa Thiên Huế để có phương án bảo vệ và xử lý tại Hồ chứa Nam Giảng.

8. 3. Ông Văn Đức Xàng- UVUBND, CHTQ Sự- Phó ban.

- Có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch PCTT-TKCN của BCH Quân sự xã được BCH Quân sự huyện phê duyệt. Tham mưu UBND xã điều động lực lượng dân quân thực hiện nhiệm vụ; đồng thời có trách nhiệm phân công lực lượng trực chiến tại xã và phân công lực lượng sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo yêu cầu khi có dự báo bão lụt lớn có thể xảy ra.

- Chủ động xây dựng kế hoạch mời các hộ có đò máy, xe vân tải để tổ chức họp và điều động xe vận tải, đò máy, xe múc và người lái để phục vụ ứng cứu kịp thời trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn khi có lệnh của Chủ tịch UBND xã, BCH phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn xã.

          8.4. Ông Lê Quốc Bình-UVUBND, Trưởng Công an xã-  Phó ban

          - Trực tiếp chỉ đạo lực lượng Công an viên trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở thôn và ở trụ sở UBND xã.

- Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo đảm An ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trước, trong và sau bão, lụt.

- Tổ chức kiểm tra, tuần tra và xử lý các trường hợp gây rối trật tự công cộng trong bão, lụt. Đồng thời tham gia thực hiện các nhiệm vụ khi có sự phân công của đồng chí Trưởng ban.

          8.5. Các thành viên còn lại trong Ban chỉ huy PCTT- TKCN  xã

          - Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng và các Phó ban.

          - Các thành viên là Cán bộ, Công chức thuộc UBND xã, các ban ngành, đoàn thể cấp xã có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trong công tác phòng chóng thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại cơ quan UBND xã và thực hiện lịch trực phòng chống thiên tai của UBND xã.

          - Các thành viên là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, trên cơ sở phân công trách nhiệm của Ban chỉ huy về thực hiện nhiệm vụ của mình; đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở cơ quan, đơn vị mình và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công trước Ban chỉ huy và UBND xã.

          * Phân công phụ trách địa bàn.

1. Ông Hồ Nam- Chủ tịch Hội CCB xã                   Phụ trách thôn Lai Hà.

2. Ông Văn Đức Quyền-CC Địa chính-Xây dựng  Phụ trách thôn Tây Hoàng.

3. Ông Hoàng Chương –CC Tư pháp –Hộ tịch      Phụ trách thôn Trung Kiều.

4. Ông Trần Đương-Bí thư Xã đoàn                        Phụ trách thôn Trung Làng.

5. Ông Hoàng Minh Ngọc-CC VH-XH                  Phụ trách thôn Trằm Ngang.

6.Ông Lê Ngọc Quang- CT Hội Nông dân             Phụ trách thôn Nam Giảng.

7. Ông: Lê Hùng-CC Địa chính-Xây dựng             Phụ trách thôn Đông Hồ.

 * Chú ý:

          -Đề nghị Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thuỷ lợi tỉnh giúp cho Ban chỉ huy về kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai do Công ty soạn thảo, đồng thời chuẩn bị vật chất trang thiết bị để xử lý các sự cố tại Hồ chứa Nam Giảng, các bao tải, dụng cụ xử lý phải có tại nhà bảo vệ Hồ chứa Nam Giảng.

-Có biển báo nguy hiểm, rào chắn khi nước lớn ở đường xuyên phá tại Đập Cửa Lác và cung cấp danh sách các thành viên của Công ty trực tại Hồ chứa Nam Giảng và đập Cửa Lác cho UBND xã.

         

Trên đây là tình hình và kết quả công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019; phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020.

          Kế hoạch này được triển khai tận nhân dân, mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch yêu cầu các địa phương, đơn vị liên hệ với UBND xã (qua các số điện thoại: 0234.3555 300 tại Văn phòng UBND xã và qua các số máy di động: Ông Lê Ngọc Bảo: 0988.408.138; ông Phạm Công Phước: 0988.050.213; ông Trần Nam Thanh: 0976.158.436) để được hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả./.

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.015.880
Truy cập hiện tại 96