Tìm kiếm tin tức
Quảng Thái: Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn năm 2019; triển khai Phương án nhiệm vụ năm 2020
Ngày cập nhật 31/08/2020
Đồng chí Lê Ngọc Bảo chủ trì hội nghị

Sáng ngày 21/08/2020, tại Hội trường Nhà văn hóa, UBND xã Quảng Thái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn năm 2019; triển khai kế hoạch công tác Phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn năm 2020 do đồng chí Lê Ngọc Bảo- Chủ tịch UBND- Trưởng ban chỉ huy PCTT-TKCN xã chủ trì.

 Đến tham dự cuộc họp có các đồng chí: Ông Nguyễn Quốc Hòa - Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Điền; Ông Văn Trí- Trưởng Trạm cửa Lác- Mỹ Xuyên-Đại diện Công ty TNHH NN1TV QLKT các công trình Thủy lợi TT Huế; Ông Trần Lợi-  Thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn;  đồng chí Lê Ngọc Bảo - Chủ tịch UBND xã Quảng Thái; đồng chí Phạm Công Phước - PCT UBND xã Quảng Thái; cùng với các đồng chí Thường trực Đảng ủy; Thường trực HĐND; Thường trực UBMTTQVN; Các thành viên Các thành viên BCH PCTT- TKCN xã;  cùng với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã.

Đồng chí Phạm Công Phước thông qua báo cáo

Toàn cảnh tại hội nghị

Tại cuộc họp, đã thông qua công tác phòng chống thiên tai và một số khó khăn hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, cụ thể như sau:

1. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão

          Để  chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra, sau khi có Kế hoạch phòng chống lụt, bão của UBND huyện, UBND xã đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai phương án kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019. Đồng thời kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của xã và phân công từng thành viên phụ trách địa bàn nhằm, kiểm tra, đôn đốc,  tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân ở từng thôn, xóm trong việc phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

- Kiểm tra phương án rà soát, di dời sơ tán dân, lực lượng xung kích sẵn sàng huy động, phương án bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở vùng thấp như Trung Làng, Lai Hà, Nam Giảng, Trằm Ngang; chuẩn bị các trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn và triển khi phương châm 4 tại chỗ.

- Kiểm tra các thuyền đang khai thác trên phá Tam Giang, với phương châm "Mình phải tự cứu mình" cho nên trước khi mùa mưa bảo đến và xảy ra bão lụt nhân dân đã chủ động giằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, dự trữ lương thực theo kế hoạch chung của UBND xã; các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đã chủ động triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ở cơ quan, đơn vị mình.

          - UBND xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các thôn trên địa bàn chủ động củng cố mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động thông suốt. Thường xuyên theo dõi và kịp thời báo cáo diễn biến về thời tiết như: áp thấp nhiệt đới, bão, các đợt mưa lớn, không khí lạnh đến tận cơ sở để chủ động phòng tránh; đồng thời thông báo kịp thời cho chủ các phương tiện thuyền đang hoạt động trên phá Tam Giang về nơi trú ẩn an toàn khi có thời tiết xấu xảy ra.

- UBND xã đã trích nguồn kinh phí dự phòng để mua các nguồn lương thực, thực phẩm, dầu để dự trữ hục vụ cho công tác phòng chống thiên tai khi cần thiết.

- Đối với công tác phòng chống vở đập do bão lụt gây ra ở các hồ chứa Nam Giảng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế đã phối hợp tốt UBND xã tiếp tục thực hiện tốt phương án và kế hoạch bảo đảm an toàn đập và phòng chống lũ ở hồ chứa nước Nam Giảng theo quy định tại Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Nghị định số 66/2014/NÐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai; Nghị định số 114/2018/NÐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Được sự quan tâm cuả tổ chức ADRA thông qua Hội CTĐ tỉnh, đã tổ chức cuộc diễn tập “Ứng phó với bão, lũ lớn và nâng cao năng lực phòng ngừa thảm họa”. Thông qua việc tổ chức tập huấn về phòng ngừa thảm họa, truyền thông phòng chống thiên tai và hỗ trợ xã Quảng Thái tổ chức cuộc diễn tập “Ứng phó với bão, lũ lớn và nâng cao năng lực phòng ngừa thảm họa tại xã” đã trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết, quan trọng giúp người dân chủ động phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong mưa bão hằng năm. Đặc biệt, đã nâng cao năng lực, tổ chức, vận hành, chỉ đạo, điều hành của Bộ máy BCH PCTT-TKCN xã, của cấp thôn xử lý các tình huống phức tạp, phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ; Hậu cần tại chỗ” trong phòng chống thiên tai.

