Tìm kiếm tin tức
BÁO CÁO kết quả tổ chức thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ xã Quảng Thái
Ngày cập nhật 11/10/2021

Thực hiện Công văn số 1789/UBND-NV ngày 06 tháng 10 năm 2021 của UBND huyện Quảng Điền về việc báo cáo tổng kết Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

          UBND xã Quảng Thái kết quả tổ chức thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ xã Quảng Thái, cụ thể như sau:

I. NỘI DUNG

1. Khái quát chung

Quảng Thái là xã đồng bằng ven phá Tam Giang ở cuối hạ lưu sông Ô Lâu, nằm về phía Tây Bắc của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích đất tự nhiên 1810,74 ha, trong đó đất nông nghiệp toàn xã đến nay có 986,47 ha chiếm 54,4 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 795,88 ha chiếm 43,9%, đất chưa sử dụng là 28,39ha, chiếm 1,5%. Diện tích mặt nước là 284 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 17,8ha chủ yếu là trên phá Tam Giang và một số ao hồ. Toàn xã gồm có 7 thôn với 1.468 hộ và 5.065 khẩu; có 2 Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp (Tam Giang và Thống Nhất).

2. Những yếu tố thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc lãnh, chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ xã

2.1. Những thuận lợi

- Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, mà đặc biệt là Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đã quy định khá cụ thể và phù hợp với tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trên địa bàn xã, luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện và các ngành chức năng cấp trên.

- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, UBND xã và các cơ quan, ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy xây dựng kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện tốt QCDC chủ trên địa bàn.

- Các ý kiến kiến nghị, đề xuất chính đáng của người dân được lãnh đạo xã và cấp trên giải quyết kịp thời; mặt khác, Nhà nước và cấp trên đã quan tâm và từng bước đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và dân sinh; cũng như việc quan tâm giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội nên đã tạo niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.

2.2. Những khó khăn

- Với điều kiện là một xã còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, hơn nữa do điều kiện ngân sách của xã quá khó khăn nên không bố trí kinh phí riêng cho hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã mà bố trí chung trong ngân sách thường xuyên của Đảng ủy xã và kinh phí chủ yếu chỉ để phục vụ cho hoạt động sơ, tổng kết.

- Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và chưa thực hiện đầy đủ các dung theo quy định tại Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ.

- Một số người dân, cán bộ, công chức chưa quan tâm đến việc thực hiện quyền công dân của mình trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là việc tham gia đóng góp ý kiến của mình liên quan đến công việc ở thôn, cơ quan theo quy định.

3. Tình hình triển khai

3.1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã đến các thôn thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền, quán triệt và triển khai, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền và quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở như: Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 23/6/2013 của BCHTW Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới”; Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận của chính quyền; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể  chính trị- xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên có liên quan đến việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Nhằm có cơ sở cho quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn, hàng năm, Ban Thường vụ Đảng ủy đã chủ động trong việc chỉ đạo UBND xã, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ xã và các cáp ủy chi bộ, các thôn triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ; trên cơ sở đó, cơ quan UBND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên có liên quan.

3.2. Công tác xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh số 34; cách thức tổ chức thực hiện.

Hàng năm, trên cơ sở nội dung Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Đảng ủy, UBND xã và các cơ quan, ban ngành cấp xã đã chủ động xây dựng các kế hoạch và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ trên địa bàn.

4. Kết quả thực hiện

4.1. Kết quả thực hiện nội dung công khai để dân biết

- Những nội dung công khai; cách thức, hình thức công khai; trách nhiệm của cơ quan liên quan trong việc công khai nội dung để dân biết

UBND xã đã thường xuyên thực hiện tốt việc thông báo công khai để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân biết những việc được quy định tại Điều 7 Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, đã công khai: Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan; Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý; Kinh phí hoạt động, quyết toán kinh phí hàng năm; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật; Kết quả thanh tra, kiểm tra trong nội bộ cơ quan; Các nội quy, quy chế hoạt động... và các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan, bằng hình thức niêm yết tại cơ quan và thông báo tại nhà văn hóa cộng đồng, nơi trung tâm tập trung đông người chức cơ quan hàng năm và trên hệ thống đài truyền thanh xã.

+ Đối với những nội dung liên quan đến việc huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng..., Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đã tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức họp dân để bàn bạc, thống nhất mức đóng góp, phương pháp tổ chức thực hiện, chính sách miễn giảm đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách bảo đảm dân chủ, công khai, phù hợp với nguồn lực và nguyện vọng của nhân dân. 

+ Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định, thông qua họp dân, tiếp xúc cử tri, UBND xã đã trình bày các dự án, đặc biệt là các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để nhân dân bàn bạc tham gia ý kiến để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

+ Những việc nhân dân giám sát đã từng bước phát huy được hiệu quả thông qua hoạt động của đại biểu HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, góp phần phòng, chống tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền trên các lĩnh vực và được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

+ Ngoài ra, đã chỉ đạo UBND xã triển khai thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, từng bước xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại để giải quyết tốt nhu cầu giải quyết công việc cho người dân, tổ chức; từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở; nâng cao trình độ, năng lực, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng; tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo dân; tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhân dân để giải quyết kịp thời những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân ngay từ cơ sở để hạn chế đơn, thư vượt cấp.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân

Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ quan xã Quảng Thái đã thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương để đảm bảo điều hành các hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từ đó đã phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, công chức và người lao động trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.

Việc tham mưu xây dựng, sửa đổi, rà soát, bổ sung, xây dựng mới các quy chế, quy định nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, gắn với việc cải cách hành chính, nâng cao đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Để có cơ sở triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan UBND xã, căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

 Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cơ quan UBND xã, Ban Thường vụ Đảng ủy đã chỉ đạo UBND xã xây dựng và thường xuyên rà soát để bổ sung, sửa đổi Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan UBND xã; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế hoạt động của UBND xã nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026; Quy chế phân công nhiệm vụ các Thành viên, Công chức của UBND xã; Quy chế phối hợp hoạt động giữa HĐND, UBND xã với UBMTTQ VN xã và các đoàn thể; Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND xã với Công đoàn cơ quan; Quy chế hoạt động giữa UBND xã với Khối Dân vận; Quy chế hoạt động của BCĐ thực hiện quy chế dân chủ .

- Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã

Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN, ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Thông tư 09/2017/TT-BNV, ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2012/TT-BNV, ngày 31/8/2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Năm 2015, Ủy ban nhân dân xã Quảng Thái xây dựng đề án sáp nhập thôn Đông Hồ và Đông Cao thành  thôn Đông Hồ thuộc xã Quảng Thái; Năm 2018 của Ủy ban nhân dân xã Quảng Thái đã lập hồ sơ về việc đề nghị đổi tên thôn Nam Giản thành thôn Nam Giảng.

Ủy ban nhân dân xã đã tổ chức họp nhân dân để bà con nhân dân tham gia ý kiến vào Đề án sáp nhập thôn và đổi tên thôn của UBND xã xây dựng và đã được nhân dân thống nhất cao. Đồng thời Ủy ban nhân dân xã và các ngành giúp việc có liên quan hoàn thành thủ tục các văn bản tờ trình, trình HĐND xã tại kỳ họp gần nhất và báo cáo cấp trên xem xét quyết định.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã

Đã thực hiện nghiêm túc những nội dung CBCC tham gia góp ý, người đứng đầu quyết định theo quy định tại Điều 9 Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, các chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan; Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan; Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan; Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan; Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức; các quy trình lấy phiếu tin nhiệm công tác cán bộ; Các nội quy, quy chế của cơ quan được UBND xã tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý cử cán bộ, công chức trong cơ quan.

4.2. Kết quả thực hiện nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

-  Đối với những nội dung liên quan đến việc huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng..., Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đã tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức họp dân để bàn bạc, thống nhất mức đóng góp, phương pháp tổ chức thực hiện, chính sách miễn giảm đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách bảo đảm dân chủ, công khai, phù hợp với nguồn lực và nguyện vọng của nhân dân. 

- Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định, thông qua họp dân, tiếp xúc cử tri, UBND xã đã trình bày các dự án, đặc biệt là các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để nhân dân bàn bạc tham gia ý kiến để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

- Những việc nhân dân giám sát đã từng bước phát huy được hiệu quả thông qua hoạt động của đại biểu HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, góp phần phòng, chống tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền trên các lĩnh vực và được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

- Ngoài ra, đã chỉ đạo UBND xã triển khai thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, từng bước xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại để giải quyết tốt nhu cầu giải quyết công việc cho người dân, tổ chức; từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở; nâng cao trình độ, năng lực, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng; tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo dân; tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhân dân để giải quyết kịp thời những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân ngay từ cơ sở để hạn chế đơn, thư vượt cấp

