Tìm kiếm tin tức
Lãnh đạo UBND huyện nghe báo cáo kế hoạch triển khai mô hình trồng cây Mướp đắng theo hướng VietGAP tại thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái
Ngày cập nhật 21/11/2018
Đồng chí Trương Duy Hải- Phó Chủ tịch UBND huyện kết luận

Sáng ngày 21 tháng 11 năm 2018, tại UBND xã Quảng Thái, đồng chí Trương Duy Hải- UVTV- Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền đã có buổi làm việc, nghe UBND xã Quảng Thái báo cáo kế hoạch thực hiện mô hình trồng mướp đắng tập trung theo hướng VietGAP tại thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo các ngành Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Tài chính-Kế hoạch, Kinh tế- Hạ tầng, Tài nguyên-Môi trường, Điện lực Quảng Điền và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện.

Về phía xã Quảng Thái, tham dự buổi làm việc có đồng chí Trần Hải- HUV- Bí thư Đảng ủy, đồng chí Lê Ngọc Bảo- HUV- Chủ tịch UBND xã, đồng chí Phạm Công Phước- ĐUV- Phó Chủ tịch UBND xã; ông Hoàng Đình Lâm- Bí thư chi bộ, ông Phạm Bá Nhật- Trưởng thôn- Tổ trưởng Tổ hợp tác và các thành viên trong Tổ hợp tác trồng và chế biến mướp đắng thôn Tây Hoàng.

Trên địa bàn thôn Tây Hoàng có hơn 100 hộ tham gia trồng cây mướp đắng với diện tích gần 14 ha, trên khu vực rú cát.Những năm qua, cây mướp đắng được xác định là cây chủ lực của xã Quảng Thái và thôn Tây Hoàng, mỗi năm trồng 2-3 vụ gối nhau, với giá bán từ 10.000đ-18.000đ/kg(chính vụ) và từ 40.000đ-70.000đ/kg(trái vụ), mang lại giá trị thu nhập từ 200-250 triệu đồng/ha, đã góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân trong thôn. 

                

Khu vực trồng mướp đắng của ngưới dân

             

Sản phẩm mướp đắng thôn Tây Hoàng

Tuy nhiên, người dân thực hiện trồng cây mướp đắng theo hướng tự phát, kĩ thuật trồng và chăm sóc chủ yếu từ kinh nghiệm lâu năm nên chưa được tiếp cận về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc theo đúng quy định; Việc chăm sóc cây mướp đắng gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống điện lưới kéo vào khu vực trồng cây mướp đắng phục vụ cho bà con tưới cho cây. Người dân hằng ngày tưới cây bằng cách gánh nước bằng gàu tại các ao tự đào, chạy bộ và tưới cho cây mướp; Hệ thống các tuyến đường giao thông đến khu vực trồng cây mướp đắng còn bằng đường đất, xuống cấp, gặp khó khăn trong khâu vận chuyển, chăm sóc và mua bán mướp đắng. Sản phẩm bán ra chủ yếu là mướp đắng tươi, giá cả có nhiều bất cập, không ổn định, phụ thuộc vào những người buôn đến mua trực tiếp tại vườn, còn bị ép giá. Các sản phẩm mướp khô, rễ, thân cây mướp đắng chưa được tận dụng.

Vào ngày 02 tháng 11 năm 2018 vừa qua, UBND xã Quảng Thái đã tổ chức vận động và ra mắt Tổ hợp tác trồng và chế biến mướp đắng thôn Tây Hoàng với sự tham gia ban đầu của 8 thành viên.

Sau khi đồng chí Phạm Công Phước- Phó Chủ tịch UBND xã báo cáo Dự thảo kế hoạch thực hiện mô hình trồng mướp đắng tập trung theo hướng VietGAP tại thôn Tây Hoàng, đại diện lãnh đạo các ngành cấp huyện đã tham gia ý kiến để xây dựng, góp ý để hỗ trợ việc thực hiện mô hình.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trương Duy Hải phát biểu bày tỏ sự quan tâm và rất đồng tình, ủng hộ việc triển khai mô hình trồng mướp đắng, coi đây là mô hình mới trong sản xuất Nông nghiệp. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, trong năm 2019 sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường dây điện kéo vào khu vực trồng cây mướp đắng phục vụ nhu cầu tưới cho người dân; chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện nghiên cứu, bố trí nguồn vốn từ chương trình xây dựng Nông thôn mới, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp để hỗ trợ xây dựng các vườn mẫu, hỗ trợ đúc cọc bê tông để giăng lưới trồng cây mướp đắng; chỉ đạo Phòng Tài nguyên- Môi trường rà soát việc sử dụng đất, đồng thời giải quyết các vướng mắc liên quan và lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con; chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; Chỉ đạo Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện tham mưu hỗ trợ công tác quy hoạch vùng trồng cây mướp đắng tập trung, hỗ trợ các thiết bị máy thái lát, máy sấy, xác lập nhãn hiệu, nghiên cứu hỗ trợ máy chế biến sản phẩm trà túi lọc mướp đắng; đồng thời giới thiệu thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mướp đắng. Đồng thời sẽ nghiên cứu hỗ trợ đầu tư tuyến đường bê tông vào khu vực sản xuất mướp đắng trong thời gian tới.

Đồng chí Trương Duy Hải- Phó Chủ tịch UBND huyện kết luận buổi làm việc

Đối với UBND xã Quảng Thái và Tổ hợp tác trồng và chế biến mướp đắng thôn Tây Hoàng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo phải tập trung quan tâm chỉ đạo xây dựng và triển khai mô hình đảm bảo có hiệu quả, ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ mô hình. Lãnh đạo thôn Tây Hoàng và các thành viên Tổ hợp tác phải phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc chủ động trong tuyên truyền, quán triệt, vận đồng người dân tham gia vào Tổ hợp tác, tham gia thực hiện đúng quy trình hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc ảm bảo an toàn, theo hướng VietGAP, giám sát chặt chẽ người dân trong việc chăm sóc, đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Đồng thời phải chủ động, sáng tạo, nhanh nhẹn trong tiếp cận, liên kết, liên hệ thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mướp đắng, nâng cao thu nhập cho bà con. Đưa tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, tiến đến thành lập Hợp tác xã trồng và chế biến mướp đắng trong thời gian tới.

Phạm Công Phước
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.102.366
Truy cập hiện tại 2.357