2. Công tác ứng phó các đợt thiên tai năm 2019

Trong năm 2019, mặc dù trên địa bàn có bão kết hợp áp thấp nhiệt đới xảy ra nhưng với tinh thần không chủ quan, chủ động và sẵn sàng đối phó với các tình huống do lụt, bão gây ra, lãnh đạo xã, các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình về lụt bão, đồng thời chỉ đạo và có phương án xử lý cụ thể các tình huống có thể xảy ra như: công tác sơ tán dân đến nơi an toàn, bảo vệ đê đập, hồ chứa nước Nam Giảng, chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu vụ Hè Thu nhằm hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra. Đồng thời chỉ đạo các HTX sản xuất nông nghiệp kiểm tra, điều tiết các cống, gia cố đê bao, nâng cấp  và hoàn thành các công trình trước mùa mưa bão đến.

Với tinh thần chủ động đối phó với các tình huống do lụt bão có thể xảy ra, tình hình thực hiện công tác phòng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ xã xuống thôn luôn luôn được sẵn sàng. Kế hoạch được triển khai chu đáo đến tận người dân, thông qua các lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở các thôn, các đơn vị đã chủ động triển khai kế hoạch ở thôn và từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

3. Về công tác thu quỹ phòng chống thiên tai

- Thực hiện Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của UBND tỉnh về Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 1.117/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2019. UBND xã đã rà soát số liệu và tổ chức thu đến nay, đã nộp lên UBND huyện số tiền 26.885.000 đồng, đạt tỷ lệ là 95%.

Đồng chí Trần Hải- HUV- Bí thư Đảng ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo

- Về một số khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

1. Biến đổi khí hậu tác động mạnh và nhanh hơn làm cho tình hình thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường; rất khó dự đoán.

2. Phương tiện, vật tư, năng lực cứu hộ, cứu nạn của xã nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tìm kiếm cứu nạn, nhất là khi có lụt bão lớn xảy ra.

3. Tính chủ động và tinh thần sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lụt ở một số thôn, đơn vị nhìn chung vẫn chưa cao. Một số hộ dân vẫn còn tư tưởng chủ quan.

4. Yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngày càng cao; tuy nhiên, bộ phận thường trực phòng chống thiên tai chưa được bố trí đủ cán bộ chuyên trách đảm nhiệm nên hiệu quả công việc chưa cao, chủ yếu tập trung nhiệm vụ cập nhật thông tin và báo cáo.

5. Việc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai là một nội dung lớn, với nhiều loại hình thiên tai, phạm vi rộng, phức tạp, nhiều dữ liệu đầu vào cần thu thập, trong lúc lại chưa được bố trí nguồn lực để thực hiện; do vậy, việc triển khai còn gặp khó khăn, chất lượng phương án, kế hoạch chưa cao.

5. Một số cơ quan, đơn vị còn thiếu nghiêm túc, chủ quan, tinh thần sẵn sàng ứng phó chưa cao, không có lực lượng ứng trực khi xảy ra lũ lụt. Lực lượng, phương tiện tham gia công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn ở các thôn, xã vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu.

6. Do điều kiện ngân sách của xã còn gặp nhiều khó khăn nên công tác dự trữ lương thực, thực phẩm và hậu cần tại UBND xã vẫn còn thiếu, chưa đúng và đủ theo kế hoạch và quy định chung của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện.

Theo đó, các đồng chí đại diện thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã lần lượt trình bày các ý kiến của mình xoay quanh về Hệ thống đập Cửa Lát và Hồ chứa nước Nam Giảng, đây là 2 hệ thống cấp thoát nước được quan tâm và đặt lên hàng đầu khi có sự cố xảy ra.

* Về phía đại diện công ty: Ông Văn Trí- Đại diện Công ty TNHH NN1TV QLKT các công trình Thủy lợi TT Huế:

- Ở khu vực Cửa Lát đã có trạm chắn 2 đầu và Hồ chứa Nam Giảng đã bố trí lịch trực và các vật dụng cần thiết.

- Rà soát, kiểm tra lại tất cả các phương tiện và vật dụng để di chuyển người đến nơi an toàn và chằng chống nhà cửa.

- Thành lập các tổ xung kích, tiểu ban phòng chống Thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

* Cuối cùng, chủ tịch Lê Ngọc Bảo rút ra kết luận: 

- Thực hiện phương châm 4 tại chổ;

- Các thôn phải thành lập tiểu ban và Tổ xung kích Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Thôn Nam Giảng thành lập Tỗ xung kích gồm 100 người).

- Trường học: Báo cáo với phòng Giáo dục huyện về việc nghỉ học;

- Tập trung Chủ động công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Các thành viên Ban chỉ đạo xã, các trưởng thôn phải thông báo rộng rãi cho nhân dân về tình hình lụt bão;

- Thành viên Ban chấp hành xã phối hợp với trưởng thôn tổ chức rà soát các đối tượng ở những vùng xung yếu;

- Bộ phận ngân sách: Mua hàng dự trữ 1 tấn gạo, 5000 gói mì tôm và xăng dầu.

- Công tác hậu cần phải đảm bảo các nhu cầu thiết yếu đã đề ra trong kế hoạch.

Trần Nam Thanh
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.021.338
Truy cập hiện tại 813