Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021
Ngày cập nhật 28/02/2021

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 28/01/2021 của UBND huyện Quảng Điền về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Ngày 05 tháng 02 năm 2021, UBND xã xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của pháp luật về PCTN; các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và của Huyện ủy về công tác phòng, chống tham nhũng.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức trong việc quán triệt, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng.

- Tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác phòng, chống tham nhũng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để tiếp tục lãnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác PCTN trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, trong đó xác định phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi tham nhũng.

- Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và văn bản quy định của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng chống tham những

- Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về PCTN của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định.

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

 - Các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền. Trong đó, tập trung tuyên truyền phổ biến Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh và UBND huyện về triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”.

- Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN phải gắn liền với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

2. Thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng

a) Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, các hoạt động của cơ quan theo quy định của Luật PCTN và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. Thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có).

- Thực hiện rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn. Tăng cường trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc công khai, minh bạch trong các hoạt động nhằm chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, góp phần phòng ngừa tham nhũng phát sinh.

          b) Xây dựng và thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, đơn vị

- Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng quy định, phục vụ hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch tự kiểm tra nội bộ về việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức tại đơn vị mình.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Người có hành vi vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải bị xử lý và chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật PCTN.

c) Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị

- Tiếp tục thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 25/8/2018 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý công tác tổ chức cán bộ và siết chặt kỷ luạt, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 26/CT-UBND, ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 UBND tỉnh quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 

- Thực hiện nghiêm quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng, kiểm soát xung đột lợi ích tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

- Các cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức quán triệt những quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của đơn vị, ngành mình. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật PCTN, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

d) Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan

 Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

e) Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một cửa liên thông”; đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, không gắn với địa giới hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cắt giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp theo Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn liền với xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đô thị thông minh.

- Đổi mới phương thức chỉ đạo, nâng cao chất lượng điều hành bằng những việc làm cụ thể, có tính đột phá để hướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại và hiệu quả, thực hiện xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công theo Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh về triển khai chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và Thông báo kết luận số 466/TB-UBND ngày 10/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công.

- Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; tăng cường trao đổi văn bản điện tử và ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn. Triển khai ứng dụng các phần mềm dùng chung cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử; tăng cường số lượng dịch vụ được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và 4, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức.

g) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 21/02/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; đặc biệt là thực hiện tốt việc công khai các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

- Việc tổ chức kê khai tài sản, thu nhập và việc kê khai của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

h) Minh bạch tài sản, thu nhập

Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, tất cả người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

3. Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng

- Phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị công tác PCTN; chủ động tự phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý.

- Thực hiện nghiêm túc Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi tham nhũng. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thực hiện bảo vệ và khen thưởng kịp thời người tố cáo hành vi tham nhũng; đồng thời, xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ.

- Thực hiện việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định tại Điều 72, Điều 73 của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

4. Công tác kiểm tra và xử lý hành vi tham nhũng

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong đơn vị mình nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

- Đề nghị UBKT Đảng ủy xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhằm chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, góp phần phòng ngừa các hành vi tham nhũng, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ kế hoạch này, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 và tổ chức triển khai tại đơn vị .

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các đoàn thể cấp xã lập Kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến hội viên, đoàn viên. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng theo định kỳ 6 tháng và hàng năm theo quy định, gửi về UBND xã (qua VP UBND xã) trước ngày 20/6/2021.

 3. Văn phòng – Thống kê UBND xã có trách nhiệm tham mưu UBND xã hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kế hoach trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và tham mưu giúp UBND xã xây dựng báo cáo theo quy định.

Nội dung cụ thể có trong tệp đính kèm:

Tập tin đính kèm:
Trần Thị Lữ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.149.006
Truy cập hiện tại 4.573