I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án; tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân (đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo).
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân
Củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực, trong đó chú trọng đến đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Cơ quan chủ trì: UBND xã.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: năm 2024.
- Sản phẩm: hội nghị, hội thảo...
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của Đề án, qua đó, hình thành thói quen tìm hiểu, áp dụng và tuân theo pháp luật của người dân
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức phù hợp, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thông qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng (đăng tải tin, bài viết, video, hình ảnh trên Cổng/Trang Thông tin điện tử; Trang Fanpage của cơ quan, đơn vị; cấp phát tờ rơi, tờ gấp, bản tin chuyên ngành...)...về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân.
- Cơ quan chủ trì: UBND xã.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, ban nghành, đoàn thể tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: năm 2024.
3. Khảo sát nhu cầu tiếp cận pháp luật của người dân và thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở
Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng áp dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý (đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo). Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thông qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng,...
Cơ quan chủ trì: UBND xã.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức có liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2024.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm .
IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ phận Văn hoá- Xã hội –Đài truyền thanh xã thực hiện việc đưa tin, truyền thông về các văn bản quy phạm pháp luật; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc chủ động, tự giác tìm hiểu thông tin pháp luật; đẩy mạnh thông tin, truyền thông về các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
2. Bộ phận Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND huyện kết quả thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc các ban, ngành phản ánh về Bộ phận Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân xã xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.