4.3. Kết quả thực hiện thực hiện nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

- Để có cơ sở cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy đã xây dựng Quy chế hoạt động; đồng thời chỉ đạo HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam, Công đoàn cơ quan xã xây dựng quy chế hoạt động và quy chế phối hợp hoạt động,... để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị và cả hệ thống chính trị. Đồng thời đã chỉ đạo các thôn trên địa bàn thường xuyên rà soát để sửa đổi, bổ sung kịp thời các hương ước, quy ước cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Công tác Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN, ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Thông tư 09/2017/TT-BNV, ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2012/TT-BNV, ngày 31/8/2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

- Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

          Phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo pháp lệnh 34 của UBTVQH; đồng thời đã phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận và các đoàn thể từ xã đến thôn, . Ủy ban MTTQ Việt Nam xã tổ chức Hội nghị bầu Trưởng ban, Phó ban và các ủy viên Ban thanh tra nhân dân xã gồm có 08 uỷ viên, trong đó trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch chuyên trách UBMT xã và 07 uỷ viên là 07 cá nhân tiêu biểu của 7 thôn. Ban thanh tra nhân dân tổ chức và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực triếp của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã, sự tạo điều kiện của UBND xã, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở Nghị quyết của HĐND, chương trình kế hoạch phát triển KT-XH của UBND xã, đồng thời bám sát chương trình phối hợp thống nhất hành động của Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã để làm cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã đã kiện toàn cũng cố Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã; Đồng thời xây dựng Quy chế hoạt động và chỉ đạo Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và ban hành nhiều Quyết định thành lập các tổ giám sát đầu tư của cộng đồng để giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã (Mỗi công trình xây dựng sẽ thành lập một tổ giám sát đầu tư của cộng đồng từ 3 đến 5 thành viên do Trưởng Ban GSĐTCCĐ làm tổ trưởng, đại diện các đoàn thể thôn làm thành viên và mời đại diện từ 1 đến 2 người dân ở trong thôn tham gia tổ giám sát).

 

4.4. Kết quả thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định

- Đối với những nội dung liên quan đến việc huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng..., Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đã tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức họp dân để bàn bạc, thống nhất mức đóng góp, phương pháp tổ chức thực hiện, chính sách miễn giảm đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách bảo đảm dân chủ, công khai, phù hợp với nguồn lực và nguyện vọng của nhân dân. 

- Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định, thông qua họp dân, tiếp xúc cử tri, UBND xã đã trình bày các dự án, đặc biệt là các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để nhân dân bàn bạc tham gia ý kiến để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

- Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã. Ủy ban nhân dân xã tiến hành xây dựng các văn bản liên quan  gởi đến các đơn vị, cá nhân để xin ý kiến trước khi tổ chức họp nhân dân để bà con nhân dân tham gia ý kiến vào các Đề án sáp nhập thôn điều chỉnh địa giới trên địa bàn xã. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân xã và các ngành giúp việc tổng hợp ý kiến, sau đó hoàn thành thủ tục các văn bản tờ trình, trình HĐND xã tại kỳ họp gần nhất và báo cáo cấp trên xem xét quyết định.

4.5. Kết quả thực hiện những nội dung nhân dân tham gia giám sát

Trong thời qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa phương, triển khai tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đầy đủ, kịp thời, triển khai đầy đủ kế hoạch, nhiệm vụ để cán bộ, công chức trong Cơ quan thực hiện, đồng thời thực hiện đầy đủ đúng các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và đảm bảo kịp thời, đúng quy định; thống nhất thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các chương trình hành động, các chỉ tiêu kế hoạch trong năm được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.

Đối với những nội dung liên quan đến việc huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng..., Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đã tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức họp dân để bàn bạc, thống nhất mức đóng góp, phương pháp tổ chức thực hiện, chính sách miễn giảm đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách bảo đảm dân chủ, công khai, phù hợp với nguồn lực và nguyện vọng của nhân dân. 

Các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để nhân dân bàn bạc tham gia ý kiến để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

Những việc nhân dân giám sát đã từng bước phát huy được hiệu quả thông qua hoạt động của đại biểu HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, góp phần phòng, chống tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền trên các lĩnh vực và được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

4.6. Đánh giá quá trình tổ chức thực hiện và kết quả tổ chức thực hiện: Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Đối với những nội dung liên quan đến việc huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng..., Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ đã tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức họp dân để bàn bạc, thống nhất mức đóng góp, phương pháp tổ chức thực hiện, chính sách miễn giảm đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách bảo đảm dân chủ, công khai, phù hợp với nguồn lực và nguyện vọng của nhân dân. 

- Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định, thông qua họp dân, tiếp xúc cử tri, UBND xã đã trình bày các dự án, đặc biệt là các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để nhân dân bàn bạc tham gia ý kiến để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

- Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã. Ủy ban nhân dân xã tiến hành xây dựng các văn bản liên quan  gởi đến các đơn vị, cá nhân để xin ý kiến trước khi tổ chức họp nhân dân để bà con nhân dân tham gia ý kiến vào các Đề án sáp nhập thôn điều chỉnh địa giới trên địa bàn xã. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân xã và các ngành giúp việc tổng hợp ý kiến, sau đó hoàn thành thủ tục các văn bản tờ trình, trình HĐND xã tại kỳ họp gần nhất và báo cáo cấp trên xem xét quyết định.

Những việc nhân dân giám sát đã từng bước phát huy được hiệu quả thông qua hoạt động của đại biểu HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, góp phần phòng, chống tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền trên các lĩnh vực và được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm

1.1. Vai trò, trách nhiệm của một số cơ cơ quan, đơn vị vẫn chưa phát huy đúng mức, do đó công tác triển khai, tuyên truyền và thực hiện có nơi, có lúc chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; việc cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng có lúc chưa kịp thời.

 1.2. Một số thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động còn thiếu tích cực, chưa dành nhiều thời gian sâu sát địa bàn, lĩnh vực được phân công để nắm bắt tình hình và kịp thời kiểm tra, chỉ đạo xử lý những biểu hiện thiếu dân chủ.

1.3. Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với cải cách thủ tục hành chính, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức đã có tiến bộ, nhưng vẫn còn hạn chế phải khắc phục, vẫn còn một bộ phận cán bộ ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân chưa cao, hiệu quả công tác thấp, một số ít còn có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân.

1.4. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền làm chủ của mình. Việc thực hiện dân chủ chưa gắn quyền lợi với nghĩa vụ công dân, có khuynh hướng quan tâm đến quyền lợi hơn nghĩa vụ.

2. Nguyên nhân

2.1. Một số ban ngành, đoàn thể chưa quan tâm trong việc lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ; chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ở cơ sở; thành viên Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ xã chưa cập nhật kịp thời các văn bản mới có liên quan đến thực hiện quy chế dân chủ nên trong công tác chỉ đạo có lúc còn lúng túng.

2.2. Các thành viên trong Ban thanh traa nhân dân Cơ quan làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, không có kinh phí hỗ trợ và điều kiện hoạt động của Ban TTND còn gặp nhiều khó khăn nên việc lựa chọn người có trình độ, năng lực, công tâm, không ngại khó, không ngại va chạm, dành nhiều thời gian cho hoạt động Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCĐ.

2.3. Một bộ phận nhân dân một phần trình độ am hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về dân chủ nói riêng còn hạn chế, tỷ lệ tham gia các cuộc họp để bàn bạc, thảo luận để quyết định những vấn đề chung của xã, huyện chưa được cao, chưa thật sự phát huy hết dân chủ, trách nhiệm, đặc biệt là những công việc mang tính chất cộng đồng nên cũng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

3.1. Cần phát huy tốt vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị; chăm lo xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã xuống thôn trong sạch, vững mạnh; đổi mới mạnh mẽ hơn nội dung, phương thức hoạt động, phát huy rộng rãi dân chủ trong cấp ủy, chi bộ làm nhân tố cho việc mở rộng dân chủ trong từng tổ chức, đoàn thể chính trị và toàn xã hội.

 3.2. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ xã. Có chương trình, kế hoạch cụ thể và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh phức tạp ở cơ sở để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời; nhất là những mâu thuẩn, bất đồng trong nội bộ nhân dân; những biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

3.3. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng để tăng cường phát huy vai trò dân chủ ở cơ sở.

3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức  pháp luật cho người dân. UBND xã cần làm tốt công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, xử phạt nghiêm minh các vi phạm có tính bức xúc hiện nay (Khai thác trái phép đất đai, vi phạm luật nghĩa vụ quân sự, khai thác thủy sản hủy diệt...). Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt hơn các hình thức tự quản ở từng địa phương như thôn không có tội phạm, thôn văn hóa, thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên...; đồng thời giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

3.5. Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ xã phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên và gắn trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị với việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Đề nghị cấp trên quan tâm bố trí, hỗ trợ kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở xã.

3. Kiến nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở từng cơ quan, tổ chức và cá nhân, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của cán bộ, công chức, phục vụ tốt công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

 

Trên đây là báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ, UBND xã Quảng Thái báo cáo để UBND huyện tổng hợp./.

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.009.031
Truy cập hiện tại 6.282