Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng
Ngày cập nhật 10/01/2024

Thực hiện Kế hoạch số 407/KH-UBND ngày 18/12/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện Quảng Điền về việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. UBND xã xây dựng Kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, với các nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện các tiêu chí theo kết quả chấm điểm của Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của tỉnh. Trên cơ sở đó, Bám sát các mục tiêu nhiệm vụ và nội dung yêu cầu thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 407/KH-UBND ngày 18/12/2023 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện. Nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của xã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn tại địa phương. 
2. Yêu cầu
Đánh giá phải khách quan, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua thông qua các tiêu chí chấm điểm của Thanh tra Chính phủ đưa ra.
Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn của địa phương; phân công rõ trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, ban ngành  trên địa bàn xã.  
II. Nội dung thực hiện
Trên cơ sở kết quả các tiêu chí chấm điểm về đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được Thanh tra Chính phủ thông báo và xác định các chỉ số chấm điểm chiếm tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến tổng điểm về đánh giá phòng chống tham nhũng trên địa bàn được UBND tỉnh chỉ ra.
UBND xã đề ra một số nội dung thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của xã góp phần nâng cao các chỉ số chấm điểm về công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn. 
1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng
Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện. UBND xã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và báo cáo đầy đủ các nội dung sau: 
- Công tác xây dựng hoặc tham mưu xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công tác kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
Các cơ quan, đơn vị phải công khai, minh bạch trong hoạt động về các nội dung công việc liên quan đến: 
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, người lao động.
- Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
- Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định nêu trên mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
- Thủ tục hành chính liên quan đến giải quyết hồ sơ, yêu cầu công việc của người dân, doanh nghiệp.
Việc công khai, minh bạch trong hoạt động về các nội dung nêu trên được thực hiện bắt buộc bằng hình thức đăng tải trên Trang thông tin điện tử của xã và được biên tập, sắp xếp thành hệ thống chỉ tiêu, nhóm công việc, giúp thuận tiện cho công tác tra cứu, kiểm tra, giám sát của người dân và cơ quan chức năng. 
3. Công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn
Các cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát để sửa đổi, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các định mức, tiêu chuẩn, chế độ; công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ; triển khai thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định. Hàng năm, tiến hành tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan, đơn vị để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm soát xung đột lợi ích
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát, kiểm soát, xử lý kịp thời theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng đối với các trường hợp xung đột lợi ích xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ.
5. Kiểm soát tài sản, thu nhập
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê khai, công khai và kiểm soát bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai; quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
6. Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Xây dựng Kế hoạch để triển khai, tổ chức thực hiện với nội dung tập trung vào việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục duy trì các đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các ý kiến phản ánh về tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Xử lý kịp thời những thông tin phản ánh của doanh nghiệp, công dân về khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và hành vi gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ.
7. Phát hiện hành vi tham nhũng qua các cuộc kiểm tra, thanh tra, giám sát và giải quyết đơn phản ánh, tố cáo tham nhũng; tiếp nhận thông tin về tham nhũng
Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, các hành vi tham nhũng nói riêng.
Phân loại, theo dõi riêng đối với đơn thư, phản ánh có nội dung tố cáo liên quan đến tham nhũng ngay từ khâu tiếp nhận và quá trình giải quyết làm cơ sở để đánh giá, chấm điểm.
Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội xã…tiếp tục nâng cao khả năng phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn, kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết theo quy định khi tiếp nhận thông tin về tham nhũng và phát hiện hành vi tham nhũng qua hoạt động giám sát.
8. Xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân
Sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng; nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các đơn vị kiểm tra, điều tra chuyển nội dung kết luận vi phạm về tham nhũng của cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức để xem xét, xử lý kỷ luật hành chính đối với các cá nhân có sai phạm theo quy định. 
III. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ kế hoạch này, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức triển khai, thực hiện và đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên bàn xã và tại đơn vị. 
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các đoàn thể cấp xã lập Kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến hội viên, đoàn viên. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng định kỳ 6 tháng và hàng năm theo quy định, gửi về UBND xã (qua VP UBND xã) để tổng hợp cùng với báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng, báo cáo năm.
 3. Văn phòng - Thống kê UBND xã có trách nhiệm tham mưu UBND xã hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kế hoach trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và tham mưu giúp UBND xã xây dựng báo cáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng năm 2024. UBND xã yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trên địa bàn, Trưởng các đoàn thể, Cán bộ, Công chức Cơ quan xã triển khai thực hiện nghiêm túc./.
 
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.290.936
Truy cập hiện tại 8.009