Tìm kiếm tin tức
Báo cáo Tình hình chăn nuôi năm 2019 và kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2020
Ngày cập nhật 25/11/2019
Thực hiện Công văn số: 83/PNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Điền về việc báo cáo tình hình chăn nuôi năm 2019 và kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2020. Ngày 25 tháng 11 năm 2019, Uỷ ban nhân dân xã Quảng Thái đã ban hành Báo cáo số 93/BC-UBND Tình hình chăn nuôi năm 2019 và kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2020, cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI NĂM 2019

1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm:

Chăn nuôi có bước phát triển khá, tổng đàn gia súc và gia cầm đều tăng. Đã khuyến khích bà con nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi. Đầu năm 2019, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn duy trì với số lượng như sau:

- Trâu: 280 con (Trâu Cái S.sản 108 con).

- Bò: 107 con (Bò Cái S.sản 70 con).

- Lợn: 5.495 con (Nái 1.118 con).

- Gà: 9.110 con (Gà đẻ 3.130 con).

- Vịt: 38.530 con (Vịt đẻ 500 con).

2. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm đến tháng 11 năm 2019:

Do dịch bệnh Tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã bắt đầu kể từ ngày 24/5/2019, đến nay tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa còn lại với số lượng như sau:

- Trâu: 229 con (Trâu Cái S.sản 54 con).

- Bò: 85 con (Bò Cái S.sản 56 con).

- Lợn: 899 con (Nái 149 con).

- Gà: 5.965 con (Gà đẻ 3.130 con).

- Vịt: 24.700 con (Vịt đẻ 500 con).

- Số liệu tổng đàn Trâu, Bò, Lợn, Gà, Vịt giảm so với đầu năm do hộ dân bán lấy thịt và không sinh sản được hoặc già yếu đối với Trâu, Bò sinh sản. Đặc biệt là do dịch tả lợn Châu phi đến 11/11/2019 đã tiêu hủy tổng cộng 2.809 con (lợn nái 618 con, thịt 1.640 con; lợn con 551 con).

- Số lượng đàn Bò lai (≥ 50% máu Zêbu), 48,2% so tổng đàn, tăng 47%. Đàn Bò cái sinh sản trên 3 tuổi (20,3% so tổng đàn), trong đó 7,4% cái lai Zêbu; 0% đực giống lai 0% tăng (giảm). Trâu cái sinh sản trên 3 tuổi, 29,69% so tổng đàn).

3. Số lượng trang trại, gia trại

Chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại tiếp tục phát triển, từ đầu năm toàn xã có 11 hộ có số đàn vật nuôi khá lớn, hơn 33 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mô hình nuôi vịt đàn ven phá đem lại hiệu kinh tế quả cao. Tuy nhiên do dịch bệnh Tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn tổng đàn gia súc, gia cầm giảm nhiều so với cùng kỳ.

4. Các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào chăn nuôi; các mô hình đã triển khai

Được sự quan tâm của các cấp các ngành hỗ trợ hiện nay trên địa bàn người dân sử dụng hầm khí sinh học biogas; sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh khoảng 10% trên toàn xã.

5. Công tác phòng, chống dịch bệnh

- Khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại. Việc phát triển chăn nuôi phải gắn với công tác bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng các loại bệnh đạt 100% kế hoạch. Tăng cường công tác tuyên truyền bà con nhân dân nâng cao ý thức phòng trừ dịch bệnh. Phấn đấu không để dịch bệnh phức tạp phát sinh trên địa bàn.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI  NĂM 2020

1. Định hướng phát triển chăn nuôi năm 2020

- Phấn đấu đàn vật nuôi đạt số lượng như sau: đàn lợn 5.800 con, trong đó đàn lợn giống khoảng 1.500 con, đàn trâu 400 con, bò 150 con, gia cầm 75.000 con.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; kiên quyết không để dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn.

2. Những giải pháp cơ bản

- Khai thác lợi thế về quỹ đất và môi trường ở vùng cát để kêu gọi đầu tư phát triển vùng chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, gắn với cơ sở chế biến và xử lý môi trường.

- Chú trọng việc đổi mới giống vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Vận động người dân sử dụng hầm khí sinh học biogas; sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

- Vận động một số hộ chăn nuôi tìm hiểu thực tế mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm tại xã Quảng Phú để ứng dụng thử nghiệm tại địa phương.

-Thực hiện các biện pháp tổng hợp trong công tác thú y để phòng, chống dịch bệnh, trong đó chú trọng việc giám sát phát hiện, báo cáo nhanh, xử lý gọn ổ dịch; Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Đề nghị cấp trên quan tâm bố trí thêm kinh phí cho địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho xã triển khai thực hiện tốt công tác quản lý chăn nuôi, quản lý tổng đàn cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Tập tin đính kèm:
Đỗ Thị Trang
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.269.403
Truy cập hiện tại 5.861