Tìm kiếm tin tức
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển trên địa bàn xã Quảng Thái
Ngày cập nhật 14/01/2022

Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 05/01/2022 của UBND huyện Quảng Điền về triển khai thực hiện Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển trên địa bàn huyện Quảng Điền, UBND xã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển trên địa bàn xã Quảng Thái, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng mạng lưới cộng tác viên dân số và cơ
chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu cải cáchhành chính để giải quyết đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chấtlượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững.

2.  Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2022 - 2025

- Giữ ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển cáccấp; đồng thời tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhànước, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành ở địa phương nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các ngành, cơ quan có liên quan đến lĩnh vực dân số và phát triển.

- Triển khai đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em ở các địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; lồng ghép công tác gia đình, trẻ em vào nhiệm vụ của cộng tác viên dân số; khuyến khích sự tham gia tích cực và tình nguyện của cộng đồng.

 

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Tiếp tục giữ ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển các cấp.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành từ huyện đến xã, đến từng thôn.

- Triển khai và đánh giá kết quả việc triển khai đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em ở các địa phương trong xã.

II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY, CƠ CHẾ PHỐI HỢP LIÊN
NGÀNH, MẠNG L
ƯỚI CỘNG TÁC VIÊN

1. Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển các cấp

Giữ ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển các
cấp như hiện nay; bố trí một viên chức dân số thuộc Trạm Y tế xã, cộng tác viên
dân số tại các thôn.

2. Cơ chế phối hợp liên ngành dân số và phát triển

Tăng cường, kiện toàn các tổ chức phối hợp liên ngành về dân số - kế hoạch hóa gia đình hiện nay để thực hiện nhiệm vụ phối hợp liên ngành về dân số và phát triển ở cấp xã, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không phát sinh tổ chức, biên chế.

3. Mạng lưới cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em

Triển khai đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em tại các thôn để thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ của cộng tác viên dân số với công tác gia đình và bảo vệ trẻ em.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

a) Tiếp tục quán triệt nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hìnhmới; Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy về việcthực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 13/6/2018 về triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.

b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về các vấn đề liên quan đến công tác dân số trong tình hình mới; đưa công tác dân số và phát triển thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; vận động, phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, trưởng thôn, tổ dân phố, người uy tín trong cộng đồng, người có ảnh hưởng đếncông chúng tham gia tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện chính sách dân số và phát triển.

c) Chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành; phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác dân số và phát triển trên địa bàn.

2. Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về dân số và phát triển

a) Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số và pháttriển.

b) Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh;tạo chuyển biến về nhận thức và thực hành về bình đẳng giới ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thực
hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

d) Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏesinh sản trong và ngoài nhà trường; hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản ở thế hệ trẻ.

đ) Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về chăm sóc người cao tuổi,hướng tới già hóa tích cực, chủ động.

3. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số và phát triển

a) Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển từ xã đến thôn đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số trong tình
hình mới.

b) Rà soát, hoàn thiện chính sách, chế độ chăm sóc người cao tuổi tại gia
đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung; có chính sách khuyến khích các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi.

 

4. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số và phát triển

a) Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dânsố và phát triển. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho công tác dân số và pháttriển nhằm nâng cao chất lượng dân số, nhất là đối tượng chính sách, vùng khó khăn.

b) Đẩy mạnh xã hội hóa, có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, phân phối,
cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số và phát triển.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm
công tác dân số và phát triển các cấp

a) Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo
đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ Nhân dân.

b) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.

c) Bảo đảm ổn định mạng lưới cộng tác viên dân số ở thôn và có chính sách đãi ngộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên.

d) Kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành ở cấp xã để thực hiện nhiệm vụ phối hợp liên ngành về công tác dân số và phát triển, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không phát sinh tổ chức, không phát sinh biên chế.

đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch
vụ về dân số và phát triển; dự báo, cung cấp số liệu dân số nhanh chóng, kịp thời,chính xác cho việc lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

e) Nghiên cứu, đánh giá tác động về dân số đối với phát triển kinh tế - xã
hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

g) Khảo sát, đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện
chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ dân số từ xã đến thôn.

h) Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân số và phát triển
của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép
các nội dung về dân số vào các hoạt động của ngành, đơn vị.

i) Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

 

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện được huy động từ các nguồn:

- Ngân sách Trung ương từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu (nếu có).

- Ngân sách địa phương bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách và theo
phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ y tế, dân số, lồng ghép trong các Chương trình,Dự án có liên quan theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

- Huy động sự tham gia, đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài
nước.

- Các nguồn kinh phí khác (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ Kế hoạch của UBND huyện, UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương; giữ ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển các cấp như hiện nay; kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành, triển khai đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình, trẻ em tại các thôn, tổ dân phố.

Trên đây là kế hoạch xây dựng triển khai thực hiện Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển trên địa bàn của xã Quảng Thái. Uỷ ban nhân dân xã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện có hiệu quả./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.939.190
Truy cập hiện tại 5.985