Tìm kiếm tin tức
TỔNG KẾT MÔ HÌNH NUÔI XEN GHÉP CÁ TRẮM CỎ VỚI CÁ RÔ PHI
Ngày cập nhật 15/11/2018
TOÀN CẢNH HỘI NGHỊ

Ngày 13/11/2018, tại Nhà văn hóa thôn Trung Làng, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết, đánh giá mô hình nuôi ghép cá Trắm Cỏ và Rô Phi bằng lồng trên phá Tam Giang đối với 2 hộ Trần Lợi và Trần Hiệu. Tham dự buổi Tổng kết có bà Lê Thị Trường Giang – Trường phòng kỹ thuật thủy sản-Trung tâm khuyến nông tỉnh; ông Phạm Công Phước – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái và hơn 25 hộ dân đại diện cho toàn thể bà con nuôi cá lồng thôn Trung Làng

 

Mô hình do hỗ trợ của Dự án Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết, với mục đích nghiên cứu và thử nghiệm đưa vào nuôi các loại đối tượng thủy sản phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nguồn nước của địa phương, đặc biệt là hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước do nuôi cá lồng, tận dụng được nguồn thức ăn còn tồn dư trong quá trình cho cá ăn.

Cá Trắm cỏ là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân Việt Nam ưa chuộng, cá sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cỏ thân mềm, rong, bèo, lá cây xanh không có vị đắng, không độc, ngoài ra cá còn ăn các loại thức ăn khác như bột ngô, khoai, sắn, cám gạo…

Việc phát triển nuôi đối tượng cá Trắm Cỏ sẽ giúp người dân có thêm sinh kế, đồng thời giúp giảm việc sử dụng các loại khai thác hủy diệt, giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, khi phát triển nuôi cá Trắm cỏ lượng phân thải khá lớn, do đó để hạn ché chất thải trong quá trình nuôi thì cần thiết phải thả ghép thêm cá Rô Phi, đây là đối tượng sử dụng mùn bã hữu cơ (ăn chất thải của cá Trắm Cỏ).

Qua quá trình thực hiện mô hình nuôi, thả cá giống ban đầu cá trắm cỏ 1kg/con, cá rô phi 0,1 kg/con, đến nay đã được 6 tháng. Kết quả như sau:

  - Cá Trắm Cỏ  Cá Rô Phi: 
+ Tỷ lệ sống bình quân 80% 70%
+ Trọng lượng bình quânn 3kg/con 0,42 kg/con

      Năng suất bình quân của cả hai loại cá đều cao hơn so với yêu cầu của mô hình. Sau 8 tháng thực hiện mô hình và 6 tháng nuôi, cả hai hộ thực hiện mô hình đều có lợi nhuận cao từ bình quân từ 19 - 22 triệu đồng.

Tại hội nghị, các ý kiến của bà con đều đánh giá đây là mô hình có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hiện nay, đặc biệt là hiện nay tình hình thức ăn từ rong rêu đang gặp khó khăn. Việc đưa đối tượng cá rô phi vào nuôi xen với cá trắm cỏ sẽ tận dụng được nguồn rong tự nhiên, giảm chi phí sản xuất. Mặt khác cá Rô Phi là đối tượng sử dụng mùn bã hữu cơ làm thức ăn nên giúp làm sạch chất thải của cá Trắm cỏ, đồng thời tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa, giảm bớt sự ảnh hưởng xấu của hoạt động nuôi đến môi trường vùng đầm phá.

 

CÁC HÌNH ẢNH CỦA HỘI NGHỊ

Ông Phạm Công Phước phát biểu tại Hội nghị

CÁC HÌNH ẢNH MỚI NUÔI CÁ

Ông Trần Lợi bên mô hình

 

HÌNH ẢNH CÁ NUÔI 4 THÁNG

 

Văn Đức Quyền- CC ĐC-XD-NN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.077.216
Truy cập hiện tại 4.512